Bỏ thói quen xuất gạo kiểu dân hàng xáo
Tin mới
15:18
Bất động sản hút gần 5.500 tỷ đồng vốn từ phát hành trái phiếu
15:13
Việt Nam quá chuộng đường bộ, bỏ quên đường thủy
14:54
Trung Quốc tuyên bố GDP tăng trưởng 18,3% trong quý 1
09:58
Lệnh trừng phạt siêu máy tính Trung Quốc của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
09:47
Xu hướng lên sàn ngoại gọi vốn của doanh nghiệp Việt
09:36
Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh
09:25
Fitch: Biện pháp chống dịch góp phần nâng tín nhiệm của Việt Nam
09:00
VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4
08:55
Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD
22:33
Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại
22:28
Mỹ cấm vận kinh tế, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga
15:56
Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ
15:46
ECB công bố khảo sát về đồng euro kỹ thuật số
15:35
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
15:27
Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được định giá 86 tỷ USD
15:18
Mỹ tính áp loạt lệnh trừng phạt lên Nga
15:15
Quảng Ninh lần thứ 4 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI
09:45
Các hãng công nghệ Trung Quốc được lệnh ‘học hỏi trường hợp Alibaba’
09:09
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Nông nghiệp sẽ không loay hoay trồng cây gì, nuôi con gì’
09:00
Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh
Bản tin thị trường
09:14
Năm thách thức hay bài học lớn từ kế hoạch IPO kỷ lục của Grab
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
16:43
Giới trẻ Đài Loan đổ xô đi đổi tên thành ‘Cá Hồi’ để được ăn sushi miễn phí
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Nông nghiệp 4.0Xuất nhập khẩu
2021/04/16 - 3:24:38 PM

09:23 - 27/02/2019

Bỏ thói quen xuất gạo kiểu dân hàng xáo

Xuất khẩu gạo theo kiểu dân buôn hàng xáo đã “bị bắt bài”, là từ để nói về thực trạng lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khi vụ lúa đông xuân bắt đầu thu hoạch, sản lượng trên 10 triệu tấn, trong khi gạo tồn kho quá lớn nhưng hợp đồng mới chưa thấy đâu!?

  • ‘Cần chiến lược dài hạn cho hạt gạo Đồng bằng…
  • Dự kiến tháng 3 sẽ tổ chức đấu thầu thu…
  • Bộ Tài chính bắt đầu mua lúa gạo dự trữ…

Kịch bản cũ nhưng… mới

Thị trường lúa gạo các tỉnh ĐBSCL đang có chuyển biến khá xấu. Dù các doanh nghiệp ráo riết mua tạm trữ theo chỉ đạo của Chính phủ, nhưng bài toán trữ hàng trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp bế tắc, lại đẩy người kinh doanh vào thế bất lợi. Nhìn lại tình hình xuất khẩu gạo đầu năm 2019, có thể thấy mọi chuyện vẫn bắt đầu từ thị trường Trung Quốc, vốn luôn chiếm xấp xỉ 40% thị phần xuất khẩu gạo Việt Nam. Theo hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ năm 2018 đến tận quý 1/2019, chính sách nhập khẩu của Trung Quốc dành cho Việt Nam thay đổi hoàn toàn: từ chỗ dễ dãi trong cấp hạn ngạch, kiểm tra chất lượng gạo, cho phép vận chuyển bán tiểu ngạch… đến siết lại hầu hết các quy định, trong đó có cả việc chỉ cấp giấy phép cho 21 doanh nghiệp, thay vì 152 doanh nghiệp (thành viên VFA) đều được bán gạo như trước đây.

“Mỗi năm Trung Quốc cấp hạn ngạch nhập khoảng 5 – 5,5 triệu tấn gạo và chia một nửa cho tư nhân. Chính phủ Trung Quốc nhận thấy nếu để tự do mua bán gạo tiểu ngạch với Việt Nam sẽ khó kiểm soát sản lượng, dẫn tới bể hạn ngạch, nên từ năm 2018 họ đã siết lại”, đại diện VFA thông tin, đồng thời nói: thay vì chỉ tập trung mua gạo nhiều từ Việt Nam, Trung Quốc đã tìm kiếm thêm nguồn cung cấp từ Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Pakistan…

Từ thay đổi trên, nên Trung Quốc thay vì là thị trường mua gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm năm trở lại đây (mỗi năm mua 2 – 2,2 triệu tấn, chiếm 35 – 40% thị phần xuất khẩu của Việt Nam), thì đến năm 2018 chỉ nhập 1,33 triệu tấn, chiếm chưa đến 22%. Như vậy, từ năm ngoái, cộng đồng doanh nhân xuất khẩu gạo đã lường thị trường Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính nữa, trái lại, gạo phải bảo đảm các điều kiện về giấy chứng nhận, chất lượng sản phẩm, có vùng trồng và phải đảm bảo an toàn thực phẩm.

Không chỉ Trung Quốc, hai bạn hàng truyền thống là Philippines và Indonesia cũng đang có những thay đổi trong chính sách mua gạo của Việt Nam.Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Philippines vẫn là người mua đầy tiềm năng, nhưng quốc gia này dự kiến loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu và áp dụng thuế quan đối với mặt hàng gạo. Các công ty tư nhân, từ nhiều năm nay được Chính phủ chia hạn ngạch nhập gạo, thay vì họ phải đứng ngoài các thương vụ mua gạo chỉ do Nhà nước mở thầu theo dạng tập trung cấp Chính phủ. Những thay đổi này đã khiến Việt Nam mất nhiều hợp đồng bán gạo cho Philippines, ngược lại chúng thường rơi vào tay thương nhân Thái Lan với nhiều kinh nghiệm thương thảo, có trong tay chất lượng gạo và giá bán tốt hơn. Vài năm gần đây cả Indonesia và Philippines cũng đều nỗ lực tự sản xuất để giảm lệ thuộc lương thực nhập khẩu, nên cơ hội dành cho gạo Việt Nam giảm dần.

Bán gạo kiểu hàng xáo khó tồn tại

Đến thời điểm này, lúa gạo là một trong số mặt hàng nông sản duy nhất phải “trường kỳ” giải cứu bằng hình thức mua tạm trữ.Cũng như giai đoạn 2007 – 2014, kịch bản mua tạm trữ lần này vẫn đang được các tỉnh họp bàn giải cứu là động viên doanh nghiệp mua vào, ngân hàng nới thêm tỷ lệ vay vốn cho doanh nghiệp, và hô hào giải ngân lẹ lẹ để có tiền mua lúa gạo cho nông dân.Nhưng, sức tồn trữ, sức chịu đựng lãi suất ngân hàng trong thời gian tìm đầu ra vẫn là thách thức khó vượt qua đối với doanh nghiệp.

“Thời gian tồn trữ không quá hai tháng, các bạn hàng tiêu thụ truyền thống đều biết thực trạng này. Họ chỉ cần trở quẻ là doanh nghiệp gặp rủi ro”, ông Nguyễn Văn Đôn, giám đốc công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) lo lắng. Ông Đôn cho biết, vừa qua phía Trung Quốc đã uỷ quyền cho cục Bảo vệ thực vật Việt Nam thực hiện kiểm tra lại 21 doanh nghiệp được cấp phép đủ điều kiện xuất khẩu. Tiền Giang có hai doanh nghiệp có giấy phép là công ty TNHH Việt Hưng và công ty lương thực Tiền Giang. Riêng với công ty Việt Hưng, theo ông, năm ngoái từng ký được hợp đồng xuất sang Trung Quốc 20.000 tấn gạo, còn năm nay đến giờ chưa có, nhưng trong kho vẫn còn khoảng 6.000 tấn gạo tồn và vẫn phải mua thêm 1.500 tấn dự trữ theo yêu cầu, tuy chưa biết có bán được không.

Như vậy, có thể thấy chính sách tạm trữ gạo đến bây giờ vẫn bị động, nghĩa là doanh nghiệp không có sự chuẩn bị đầu tư kho, công nghệ kho để thích ứng với thay đổi thị trường. Doanh nghiệp, đơn thuần, vẫn chỉ là những dân buôn hàng xáo, đến vụ thì vay tiền ngân hàng rồi vung ra mua nguyên liệu (gạo), đóng bao xuất khẩu, chứ chưa có chiến lược bền vững. Họ ít đầu tư vùng nguyên liệu, ít tham gia vào chuỗi chế biến. Trong khi các chuyên gia lúa gạo cho rằng, hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân xây dựng kho, dự trữ, bảo quản đảm bảo chất lượng ổn định là mục tiêu thứ ba trong bốn mắt xích quan trọng từ chọn giống, tổ chức sản xuất, tham gia chính sách, tới xúc tiến thương mại khi tham gia thị trường gạo.

GS Võ Tòng Xuân còn đề cập đến khía cạnh Việt Nam phải nhìn nhận lại chiến lược phát triển ngành gạo theo hướng tinh giản dần diện tích, tránh xa lối tư duy sản xuất quá dư thừa như hiện nay.

“Chúng ta nên tập trung vào một số loại giống thật tốt, doanh nghiệp phải cùng với nông dân tham gia trực tiếp vào sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, làm chất lượng gạo, làm thương hiệu.Còn Nhà nước phải làm công tác xúc tiến thương mại, quảng bá cho tốt thì mới giải quyết được vấn đề”, GS Võ Tòng Xuân nói.

Quyết định 3242/QĐ-BNN-CB của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy hoạch hệ thống dự trữ 4 triệu tấn lúa tại ĐBSCL gồm: Xây dựng mới 2,5 triệu tấn kho, cải tạo nâng cấp 469.000 tấn kho từ năm 2009 – 2011 tại 52 địa điểm thuộc 13 tỉnh, thành phố. Từ năm năm trước, TS Phan Hiếu Hiền, ĐH Nông lâm TP.HCM và TS Phạm Văn Tấn, viện Cơ điện nông nghiệp, đã cảnh báo việc làm kho chứa, nhưng không theo đuổi mục tiêu đầu tư công nghệ, hiện đại hoá mắt xích chế biến, tồn trữ sẽ khó thay đổi cục diện kinh doanh lúa gạo. Thậm chí, nhiều kho lúa thuộc các công ty lương thực thua lỗ, nhưng thực trạng nguồn lực 4 triệu tấn kho theo mục tiêu tạm trữ từ đầu thập niên lại chưa được kiểm tra, đánh giá lại cho đúng.

Hoàng Lan – Ngũ Lượng (theo TGTT)

Có thể bạn quan tâm

Sẽ kiểm soát chặt cá tra trước khi xuất sang Mỹ

Học cách Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines thoát thẻ vàng IUU

Giá heo hơi hơn 4 triệu đồng/tạ, người nuôi vẫn chưa dám tái đàn

Cá tra cũng đu dây sang láng giềng

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 4,4%

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chiến lược lúa gạoĐBSCLxuất khẩu gạo

Tin khác

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 4 dự báo tăng 10%

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 4 dự báo tăng 10%

Thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu ớt từ Việt Nam là không chính xác

Thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu ớt từ Việt Nam là không chính xác

Hải quan giám sát xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu

Hải quan giám sát xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm mạnh

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn, các nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu

UAE tiếp tục là thị trường tiềm năng với doanh nghiệp Việt

Giá tiêu tiếp tục tăng cao bất chấp cảnh báo từ Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu tăng vọt có bất thường?

Tiêu chuẩn
Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Liên minh vì con tôm sạch

Liên minh vì con tôm sạch

Những HTX kiểu mới và hành trình chinh phục GLOBALG.A.P. ở ĐBSCL

Những HTX kiểu mới và hành trình chinh phục GLOBALG.A.P. ở ĐBSCL

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thuỷ sản tháng 4 dự báo tăng 10%

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 4 dự báo tăng 10%

Thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu ớt từ Việt Nam là không chính xác

Thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu ớt từ Việt Nam là không chính xác

Hải quan giám sát xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu

Hải quan giám sát xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu

Giá tiêu tuột dốc sau nhiều ngày tăng sốc

Giá tiêu tuột dốc sau nhiều ngày tăng sốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA