Tiêu chuẩn & Hội nhập: Với AMRU, ngoài chất lượng còn phải số hoá
Tin mới
10:53
Báo động nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu
10:38
Vốn FDI của Mỹ đang chảy mạnh vào Việt Nam
09:52
PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan
09:38
Chứng khoán đã ‘bốc hơi’ hơn 52 tỷ USD
22:25
Bộ Tài chính thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán
22:20
Hàn Quốc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm ổn định vật giá
22:14
UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn ‘giải cứu’ 38 dự án bất động sản
16:11
Kinh tế Trung Quốc đã hạ nhiệt đáng kể trong tháng 4
16:02
Elon Musk quan tâm sản xuất pin xe điện ở Indonesia
15:57
Bình Thuận: Làng nghề nước mắm truyền thống nguy cơ ‘treo lều’
15:53
Nhiều nước châu Á áp thuế để hạ nhiệt thị trường bất động sản
15:47
Giá USD tăng sốc lên 24.000 đồng mỗi USD
10:40
Lãi suất VNĐ khó đứng yên
10:35
‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’
10:12
Nhà đầu tư nên làm gì khi cổ phiếu lỗ 50%?
09:51
Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp
13:07
‘Vua thép’ Việt Nam vào top doanh nghiệp lớn nhất thế giới
12:58
Chuỗi giảm của giá vàng khi nào sẽ kết thúc?
12:54
Elon Musk tạm hoãn thỏa thuận mua lại Twitter
12:33
Giá xăng của Việt Nam quá cao so với thu nhập của người dân
Bản tin thị trường
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
10:17
Giá dầu thế giới ngày 14/3: dầu Brent giảm về mức 110,7 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Nông nghiệpChuẩn hội nhập
2022/05/17 - 2:44:35 PM

15:41 - 24/04/2019

Tiêu chuẩn & Hội nhập: Với AMRU, ngoài chất lượng còn phải số hoá

Mấy hôm trước facebook một cậu bạn trẻ của tôi chia sẻ tin công ty AMRU Rice Group (AMRU) của Campuchia xuất khẩu gạo qua Đan Mạch, cậu đặt một câu hỏi, tôi nghĩ chắc là cho cậu, rằng khi nào đến lượt gạo Việt Nam?

  • Tiêu chuẩn & hội nhập: Sản phẩm tốt cần gì…
  • Tiêu chuẩn & hội nhập: ‘Hát xẩm’ những giấc mơ!
  • Tiêu chuẩn & hội nhập: ‘Nhẹ dạ’ nhưng đừng ‘cả…

Để trả lời được câu hỏi này, tôi thấy trước tiên nên biết AMRU đã làm điều đó như thế nào.

Nhà máy gạo làm số hoá

AMRU khởi đầu vào năm 2011 chỉ với nhà máy xay xát nhỏ.Năm 2018, họ xuất khẩu gạo tới hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới, sản lượng gần 100.000 tấn mỗi năm. Họ đã khai phá thị trường ngách cho nhãn hiệu gạo hữu cơ của Campuchia, được chứng nhận hữu cơ USDA, tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững (SRP) và Bình đẳng thương mại. Họ xây dựng mô hình kinh doanh cho hơn 66 hợp tác xã, gồm 10.000 nông hộ. Giám đốc điều hành AMRU là ông Saran Song, người đã tham gia diễn đàn An toàn thực phẩm toàn cầu do IFC tổ chức vào tháng 11/2018 tại TP.HCM, với vai trò diễn giả cho phiên đối thoại “Công nghệ đột phá – Số hoá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm”.

Tính đến thời điểm hiện tại, nếu so với các công ty dẫn đầu về lúa gạo của Việt Nam, rõ ràng AMRU còn quá trẻ cho “sự chững chạc” của mình. Dường như với AMRU, chỉ chất lượng thôi là chưa đủ, đặc biệt trong thời buổi hội nhập, sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt, thị trường quốc tế nằm trong tay các anh lớn như Thái Lan, Philippines, gần nhất là Việt Nam, và họ đã chọn số hoá. Theo chia sẻ của ông Saran Song, có quá nhiều thách thức do đặc thù sản xuất nhỏ, manh mún của lúa gạo bản xứ. Tuy nhiên ông cho rằng, số hoá là con đường phải đi, nếu muốn thị trường tin tưởng vào khả năng quản lý toàn chuỗi của AMRU, là cách họ tạo ra sự khác biệt từ nền tảng “thiếu trước, hụt sau” của một quốc gia đang phát triển.

Tôi không nghĩ số hoá hệ thống quản lý chất lượng là điều mới mẻ ở Việt Nam. Bằng chứng là một nhà máy kẹo của Hà Lan ở khu công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương từ năm 2011 đã đưa phần mềm vào quản lý, chỉ cần cho họ số lô sản phẩm cuối, họ có thể nhanh chóng truy ra ngày sản xuất, số lượng, thông tin nguyên liệu đầu vào, nhân công sử dụng.

Hay những năm 2012, 2013, tôi hỗ trợ đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật cho một nhà máy thuộc tập đoàn sản xuất phụ tùng ô tô của Nhật Bản, nhận thấy họ cũng quản lý quá trình sản xuất bằng phần mềm. Tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, người quản lý đều có thể dễ dàng truy cập số liệu để biết đến thời điểm hiện tại, có bao nhiêu vật tư đã được sử dụng, bao nhiêu sản phẩm được làm ra, bao nhiêu còn đang trên quy trình, bao nhiêu bị lỗi.

Cả hai công ty này đã số hoá thành công hệ thống quản lý chất lượng của họ và thuận lợi hoá việc kiểm soát chi phí, cải thiện hiệu suất làm việc.Đánh giá chứng nhận nhờ đó cũng nhẹ nhàng hơn.

Với công ty 100% vốn Việt Nam, tôi biết hai trường hợp, cũng vào thời điểm đó đang loay hoay số hoá, giờ có lẽ họ đã thành công. Họ là công ty tư nhân, quy mô vừa, đều ở Đồng Tháp. Người đưa số hoá vào quản lý là con trai của hai người chủ, du học ở Mỹ về. Họ chỉ nói với tôi rằng số liệu lung tung quá, khó mà quản lý. Mỗi lần đánh giá chứng nhận là y như rằng đội quản lý chất lượng phải làm cả ngày lẫn đêm, vì buộc phải “đậu” yêu cầu truy xuất. Công ty lớn một năm tiếp cả chục lượt khách hàng thăm và đánh giá, nên phải có hẳn một đội chỉ để thu xếp hồ sơ hợp lý. Họ cho như vậy là lãng phí. Trở ngại của công cuộc số hoá với họ không ở công nghệ, mà ở tâm lý e ngại sự minh bạch của các bên liên quan.

Bớt kêu ca đi, hãy nghĩ tới thế giới bên ngoài

Quay lại với các tiêu chuẩn mà AMRU đã được chứng nhận, điều làm tôi ngạc nhiên nhất là việc họ áp dụng tiêu chuẩn của diễn đàn Lúa gạo bền vững (SRP).Có thể nói, đây là tiêu chuẩn mà sự thách thức mang tính toàn diện. Phiên bản 1.0 của tiêu chuẩn này, được công bố hồi tháng 5.2015 có đưa ra các chỉ tiêu chính gồm: cải thiện đời sống, nhu cầu tiêu dùng (trọng tâm là an toàn thực phẩm), sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm biến đổi khí hậu, điều kiện lao động và phát triển xã hội (tập trung vào vấn đề trao quyền cho phụ nữ). Tiêu chuẩn này đòi hỏi sự cam kết của nhiều bên nhằm đảm bảo phát triển sản xuất gắn liền với phát triển cộng đồng. Trong khi ta còn đang loay hoay với an toàn thực phẩm thì họ đã tích hợp các vấn đề xã hội, môi trường, khoá chuỗi (bằng công nghệ số) vào hệ thống quản lý.

Tôi nghĩ đến các doanh nghiệp nhỏ Miến Điện trong chương trình xây dựng năng lực mà tôi tham gia gần đây. Cơ khí chế tạo máy không phát triển, công nghệ lạc hậu, hạ tầng quản lý chất lượng không hỗ trợ việc kiểm soát an toàn thực phẩm, ấy vậy mà tôi chưa được nghe lời kêu ca nào. Điều duy nhất họ quan tâm là giải pháp.

Khác hẳn với nhiều doanh nghiệp Việt Nam tôi từng làm việc thông qua các dự án xây dựng năng lực cạnh tranh, câu hỏi mà tôi được nghe nhiều nhất là dự án hỗ trợ được bao nhiêu, làm được tiêu chuẩn họ sẽ bán cho ai, có được giá cao hơn không.

Tôi muốn nói về cách mà doanh nghiệp chúng ta đang hội nhập. Ta nhìn ra bên ngoài, nhưng không, hoặc rất dễ dãi trong việc nhìn vào chính năng lực của ta, rằng ta sẽ sử dụng vũ khí nào để xông ra tiền tuyến, rằng điều cốt lõi nào làm ta khác biệt với trùng trùng những nhà sản xuất giống như ta, để đoan chắc rằng ta sẽ được nhà mua hàng chú ý. Lòng tin thôi chưa đủ, cần phải có bằng chứng thực và đáng tin cậy. Vậy nên, có phải ta nên dừng chăm chăm vào việc bán cho ai, bán bao nhiêu, mà cần tập trung vào trả lời các câu hỏi: ta là ai, ta đang ở đâu trong dòng chảy hội nhập, ta muốn dòng “hải lưu” này đưa ta đến đâu, và làm sao để đến được nơi ta muốn đến.

Thanh Kim (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Chuyên gia Deloitte chỉ cách lập kế hoạch kinh doanh tích hợp – IBP

Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Quy định về nông nghiệp an toàn của Ba Lan

Hỗ trợ kiểm soát dư lượng thuốc BVTV đối với nông sản nhập khẩu vào Hàn Quốc

Duyên tình bản địa

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:AMRUchuẩn hữu cơhợp tác xãnguyễn kim thanhsố hóa

Tin khác

Mô hình tôm – lúa sống khỏe ở vùng mặn

Mô hình tôm – lúa sống khỏe ở vùng mặn

Đi đường xa với ‘tiêu chuẩn’

Đi đường xa với ‘tiêu chuẩn’

Làm sản phẩm hữu cơ vào Nhật Bản không quá khó

Làm sản phẩm hữu cơ vào Nhật Bản không quá khó

Tọa đàm: ‘Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật’

Thái Lan phát triển 12 giống lúa mới để thúc đẩy xuất khẩu gạo

Bơ booth Việt Nam bán tại Úc giá 120.000 đồng/kg

Trái bưởi Việt Nam sắp được xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Thanh long Bình Thuận chính thức được Nhật Bản công nhận bảo hộ dẫn địa lý

Chuẩn hội nhập
Mô hình tôm – lúa sống khỏe ở vùng mặn

Mô hình tôm – lúa sống khỏe ở vùng mặn

Đi đường xa với ‘tiêu chuẩn’

Đi đường xa với ‘tiêu chuẩn’

Làm sản phẩm hữu cơ vào Nhật Bản không quá khó

Làm sản phẩm hữu cơ vào Nhật Bản không quá khó

Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật

Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật

Mekong Connect
‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’

‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’

ĐBSCL: Giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng cao

ĐBSCL: Giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng cao

‘Cánh đồng lớn’ có nguy cơ giữa đường đứt gánh?

‘Cánh đồng lớn’ có nguy cơ giữa đường đứt gánh?

‘Núi’ nước bất thường trên sông Mekong

‘Núi’ nước bất thường trên sông Mekong

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan

Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan

Giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 30 USD/tấn

Giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 30 USD/tấn

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 44%

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 44%

Xuất khẩu 2.000 tấn tôm hùm chính ngạch sang Trung Quốc

Xuất khẩu 2.000 tấn tôm hùm chính ngạch sang Trung Quốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA