Chất cấm đến từ 'các đại lý'
Tin mới
12:07
Giải cứu bất động sản: vẫn là ‘câu chuyện dòng tiền’
11:52
Moody’s: Châu Á – Thái Bình Dương đã qua đỉnh lạm phát
11:48
Xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc phải đăng ký
20:54
Chuyến hàng khai xuân của văn phòng phẩm Thuận Nam
12:00
Thị trường khởi sắc nhưng nguy cơ vẫn còn
11:54
Vietjet kiến nghị cho phụ thu xăng dầu, bỏ giá trần để ‘tăng nội lực’
11:50
Thu hồi giấy phép của 6 thương nhân phân phối xăng dầu
10:00
TP.HCM không có bất động sản ‘tồn kho’
09:56
Thời của dầu ăn đã qua sử dụng
09:49
Đầu năm, thị trường lúa gạo, trái cây ĐBSCL sôi động
09:36
Hai xu hướng định hình hành vi người tiêu dùng Việt
09:32
ChatGPT có thể làm ai mất việc?
09:28
Đừng bỏ quên ‘mỏ vàng’ FTA thế hệ mới
09:08
Lãi suất cho vay vẫn thách thức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
16:27
Xử lý khủng hoảng kiểu Johnson & Johnson
16:19
Chính sách chiết khấu bất động sản còn hấp dẫn?
11:52
Các ngân hàng tiếp tục lãi lớn
11:48
Google, Baidu tham gia cuộc đua với ChatGPT
11:45
Việt Nam tiêu thụ gần 60 tấn vàng trong năm 2022
09:22
Fed tăng lãi suất 0,25%
Bản tin thị trường
11:57
Vàng nhẫn 24K rớt gần cả triệu đồng một lượng
12:07
Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam
11:37
Giá vàng rơi thẳng đứng trước sức ép của đồng USD
07:22
USD tự do duy trì mức thấp hơn các ngân hàng trong nhiều ngày liền
11:59
Giá bán vàng SJC giảm mạnh sau ngày Vía Thần tài
10:23
Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng
10:54
Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Nông nghiệpXuất nhập khẩu
2023/02/04 - 6:56:32 PM

09:55 - 24/09/2018

Chất cấm đến từ ‘các đại lý’

Một thực trạng đáng lo ngại là nhiều nông dân có thói quen sử dụng các loại phân, thuốc, thức ăn chăn nuôi theo sự tư vấn của các đại lý.

  • Phạt nặng hành vi sử dụng chất cấm trong chăn…
  • Đã kiểm soát được chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi
  • Nafiqad phát hiện 134 lô cá tra có chất kháng…

Bộ NN-PTNT đề xuất mức xử phạt đến 100 triệu đồng với cá nhân, 200 triệu đồng với tổ chức vi phạm về sử dụng chất cấm trong nuôi trồng thủy sản; mua bán, nhập khẩu, sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

Chất cấm được bán tràn lan

Ông Dương Văn Sẻn (ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) dù có kinh nghiệm nuôi tôm hơn chục năm nay cũng thừa nhận: Cứ đến vụ, theo từng giai đoạn ông thường ra các đại lý bán thức ăn chăn nuôi để tìm hiểu xem có loại nào mới, chất lượng tốt, hiệu quả cao để tìm mua. Mỗi đợt như thế, các đại lý lại đưa một loại khác nhau về dùng thử, nếu thấy hiệu quả sẽ tiếp tục đến khi có loại mới tốt hơn.

“Các đại lý được cấp phép, có cơ quan nhà nước quản lý chứ nông dân làm sao biết được loại nào trong hay ngoài danh mục, cái nào nên hay không nên sử dụng. Nếu họ bán thuốc không đúng phải bị cơ quan chức năng xử lý, nông dân như tôi làm sao biết được”, ông Sẻn nói.

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), kháng sinh vào ao nuôi thủy sản từ 3 đường chính: Từ các công ty nhập khẩu thuốc; người nuôi mua thuốc trực tiếp từ cửa hàng dược phẩm; và từ nhập lậu qua đường tiểu ngạch, nhưng chỉ là số ít.

Những năm gần đây, tình trạng sử dụng chất cấm trong nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu giảm nhưng vẫn còn khá phổ biến. Thống kê cho thấy: Năm 2015 có 181 lô hàng thủy hải sản bị cảnh báo an toàn thực phẩm, cao gấp 3 lần năm 2014, trong đó có 40 lô hàng bị phát hiện vi phạm và trả về; năm 2016, số lô hàng bị cảnh báo còn 128 lô; năm 2017 là 125 lô. Quý 1/2018 là 23 lô (theo tỷ lệ ước tính năm 2018 hơn 80 lô).

Xu hướng chung trên thế giới ngày càng xem trọng vấn đề an toàn thực phẩm. Các thiết bị kiểm tra, giám sát, đo đếm ngày càng hiện đại, có thể phát hiện dư lượng thuốc lên đến phần ngàn, phần triệu. Nên giảm chưa đủ mà chúng ta còn phải ngăn chặn tận gốc tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nếu muốn bán hàng ra thế giới, đặc biệt là các thị trường tiềm năng như Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Úc… mà chúng ta mất rất nhiều công sức mới đưa hàng vào được.

Chặn từ đầu vào

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho biết: Khi phát hiện tình trạng các lô hàng có dấu hiệu chất cấm hoặc an toàn vệ sinh thực phẩm vượt ngưỡng, nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp cảnh báo và tổ chức đoàn sang VN kiểm tra. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, các nước có thể cấm nhập khẩu, khi đó thiệt hại là rất lớn.

Chính vì thế, gần đây Bộ NN-PTNT đã ban hành nhiều quy định nhằm hạn chế việc mua bán, sử dụng chất cấm trong nuôi trồng thủy sản, kèm theo danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất và kinh doanh thủy sản…

Tuy nhiên, ông Sẻn cũng như nhiều người nuôi tôm ở ĐBSCL đều tỏ ra “bất lực” để nhận diện. “Tôi đã hơn 50 tuổi, mấy chục năm làm nông dân, tiếng nước ngoài không biết làm sao phân biệt được tên sản phẩm với hóa chất nào trong đó. Có nhìn mặt chữ thì cũng làm sao biết chất nào cấm hay không cấm, danh sách cập nhật ở đâu ra để tìm hiểu. Đây là phần trách nhiệm quản lý của nhà nước, loại nào không được dùng phải cấm không cho nhập khẩu. Ai nhập lậu thì xử lý theo quy định của pháp luật”, ông Sẻn nói.

Ngay cả doanh nghiệp vẫn nơm nớp lo. Đại diện một doanh nghiệp sản xuất thủy sản xuất khẩu lớn bổ sung: “Trước nay chúng tôi phải thường xuyên đầu tư, cải tiến hệ thống máy móc, giám sát chất lượng nguyên liệu đầu vào để tránh những sản phẩm có chất cấm vào nhà máy. Nhưng thật sự vẫn không thể giám sát hết được. Xử phạt một hai trăm triệu đồng không phải là quản lý. Vấn đề ở đây không phải phạt bao nhiêu, phạt như thế nào mà là cách thức quản lý. Ví dụ một hóa chất có liên quan tới những ngành khác thì phải quy định rõ mục đích sử dụng của doanh nghiệp nhập khẩu; kiểm tra hàng hóa đầu ra, đầu vào để không sử dụng sai mục đích như trường hợp chất tạo nạc trong chăn nuôi heo. Phải thật mạnh tay với anh nào nhập khẩu trái phép, phải đóng cửa rút giấy phép luôn. Vì nông nghiệp là thế mạnh của nền kinh tế và thủy sản chính là thế mạnh trong nông nghiệp”.

Phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong nuôi trồng thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt tiền từ 60 – 90 triệu đồng đối với hành vi mua bán, nhập khẩu, sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất thức ăn thủy sản… Phạt tiền từ 90 – 100 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất và mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản mà tổng giá trị các sản phẩm thức ăn vi phạm từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự… Mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi.

(Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản)

Theo Chí Nhân/Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Thuế 0%, cơ hội lớn cho cà phê Việt vào EU

Giá gạo xuất khẩu cao nhất trong gần 3 năm qua

Mưa trái mùa làm thiệt hại lúa Đông Xuân tại Hậu Giang

Cá tra lại bị ‘bôi bẩn’ ở châu Âu

Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ với phân bón DAP và MAP

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:bộ nn-ptntchất cấmthức ăn chăn nuôi

Tin khác

Xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc phải đăng ký

Xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc phải đăng ký

Tăng xuất khẩu hàng Việt sang Trung Quốc

Tăng xuất khẩu hàng Việt sang Trung Quốc

Thái Lan, thị trường nhiều triển vọng cho xuất khẩu cá tra 2023

Thái Lan, thị trường nhiều triển vọng cho xuất khẩu cá tra 2023

Trung Quốc đã cấp 2.426 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam

Bưởi da xanh bay đến Mỹ, giá hơn 500.000 đồng/kg

Xuất khẩu nông sản gần chạm mốc 50 tỷ USD

Tổ yến được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Hai ‘ông lớn’ bắt tay xuất khẩu sầu riêng thương hiệu Việt sang Trung Quốc

Chuẩn hội nhập
4 loại rau gia vị của Việt Nam được EU gỡ bỏ kiểm soát

4 loại rau gia vị của Việt Nam được EU gỡ bỏ kiểm soát

Nước bền của anh Chín Vui

Nước bền của anh Chín Vui

Nấm đùi gà và kim châm chất lượng quốc tế

Nấm đùi gà và kim châm chất lượng quốc tế

Loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ

Loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc phải đăng ký

Xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc phải đăng ký

Tăng xuất khẩu hàng Việt sang Trung Quốc

Tăng xuất khẩu hàng Việt sang Trung Quốc

Thái Lan, thị trường nhiều triển vọng cho xuất khẩu cá tra 2023

Thái Lan, thị trường nhiều triển vọng cho xuất khẩu cá tra 2023

Sầu riêng xuất khẩu tăng trưởng nóng, Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng

Sầu riêng xuất khẩu tăng trưởng nóng, Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA