Rau quả luẩn quẩn chờ giải cứu: áp lực bán tươi trong mùa vụ ngắn
Tin mới
12:02
Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước
11:48
Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm
10:42
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
10:27
Doanh nghiệp bất động sản cần chuẩn bị thêm kịch bản rủi ro
10:12
Chủ tịch UBND TP.HCM: Giá trị cốt lõi của nghị quyết là ‘khai thông nguồn lực’
09:26
Hoa Doanh Foods ra mắt diện mạo mới cho bộ sản phẩm Viên Hoa Doanh
15:35
Xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam
14:55
Đô thị lớn như TP.HCM không thể ‘khoác chiếc áo’ như các địa phương khác
11:41
Baidu thành lập quỹ mạo hiểm AI để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
11:37
Giá heo tăng, người chăn nuôi vẫn gặp khó
11:26
Đơn hàng giảm kéo chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đi xuống
11:22
Ngân hàng ‘quay xe’ chuyển hướng sang phân khúc cá nhân
11:06
Giai đoạn ‘lột xác’ của mặt bằng bán lẻ
10:54
Ngân hàng cấp tập xử lý nợ xấu
10:49
Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc quản lý, cung ứng điện của EVN
10:12
‘Giải cứu’ doanh nghiệp cũng phải gấp như cứu hoả
09:56
Điểm qua top 3 tác dụng nổi bật của yến sào Khánh Hòa cho trẻ em
09:50
Nước đào nha đam Tingco – hương vị mới lạ độc đáo
09:49
Những mẫu trang sức nhẫn cưới được ưa chuộng tại Ngọc Thẩm Jewelry
15:49
Hàng loạt thủy điện phải tạm ngưng phát điện
Bản tin thị trường
15:44
Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam
10:32
8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023
11:16
Các hãng xe Nhật tăng cường tuyển dụng kỹ sư phần mềm cho nhu cầu xe điện
11:13
Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới
11:06
USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh
12:16
Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
10:38
Thị phần xuất khẩu sang Mỹ mở rộng gấp đôi trong 5 năm
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Nông nghiệpXuất nhập khẩu
2023/06/08 - 2:42:16 PM

11:49 - 26/07/2022

Rau quả luẩn quẩn chờ giải cứu: áp lực bán tươi trong mùa vụ ngắn

“Cùng một loại trái cây, tại sao hàng Thái Lan có thể đi xa khắp thế giới, còn Việt Nam chỉ loanh quanh thị trường gần? Nhiều loại táo của Mỹ đều có mùa nhưng hết vụ 1 – 2 tháng họ vẫn có sản phẩm xuất khẩu còn chúng ta lại chịu áp lực bán tươi trong mùa vụ ngắn?”.

Sản lượng lớn nhưng mùa vụ rất ngắn, người dân huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chịu áp lực rất lớn khi vải thiều chủ yếu được bán tươi. Ảnh: Nguyễn Bắc.

Câu hỏi mà ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Vina T&T (TP.HCM), đặt ra cũng chính là vấn đề tồn tại suốt mấy thập niên của ngành rau quả trong nước.

Đổ bỏ hàng chục ngàn tấn rau quả

Trong vụ sản xuất từ tháng 8 năm nay kéo dài đến tháng 4 năm sau, mỗi ngày HTX tổng hợp dịch vụ Đông Cao (Hà Nội) đang đổ đi khoảng 30 – 40 tấn củ cải sứt sẹo, không đạt kích thước, mẫu mã để bán tươi. Tính ra mỗi năm, chỉ riêng HTX này thì số củ cải đổ bỏ khoảng 7.200 – 9.600 tấn. Ông Nguyễn Văn Đua, Giám đốc HTX tổng hợp dịch vụ Đông Cao, tiếc rẻ nói với chúng tôi số củ cải này hoàn toàn có thể sơ chế rồi đưa vào chế biến dạng sấy khô theo tỷ lệ cứ 30 kg củ cải tươi cho ra 1 kg củ cải khô.

“Giá củ cải khô bán trên thị trường từ 120.000 – 150.000 đồng/kg và nếu như số củ cải phải đổ bỏ được chế biến sẽ mang lại doanh thu gần 10 tỷ đồng. Chúng tôi nhìn thấy tiền tỷ rơi đấy, xót xa lắm chứ mà không làm gì được. Một mình HTX không đủ nguồn lực tài chính, không có quỹ đất đầu tư nhà máy chế biến nhưng hoàn toàn có thể trở thành đối tác cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến”, ông Đua nói.

Trên nhiều diễn đàn nông nghiệp gần đây, vải là loại trái cây được dẫn chứng điển hình về áp lực tiêu thụ do thiếu công nghệ bảo quản và tỷ lệ chế biến sâu quá thấp. Sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang năm nay ước đạt trên 180.000 tấn nhưng mùa vụ kéo dài 1,5 – 2 tháng. Mùa vải chín rộ, nông dân đi bẻ vải thâu đêm, dòng xe máy đồng loạt chở vải đến các điểm cân làm tắc nghẽn giao thông trở thành “đặc sản” ở huyện Lục Ngạn – thủ phủ trồng vải tại Bắc Giang. Cập nhật đến ngày 11/7, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết trong số trên 167.000 tấn vải được tiêu thụ thì số lượng chế biến sấy khô chỉ đạt trên 15.000 tấn (khoảng 9%). Áp lực tiêu thụ đè nặng lên vai những người nông dân trồng vải.

Gần 20 năm gắn bó với cây vải, ông Vi Thành Luân ở xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) nhiều lần chứng kiến quả vải thiều bị thương lái ép giá. Vào vụ vải, thương lái Trung Quốc luôn chiếm thế áp đảo cả về số lượng lẫn sản lượng thu mua. Giá bán vải ở các điểm cân hàng xuất đi Trung Quốc cứ lên xuống theo ngày và cứ khi nào dân chở vải ồ ạt đi bán là giá vải lại “rơi mất vài giá”. Nhiều lần bức xúc, ông Luân quyết định đầu tư hàng trăm triệu đồng để mở lò sấy vải khô.

Ông Luân cho biết, vải bán tươi là hàng loại 1, chất lượng tốt nhất và giá cao nhất nhưng số này chiếm tỷ lệ không nhiều. Vải loại 2 bán ở thị trường trong nước, vải loại 3 nếu không có lò sấy, phải đem bán tươi thì giá nào cũng phải bán. Ngược lại, nếu đưa vào chế biến thì giá trị kinh tế không thua kém hàng tươi. Các nhà vườn, HTX nếu đầu tư được lò sấy không còn lo lắng phải bán tươi bằng mọi giá hay “bán tống bán tháo” ảnh hưởng đến thị trường chung. Vải sấy xong có thể lưu kho, bảo quản bán dần quanh năm.

“Năm nay, vải nguyên liệu mua về sấy giá chỉ có 8.000 – 9.000 đồng/kg, cứ 4 kg vải tươi thì sấy ra được 1 kg vải khô, cộng chi phí nhân công, điện nữa thì tổng chi phí chế biến ra 1 kg vải khô rơi vào khoảng 38.000 – 40.000 đồng/kg. Vải sấy khô từ 45.000 – 50.000 đồng/kg thì vẫn lãi hơn vải tươi”, ông Luân cho hay.

Chế biến, bảo quản èo uột

Trực tiếp trải nghiệm áp lực căng thẳng trong mùa vải, bà Đỗ Linh Nhâm, Phó giám đốc Công ty CP xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (Bắc Giang), chia sẻ: “Vải thiều Lục Ngạn là đặc sản, rất ngon nhưng mùa vụ thì rất ngắn, làm ngày làm đêm làm sao để bán giao hàng thật nhanh vì quả vải không để lâu được và giá trị kinh tế vì thế không cao”.

Cũng theo bà Nhâm, ngoài vải tươi thì nhu cầu về vải đông lạnh, vải xoáy long (vải đã tách hạt bằng công cụ chuyên dụng – PV) chế biến đóng hộp từ các đối tác nước ngoài rất lớn mà không cách nào đáp ứng nổi vì mùa vụ vải quá ngắn. Khảo sát nhu cầu đối tác năm nay, Toàn Cầu phải bảo quản khoảng 600 tấn nhưng với năng lực hiện nay, doanh nghiệp này chỉ trữ được 300 tấn để làm vải đóng hộp cho khách quen từ nhiều năm nay. “Vải xuất khẩu tươi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong vận chuyển, kiểm dịch, chi phí logistic lớn, dễ hư hỏng nhưng trong khi sản phẩm chế biến nhu cầu lớn, đầu ra ổn định thì không có nguyên liệu để làm sau vụ”, bà Nhâm nói.

Ở phương diện khác, ông Nguyễn Đình Tùng cho biết do giá cước hàng không tăng rất cao nên năm nay số lượng vải xuất tươi không nhiều. Vì thế, doanh nghiệp này thử nghiệm công nghệ vải thiều đông lạnh khi rã đông vẫn giữ được hương vị gần như nguyên vẹn như khi ăn trái tươi. Năm đầu tiên chào hàng, các đối tác nước ngoài “chốt” mua 200 tấn.

“Người tiêu dùng ở bất cứ quốc gia nào vẫn ưa chuộng tiêu thụ sản phẩm tươi, chỉ những nơi nào không có sản phẩm tươi hoặc rất khó khăn vận chuyển buộc họ chuyển sang sản phẩm chế biến. Ngay ở VN, thu nhập của người dân chưa thể so sánh với các quốc gia phát triển nhưng nhiều người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra 400.000 – 500.000 đồng để mua 1 kg táo của Mỹ, nho của Nhật hay kiwi của New Zealand”, ông Tùng đúc kết và cho rằng bán tươi là kênh mang lại giá trị, lợi nhuận cao nhất. Nhóm sản phẩm thứ hai đưa vào sơ chế bảo quản đông lạnh, giá bán chỉ còn 40 – 50%. Nhóm sản phẩm đưa vào chế biến giá còn lại là 20 – 30%. Cách phân loại này là hài hòa và bắt buộc phải làm.

“Vấn đề nằm ở chỗ tại sao Trung Quốc nhập vải VN về rồi lại xuất đi Mỹ bán tràn lan. Trong khi VN là vùng sản xuất vải thiều rất lớn lại không thể xuất khẩu qua Mỹ với số lượng lớn được. Cùng một loại trái cây, tại sao hàng Thái Lan có thể đi xa khắp thế giới còn VN chỉ loanh quanh thị trường gần. Nhiều loại táo của Mỹ cũng thế, đều là trái tươi, có mùa vụ cả nhưng hết vụ 1 – 2 tháng họ vẫn có sản phẩm xuất khẩu”, ông Tùng đặt vấn đề và dẫn chứng: Trong các loại quả VN hiện chỉ có quả dừa bảo quản 60 – 70 ngày, nhãn đông lạnh khoảng 40 – 50 ngày, sầu riêng đông lạnh bóc múi có thể bảo quản kéo dài trên 1 năm. Những sản phẩm này có thể xuất khẩu khắp nơi trên thế giới. Đối với quả tươi xuất khẩu đi các thị trường xa như Mỹ, EU thì thời gian bảo quản tối thiểu khoảng 30 ngày. “Tất cả đều nằm ở công nghệ bảo quản”, ông Tùng khẳng định.

Thế nhưng công nghệ bảo quản, chế biến lạc hậu, quy mô nhỏ đang khiến nhiều loại trái cây, rau củ chỉ có thể bán tươi trong mùa vụ ngắn, dẫn đến nông dân, doanh nghiệp gồng mình gánh chịu áp lực tiêu thụ. Rau quả, trái cây vì thế cũng bị mất giá trị, không có lợi thế cạnh tranh.

Theo Chí Nhân – Phan Hậu/Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Giá heo hơi hơn 4 triệu đồng/tạ, người nuôi vẫn chưa dám tái đàn

Xuất khẩu tôm sang EU dự báo khả quan

Thái Lan chưa thể đưa ra dự báo về xuất khẩu gạo trong năm 2020

Giá trái cây ở ĐBSCL tăng cao

Mở rộng thị trường phân khúc gạo cao cấp

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chế biến rau quảxuất khẩu nông sản

Tin khác

Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới

Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới

Thủ tướng yêu cầu không để tình trạng ùn ứ nông sản cửa khẩu phía Bắc

Thủ tướng yêu cầu không để tình trạng ùn ứ nông sản cửa khẩu phía Bắc

Bước đột phá của ngành hàng lúa gạo

Bước đột phá của ngành hàng lúa gạo

Các thị trường lớn của nông sản Việt phục hồi

Thêm 18 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc

Việt Nam chi hơn 5 triệu USD để nhập táo Trung Quốc trong tháng 3

Giá cà phê tại Lâm Đồng tăng cao kỷ lục

ĐBSCL: Giá tôm giảm sâu, người dân lo ‘treo ao’

Chuẩn hội nhập
Một vùng trồng bưởi ở Ninh Thuận đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ

Một vùng trồng bưởi ở Ninh Thuận đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ

Xuất khẩu 15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị sang châu Âu

Xuất khẩu 15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị sang châu Âu

Doanh nghiệp xuất khẩu có thể mất thị phần vì ‘một chiếc khay nhựa’

Doanh nghiệp xuất khẩu có thể mất thị phần vì ‘một chiếc khay nhựa’

4 loại rau gia vị của Việt Nam được EU gỡ bỏ kiểm soát

4 loại rau gia vị của Việt Nam được EU gỡ bỏ kiểm soát

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới

Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới

Thủ tướng yêu cầu không để tình trạng ùn ứ nông sản cửa khẩu phía Bắc

Thủ tướng yêu cầu không để tình trạng ùn ứ nông sản cửa khẩu phía Bắc

Bước đột phá của ngành hàng lúa gạo

Bước đột phá của ngành hàng lúa gạo

Doanh nghiệp ‘vét sạch’ kho gạo để xuất khẩu

Doanh nghiệp ‘vét sạch’ kho gạo để xuất khẩu

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA