Nông sản Việt: bay trên đôi cánh tiêu chuẩn
Tin mới
12:31
Cuộc chiến Mỹ-Trung trên thị trường chứng khoán
12:28
Tỷ phú Elon Musk bán 6,9 tỷ USD cổ phiếu Tesla
12:22
Sẽ cấm mua hộ vé số?
12:17
TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý
12:14
USD giảm giá rất mạnh, vàng vẫn ‘bốc hơi’
12:10
Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh
12:05
‘Cấm cửa’ than Nga, EU đối mặt thách thức gia tăng
11:58
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị
09:53
Giá xăng sẽ xuống 24.000 đồng/lít?
09:46
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư
09:38
Giá nhà khu Đông TP.HCM biến động theo hạ tầng
09:34
Ngân hàng tăng lãi suất để hút tiền gửi
12:00
Cựu CEO Grab giữ chức Giám đốc quốc gia Apple tại Việt Nam
11:57
An ninh Đài Loan muốn công ty Foxconn rút hợp đồng với Trung Quốc
11:53
Một công ty Thái Lan bị xử phạt vì mua ‘chui’ cổ phiếu tại Việt Nam
11:48
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia
11:45
Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng
11:43
Mỹ kết luận sơ bộ vụ điều tra chống bán phá giá với gỗ dán Việt Nam
11:31
Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu
11:27
Nhà xuất khẩu châu Á gặp khó
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Nông nghiệpChuẩn hội nhập
2022/08/11 - 9:24:18 PM

09:38 - 07/12/2021

Nông sản Việt: bay trên đôi cánh tiêu chuẩn

Vừa mới xuất khẩu hơn 20 tấn vú sữa sang thị trường Mỹ, ông Trần Quang Chiến, Chủ tịch HĐQT hợp tác xã (HTX) Vườn cây ăn trái Trường Khương A (Cần Thơ), vui mừng nói: “Hiện HTX có 45 thành viên, trong đó có 12 xã viên tổ chức sản xuất 17ha theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Đây cũng là năm thứ 2, HTX xuất khẩu thành công sang Mỹ”.

Để sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu, nông dân thường phải đầu tư công nghệ, vật tư nông nghiệp, túi bọc sản phẩm.

Sản xuất GlobalGAP phải đầu tư công nghệ, sử dụng phân bón hữu cơ nhưng bù lại sẽ giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật. So với sản xuất bình thường, chi phí sản xuất tiêu chuẩn GlobalGAP thấp hơn nhưng doanh thu cao hơn khoảng 30%.

Bên cạnh đó, sản xuất GlobalGAP giúp hệ sinh thái môi trường được tái tạo, hạn chế được rủi ro bệnh tật cho cây trồng. Không chỉ vậy, lợi thế “kép” là xây dựng được thương hiệu xuất khẩu và giá bán cao.

Tương tự, ngay cả trong đại dịch Covid-19, sầu riêng trồng theo tiêu chuẩn VietGap cũng đã liên tiếp xuất sang thị trường EU bằng đường hàng không. Ông Phan Thanh Bút, Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu Vạn Vạn Lợi tâm sự, sản phẩm trồng theo tiêu chuẩn VietGap bán rất tốt, có bao nhiêu xuất hết bấy nhiêu. Nếu nông dân trồng VietGap thì doanh nghiệp sẽ bao tiêu hết sản phẩm của vườn, mua giá cao.

“So với sản xuất truyền thống, sản phẩm VietGap bán thị trường trong nước có giá thành tăng 10%-15%, còn xuất khẩu tăng 35%”, ông Phan Thanh Bút cho biết.

Bên cạnh vú sữa, sầu riêng, quy trình trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP cũng đang được các cơ quan chức năng tập huấn cho nông dân ở nhiều địa phương như Bình Thuận, Đồng Nai và một số tỉnh ĐBSCL.

“Sau khi hay tin các nước tăng cường kiểm soát nông sản, chúng tôi đã triển khai các tiêu chuẩn đến nông dân. Không chỉ nhắm đến thị trường xuất khẩu, ngay cả thị trường trong nước cũng đang khắt khe hơn với nông sản”, ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An, nhấn mạnh.

Đổi mới để tồn tại

Việc hội nhập sâu rộng đã giúp nông sản Việt Nam có rất nhiều cơ hội đến các thị trường mới. Chẳng hạn, EU nhập khoảng 35 tỷ EUR nông sản mỗi năm, trong khi Việt Nam chỉ mới xuất sang khoảng 130 triệu EUR, nên thị trường này còn rất lớn. Hay như trung bình mỗi năm Mỹ nhập khẩu 146 tỷ USD nông sản, trong đó Việt Nam xuất khẩu 2,1 tỷ USD sang Mỹ (bao gồm gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ).

Tuy nhiên, cũng giống như Trung Quốc, EU vừa ban hành những quy định liên quan tới việc tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu vào thị trường này, tương lai sẽ hướng tới sản phẩm thân thiện môi trường. Do vậy, ngành nông sản Việt Nam bắt buộc phải đổi mới.

