Quản lý chất lượng: PDCA đơn giản mà hiệu quả (P.1)
Tin mới
12:05
WHO: còn quá sớm để kết luận Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc
11:46
Trung Quốc thất bại mục tiêu tự cung cấp chất bán dẫn
11:25
Ông Trump nhiều khả năng ‘trắng án’ lần hai dù đảng Dân chủ muốn luận tội
11:19
Thủ tướng yêu cầu xem xét kiến nghị của Hiệp hội DN Hàng không
22:31
Miền Tây chưa kích cầu du lịch đủ mạnh, giá tour còn cao
22:22
Trung Quốc phản đối Thụy Điển loại Huawei và ZTE khỏi dự án mạng 5G
22:16
Singapore thắt chặt các biện pháp đối phó với dịch Covid-19
22:08
Bitcoin lao dốc xuống dưới 30.000 USD
22:02
Doanh nghiệp ngoại thuê người Việt đứng tên hoạt động ‘vay qua app’
21:56
TP.HCM: Lệch pha cung cầu nhà ở nghiêm trọng, nhà cao cấp chiếm 70%
15:55
Một cái Tết chưa từng có
15:46
Elon Musk tài trợ 100 triệu USD cho cuộc thi về môi trường
10:47
Khu công nghệ cao tại TP Thủ Đức đặt mục tiêu xuất khẩu 30 tỷ USD
10:29
Tết năm nay hàng Việt lên ngôi
10:17
Úc muốn nâng quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện
21:54
Bitcoin tiếp tục giảm giá mạnh
16:10
WHO trấn an về việc tiếp cận vắc xin ngừa Covid-19
15:58
Vingroup muốn mua mảng kinh doanh điện thoại của LG tại Mỹ?
15:42
Chính quyền TP Thủ Đức hoạt động từ ngày 22/1
15:36
Doanh nghiệp ‘chóng mặt’ vì các loại phí
Bản tin thị trường
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Nông nghiệp 4.0Tiêu chuẩn
2021/01/24 - 9:04:59 AM

11:05 - 30/07/2020

Quản lý chất lượng: PDCA đơn giản mà hiệu quả (P.1)

P-D-C-A là viết tắt của Plan, Do, Check, Act, do William Edwards Deming (1900 – 1993) đề xuất. Ông được xem là cha đẻ của quản lý chất lượng với triết lý 14 điểm.

  • Tại sao DN phải xây dựng và áp dụng Bộ…
  • Tiêu chuẩn mới cho doanh nghiệp và nông dân

Sau này người ta mới xác định rằng PDCA được ông truyền thụ lại cho người Nhật bắt đầu vào khoảng những năm 1947-1950 sau chiến tranh thế giới thứ II và năm 1960, William Edwards Deming trở thành người Mỹ đầu tiên nhận Huân chương Cao quý Hạng hai (Second Order of the Sacred Treasure) do Thủ tướng Nhật Bản trao tặng do những đóng góp về quản trị chất lượng giúp các nhà máy ở Nhật Bản nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm chi phí, gia tăng năng suất và tăng thị phần.

Bắt đầu thập niên 1980, tại Mỹ, ông đã giảng dạy quản lý chất lượng thông qua kiểm soát các quá trình sản xuất theo kỹ thuật thống kê cho các công ty như Ford, Xerox, General Motors và tiếp tục cho sự nghiệp cố vấn về quản lý chất lượng của ông tại Mỹ. Năm 1987, ông được Tổng thống Mỹ Reagan trao tặng Huân chương Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (National Medal of Technology) và nhiều giải thưởng danh giá khác trong suốt quá trình hoạt động khoa học và giảng dạy của ông.

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa tức là ISO mà mọi người quen miệng vẫn gọi là tiêu chuẩn ISO, tổ chức này cũng đưa PDCA vào thành lập cấu trúc cho một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý của ISO.

Kết lại, PDCA nó như là một định luật hay nói kiểu hai lúa thì nó như là xương sống và nói theo tiểu thuyết Kim Dung thì nó như là bộ “cửu dương thần công”, và nó trở thành nền tảng cho các tiêu chuẩn sau này, đó là thêm các xương sườn hay “chiêu thức” cho nó đầy đủ hơn và phù hợp với từng phạm vi của hệ thống quản lý liên quan. Thế nên phải luyện xong bộ “cửu dương thần công – PDCA” này ta mới có thể luyện thành công các bộ tiêu chuẩn khác.

Luyện P-D-C-A với cấp độ đơn giản nhưng hiệu quả.

Bước 1, luyện P: Plan – Lập Kế hoạch hay Hoạch định.

Phàm việc lớn, việc nhỏ ta đều phải có một kế hoạch cho nó; kế hoạch có thể đơn giản như là một danh sách mua hàng với tên các loại hàng hóa cùng số lượng cần của các bà mẹ thường đi chợ, siêu thị lập ra cho khỏi quên và để không bị quá sa đà vào những quầy hàng nhiều ưu đãi hấp dẫn nhưng không cần thiết; trung bình hơn là một trang giấy có kẻ các cột với các nội dung và thứ tự việc cần làm, ở đâu, lúc nào và ai làm, khi nào phải xong; cao cấp hơn một chút thì có ghi thêm điều kiện để làm như thế nào, đo lường đánh giá thế nào, ai kiểm tra, báo cáo cho ai; cao hơn nữa thì có nhận biết về các rủi ro khiến kế hoạch có thể không đạt như dự kiến ban đầu, thậm chí có thể “phá sản” kế hoạch đó thì hành động tiếp theo là gì để ứng phó với các tình huống rủi ro đã nhận biết đó; ngoài ra, bên cạnh rủi ro cũng có nhiều cơ hội có thể vận dụng để kế hoạch có thể đạt mức cao hơn mong đợi. Cuối cùng, việc lập “kế hoạch” này là để làm gì? Lẽ dĩ nhiên là để đạt được điều gì đó mà ta thường gọi là Mục đích hay Mục tiêu; nếu hỏi tiếp, đạt mục đích hay mục tiêu đó để làm gì? À! Để góp phần cho việc đạt mục tiêu chung của công ty hay là mục tiêu cao hơn sau này của tôi; vậy, đạt mục tiêu cao hơn rồi để làm gì? Đến đây, từ mục đích của mục đích, từ mục tiêu của mục tiêu, ta thấy xuất hiện “TẦM NHÌN” của tổ chức.

Phần trên ta đã biết phải lập kế hoạch để đạt được mục tiêu nào đó, nhưng tại sao lại cần phải đạt mục tiêu này mà không phải là mục tiêu kia…? Anh nghề xây dựng không lẽ có mục tiêu về sản xuất ô tô chăng? Chị chuyên may mặc lại xây dựng mục tiêu về các kiểu giày dép sao? Suy nghĩ thêm một chút ta sẽ hiểu “SỨ MỆNH” của tổ chức mình là gì và mục tiêu tất nhiên phải phù hợp với sứ mệnh hay còn gọi là nhiệm vụ của tổ chức. Vâng! Biết xây dựng mục tiêu là phải nhất quán với Sứ mệnh, nhưng tại sao lại là mục tiêu này, chỉ tiêu nọ, ở đâu ra mấy cái chỉ số đó và làm thế nào mà đạt được, cho chỉ tiêu thế khác nào bảo lên trời…? Vậy, căn cứ thuyết phục nào để ra được các mục tiêu, các chỉ số hợp lý, đủ cơ sở khoa học để tin rằng mục tiêu phù hợp và có thể đạt được hoặc chí ít cũng có thể ứng phó được với các rủi ro trong quá trình thực hiện tiến đến mục tiêu. Để có chuẩn cứ xây dựng mục tiêu và các chỉ tiêu hợp lý nhất ta hãy nghiên cứu và luyện tiếp phần sau.

Trong binh pháp Tôn Tử, có viết: “Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại”, dựa trên ý tứ của Tôn Tử mà chúng ta có: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”; từ đây ta thấy việc quan trọng trong phân tích bối cảnh và phân tích SWOT ra sao (SWOT – Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats = Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức). Vậy, phân tích bối cảnh là gì nữa? Làm thế nào để phân tích SWOT? Có nhiều bạn và một số anh chị doanh nghiệp lớn bảo rằng, phân tích này đòi hỏi phải có trình độ cao, hiểu biết rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực…; nói vậy cũng đúng, nhưng, ở cấp độ sơ cấp ta cứ phân tích theo cách đơn giản với cách hiểu của ta nào có gì sai, và quá trình thực hiện (Do), rồi kiểm tra (Check), và cải tiến (Act), ta sẽ nhận ra cần cải tiến thế nào để mỗi ngày phát triển tốt hơn.

Phân tích SWOT là tìm hiểu mình và tìm hiểu người qua các khía cạnh: Tài chính – Khách hàng – Quá trình nội bộ – Đào tạo và Phát triển; với mỗi khía cạnh ta cứ chia cột rồi tìm những điểm nổi bật nhất mà mình có thể nhận biết(bao gồm sự tham gia của các cấp quản lý trong tổ chức) trong thời điểm hiện tại để ghi vào và lưu ý nên có khoảng 3 – 5 điểm cho mỗi mục thôi để tập trung tốt hơn; từ đây, khi phân tích bối cảnh ta sẽ tìm cách khắc phục điểm yếu hoặc tránh, phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội và có thể ứng phó với thách thức để có cơ may nhảy vọt.

Phân tích bối cảnh là tìm hiểu người và để xác định những mong đợi mà các bên quan tâm liên quan muốn. Bối cảnh bắt đầu từ những yêu cầu pháp lý mà tổ chức phải tuân thủ, chấp hành; các cơ quan ban ngành quản lý của địa phương có mối tương quan đối với tổ chức; các tổ chức khác có quan hệ bao gồm nhà cung cấp, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng và các bên quan tâm liên quan theo các khía cạnh “Tài chính – Khách hàng – Quá trình nội bộ – Đào tạo & Phát triển”. Khi lập bảng phân tích, cần chia cột để ghi nhận theo các chủ đề: vấn đề bên ngoài, vấn đềbên trong (bên quan tâm liên quan); sự mong đợi (mong muốn của bên quan tâm); sự không chắc chắn (rủi ro không đạt như mong muốn); đánh giá mức độ rủi ro và giải thích tóm tắt kết quả đánh giá (= khả năng hay xác suất xảy ra x mức độ ảnh hưởng = cao, trung bình, thấp. Bước đầu có thể xác định bằng cảm tính để có cơ sở lập kế hoạch ứng phó hợp lý; quá trình thực hiện, kiểm tra và cải tiến ta sẽ lập ma trận phân tích mức độ rủi ro để xác định mức độ chính xác hơn); cuối cùng là cơ hội và các thách thức đối với vấn đề đang phân tích.

Xác định mục tiêu: để phát huy điểm mạnh; để khắc phục điểm yếu; để ứng phó với các rủi ro đã xác định ở mức cao hay trung bình. Mục tiêu cần tập trung (không nên có quá nhiều mục tiêu) và nhớ mục tiêu phải đủ tính SMART: Specific – Cụ thể; Measurable – Đo lường được; Achievable – Có thể đạt được; Realistic – Thực tế; Time-Bound – Có thời hạn.

Có mục tiêu thì phải lập kế hoạch để thực hiện (PLAN): lập Kế hoạch luôn nhớ: việc cần làm và tại sao phải làm nó (What & Why); ở đâu và khi nào (Where & When); ai làm và ai kiểm (Who); làm như thế nào và các hỗ trợ (How); cuối cùng là thời hạn hoàn thành, cách đánh giá,đo lường & cách báo cáo. Và luôn nhớ kế hoạch cần có đủ: 5M + 1E + 1I; Man – Con người; Machine – Thiết bị; Materials – Nguyên vật liệu; Method – Phương pháp; Management – Quản lý; Environment – Môi trường (môi trường bị ảnh hưởng & môi trường để làm việc); Information – Thông tin (thông tin chuẩn xác, cần thiết và kịp thời).

Cuối cùng, hãy thực hiện là làm đi, đừng sợ sai, không lo chưa chuẩn xác… có làm mới thấy điều cần cải tiến rồi mới khá lên và lớn mạnh từng ngày.

Ví dụ ma trận xác định Mức độ rủi ro = Khả năng xảy ra x Hệ quả.

Nếu kết quả đánh giá ở mức 8 – 16 thì phải có kế hoạch ứng phó với rủi ro.

Bùi Phước Hòa (theo TGHN)

—————-

Kỳ sau: Luyện Do – Check – Act

Có thể bạn quan tâm

70 tuổi vẫn ‘máu lửa’ với phòng lab rơm rạ

Đẩy mạnh kết nối thị trường và đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hàng Việt

Vì sao hàng hóa có tỷ lệ nội địa 30% sẽ được ghi ‘made in Vietnam’?

Cảnh báo DN xuất khẩu gạo sang Mỹ kiểm soát dư lượng thuốc BVTV

Quả chuối, xấp bánh tráng cũng cần minh bạch

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:pdcaquản lý chất lượngWilliam Edwards Deming

Tin khác

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Ưu đãi thuế theo Hiệp định EVFTA sẽ được hồi tố khi có biểu thuế mới

Ưu đãi thuế theo Hiệp định EVFTA sẽ được hồi tố khi có biểu thuế mới

Bản tin hội nhập số 113

Bản tin hội nhập số 113

Quản lý chất lượng: PDCA đơn giản mà hiệu quả (P.1)

EU công bố quy định mới về các sản phẩm tổng hợp có nguồn gốc động thực vật

Tại sao DN phải xây dựng và áp dụng Bộ tiêu chí HVNCLC-Chuẩn hội nhập?

Đề nghị EC sớm gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ cho thủy sản của Việt Nam

Thêm 24 DN đạt chứng nhận HVNCLC- Chuẩn hội nhập

Tiêu chuẩn
Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Ưu đãi thuế theo Hiệp định EVFTA sẽ được hồi tố khi có biểu thuế mới

Ưu đãi thuế theo Hiệp định EVFTA sẽ được hồi tố khi có biểu thuế mới

Bản tin hội nhập số 113

Bản tin hội nhập số 113

Quản lý chất lượng: PDCA đơn giản mà hiệu quả (P.2)

Quản lý chất lượng: PDCA đơn giản mà hiệu quả (P.2)

Xuất nhập khẩu
Nông sản xuất khẩu sẽ tăng mạnh nhờ tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người

Nông sản xuất khẩu sẽ tăng mạnh nhờ tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người

Xuất khẩu lô gạo đầu tiên năm 2021 sang Singapore và Malaysia

Xuất khẩu lô gạo đầu tiên năm 2021 sang Singapore và Malaysia

‘Siết kiểm soát’ vận chuyển heo lậu qua biên giới

‘Siết kiểm soát’ vận chuyển heo lậu qua biên giới

Thêm 2 công ty sữa Việt được cấp mã xuất khẩu sang Trung Quốc

Thêm 2 công ty sữa Việt được cấp mã xuất khẩu sang Trung Quốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA