
11:38 - 10/08/2018
Sắp có tiêu chuẩn thịt mát
Dự kiến từ cuối tháng 9/2018, lần đầu tiên Việt Nam sẽ áp dụng tiêu chuẩn quốc gia -TCVN về sử dụng thịt mát.
Sáng 10/8, nội dung dự thảo TCVN về thịt mát được đưa ra thảo luận tại TP.HCM, do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức.
Theo dự thảo, sản phẩm đạt tiêu chuẩn thịt mát phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, đó là sau khi con heo được giết mổ, làm sạch phải đưa ngay vào kho lạnh để hạ nhiệt độ xuống từ 0oC – 4oC trong thời gian từ 16-24h.
Sau đó, con heo được đưa ra pha lóc, sơ chế trong điều kiện nhiệt độ lạnh ở nhiệt độ không quá 7oC. Khi vận chuyển, bảo quản, bán lẻ tới tay người dùng phải giữ nhiệt độ 0oC đến 4oC.
Ngoài ra, dự thảo quy định rõ tiêu chuẩn đối với nguyên liệu, yêu cầu kỹ thuật tại từng công đoạn sản xuất, điều kiện bảo quản, phân phối để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Việc đưa ra tiêu chuẩn thịt mát, theo các ý kiến, sẽ tạo cơ sở pháp lý thức đẩy doanh nghiệp tham gia sản xuất thịt an toàn, chất lượng cho thị trường, đồng thời còn hướng đến xuất khẩu thịt sau này.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia còn sử dụng dạng thịt ấm (thịt tươi nóng) sau giết mổ, đây là nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm do thịt bị nhiễm vi sinh như nhiễm E.Coli, Salmonella. Trong khi đó, thịt mát được tiêu thụ tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Sử dụng thịt mát cũng là xu hướng phát triển của nền công nghiệp giết mổ, chế biến thịt, giúp hoàn thiện quy trình khép kín trong chăn nuôi.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Khuya, đại diện công ty chăn nuôi Việt-Úc, TCVN nên quy định rõ thời gian sau giết mổ để đưa vào làm mát là bao nhiêu vì đây là giai đoạn ảnh hưởng chất lượng thịt. Ngoài ra, nhiệt độ nơi giết mổ cũng phải được quy định, vì nếu nơi giết mổ có nhiệt độ cao quá cũng ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
Bà Trương minh trang, đại diện công ty Vissan nêu ý kiến TCVN phải làm rõ hơn định nghĩa thịt mát là như thế nào. Bên cạnh đó, không chỉ quy định các tiêu chuẩn sau giết mổ, việc phân phân phối thịt mát ra thị trường cũng phải được quy định bảo quản lạnh nhằm tăng thời gian sử dụng cho người tiêu dùng.
“Phần giết mổ cũng quan trọng, vì vi khuẩn thường xâm nhập ở giai đoạn này, nếu làm không kỹ thì khúc sau bảo quản không còn tác dụng”, bà Trang kiến nghị.
Đại diện công ty San Hà còn cho rằng, thịt mát muốn đạt chất lượng phải trãi qua quá trình từ nuôi con heo đến giết mổ, pha lóc, đóng gói, nên nếu hạ thấp các tiêu chuẩn trên sẽ chưa đủ để giúp miếng thịt đạt chất lượng. “Cần làm rõ yêu cầu kỹ thuật tại nơi giết mổ”, theo đại diện Công ty San Hà.
Theo số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, chăn nuôi heo hiện chiếm khoảng hơn 60% giá trị ngành chăn nuôi Việt Nam. Sản lượng thịt heo trong năm 2016đã đạt mức 3,36 triệu tấn, tăng gần 5% so với năm 2015, đứng thứ 7 trên thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Brazil và Nga.
Bảo Anh (theo TGTT)
Có thể bạn quan tâm
EVFTA có thể giúp Việt Nam trở thành cổng giao thương cho khu vực
‘Con ma’ FSMA có thực đáng sợ?
Bảo vệ nhãn hiệu thương mại cho các DN Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ
‘Visa HALAL’ cho hàng Việt đã sẵn sàng
Trao chứng nhận danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao cho 542 doanh nghiệp
Tin khác


EU công bố danh sách các tổ chức cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm từ VN

Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này