Thống kê từ Bộ NN-PTNT, Việt Nam mới chỉ có 1.700/18.000 HTX sản theo đạt tiêu chuẩn GAP, đây là tiêu chuẩn “sạch”, có thể bán trên toàn cầu. Bà Trần Thị Oanh Yến, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, đánh giá, khó khăn đầu tiên là diện tích sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không thể quy tụ để tạo thành “cánh đồng mẫu lớn”.

Cùng với đó, chi phí cho công nghệ để sản xuất sạch vẫn còn rất cao nên nông dân không thể tự đầu tư một lần. Do đó, nông dân cần phải tham gia HTX để liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu tạo thành chuỗi mắt xích.

Đối với nhà nước, cần hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng tích tụ đất đai để sản xuất với quy mô lớn, thay đổi chính sách khuyến khích đầu tư máy móc, công nghệ; đặc biệt, xây dựng chính sách vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, nhà nước cũng cần có thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, dự báo kịp thời.

Một vấn đề lo lắng cho sản xuất nông sản hiện nay là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép. Theo thống kê, trung bình nông dân sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật là 8,3kg/ha, cao hơn rất nhiều so với các nước ASEAN, chỉ 2,1kg/ha.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, cho rằng, Việt Nam phải từng bước thay đổi, điều chỉnh quy trình sản xuất, áp dụng quy trình thực hành tốt để đáp ứng được các thị trường yêu cầu cao. Để thực hiện được vấn đề này, nhà nước cần có chính sách, chiến lược, liên kết vùng, các bộ ngành cùng hỗ trợ từ khoa học kỹ thuật, vốn, thuế, quản lý phun thuốc… và cần phải thực hiện đồng bộ mới mang lại hiệu quả.

Dưới góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước, TS Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTNT), cho biết, hiện bộ đang hoàn thiện Chiến lược phát triển nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, sẽ chuyển từ sản xuất theo số lượng sang nâng cao chất lượng, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với biến đổi khí hậu để lựa chọn phát triển các sản phẩm phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương, từng vùng và cả nước. Giải pháp đề ra, phải tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, tiết kiệm vật tư để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, hướng tới nền nông nghiệp an toàn, thân thiện với môi trường.

Tiếp đó, việc tổ chức sản xuất phải chuyển từ “chuỗi liên kết cung ứng nông sản” sang phát triển “chuỗi liên kết giá trị”, chuyển từ mục tiêu “hỗ trợ kinh tế hộ” sang mục tiêu “hỗ trợ kinh tế tập thể” để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp và hình thức hợp tác khác.

Theo Thanh Hải/SGGP

Có thể bạn quan tâm

Phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn để gạo Việt thành công tại EU

Vải thiều Việt Nam được chào bán tại 350 siêu thị AEON ở Nhật Bản

TS Nguyễn Thanh Mỹ: Nuôi tôm tầng nước, bán tôm ba tầng

Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Vào thị trường Trung Đông doanh nghiệp phải hiểu Chứng nhận Halal

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chuỗi sản xuấtnông sản Việttiêu chuẩn

Tin khác

Phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn để gạo Việt thành công tại EU

Phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn để gạo Việt thành công tại EU

Điều kiện ngặt nghèo Trung Quốc quy định để nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam

Điều kiện ngặt nghèo Trung Quốc quy định để nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam

Cảnh báo vi phạm dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá quy định của EU

Cảnh báo vi phạm dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá quy định của EU

Uống cà phê, mặc cà phê

Có tiêu chuẩn Halal, vải thiều sẽ có cơ hội lớn vào thị trường Ả Rập, Trung Đông

19 nhà máy chế biến cá tra được FSIS công nhận xuất khẩu vào Mỹ

Mô hình tôm – lúa sống khỏe ở vùng mặn

Đi đường xa với ‘tiêu chuẩn’

Chuẩn hội nhập
Phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn để gạo Việt thành công tại EU

Phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn để gạo Việt thành công tại EU

Điều kiện ngặt nghèo Trung Quốc quy định để nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam

Điều kiện ngặt nghèo Trung Quốc quy định để nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam

Cảnh báo vi phạm dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá quy định của EU

Cảnh báo vi phạm dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá quy định của EU

Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản

Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản

Mekong Connect
Khắc khoải cùng châu thổ miền Tây

Khắc khoải cùng châu thổ miền Tây

Tình trạng di cư, nghèo là thách thức cho ĐBSCL

Tình trạng di cư, nghèo là thách thức cho ĐBSCL

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Vì sao ĐBSCL sạt lở ngày càng nghiêm trọng?

Vì sao ĐBSCL sạt lở ngày càng nghiêm trọng?

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia

Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia

Giá xuất khẩu cá tra tăng mạnh, người nuôi vẫn ‘treo ao’ vì sợ lỗ

Giá xuất khẩu cá tra tăng mạnh, người nuôi vẫn ‘treo ao’ vì sợ lỗ

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giảm mạnh trong 2 tháng qua

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giảm mạnh trong 2 tháng qua

Lạm phát châu Âu ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Lạm phát châu Âu ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA