08:32 - 21/11/2018
Mở đường khai thác thị trường 2 tỷ dân Hồi giáo
Các nước hồi giáo được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng, nhưng xem ra các doanh nghiệp Việt Nam còn bỏ ngỏ.
Tính đến thời điểm hiện nay thì dân số Hồi giáo chiếm khoảng 25% toàn thế giới. Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam xuất khẩu qua thị trường này.
Nhưng để thâm nhập vào thị trường này, sản phẩm của doanh nghiệp phải có chứng nhận Halal.
Là doanh nghiệp có các sản phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường, trong đó có thị trường cho người hồi giáo, ông Trần Phan Tế, TGĐ công ty Cổ phần Lai Phú cho biết: Để đạt được chứng chỉ Halal doanh nghiệp phải trải qua giai đoạn kiểm tra thực tế, quy trình về nguồn nguyên liệu phải truy xuất được nguồn gốc, kiểm soát trong vấn đề vận chuyển… nhằm đảm bảo an toàn trong cả chuỗi quá trình sản xuất.
Sản phẩm của Lai Phú cũng có một số dòng sản phẩm được cộng đồng người hồi giáo ở khu vực và ở một số nơi như Nigeria, khu vực Trung Đông.
“Khi làm những sản phẩm thì phải đảm bảo là không có haram (không hợp pháp), tức là không có những nguyên liệu không được phép sử dụng đối với người hồi giáo”, ông Tế nói.
Tuy nhiên, theo ông Trần Phan Tế, sản phẩm Việt Nam cần phải nghiên cứu, tập trung hơn về khẩu vị để phù hợp với người hồi giáo.
Đánh giá về tiêu chuẩn HALAL, ông Tế cho rằng, nếu như chứng nhận BRC hay HACCP thiên nhiều hơn về quy trình sản xuất, kiểm soát những rủi ro, thì HALAL chủ yếu tập trung vào những phần về nguyên liệu được phép sử dụng, cũng như quy trình sản xuất về HALAL phải tách biệt với quy trình không sản xuất HALAL.
Nhưng để thâm nhập vào thị trường này, sản phẩm của doanh nghiệp phải có chứng nhận Halal.
Là doanh nghiệp có các sản phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường, trong đó có thị trường cho người hồi giáo, ông Trần Phan Tế, TGĐ công ty Cổ phần Lai Phú cho biết: Để đạt được chứng chỉ Halal doanh nghiệp phải trải qua giai đoạn kiểm tra thực tế, quy trình về nguồn nguyên liệu phải truy xuất được nguồn gốc, kiểm soát trong vấn đề vận chuyển… nhằm đảm bảo an toàn trong cả chuỗi quá trình sản xuất.
Sản phẩm của Lai Phú cũng có một số dòng sản phẩm được cộng đồng người hồi giáo ở khu vực và ở một số nơi như Nigeria, khu vực Trung Đông.
“Khi làm những sản phẩm thì phải đảm bảo là không có haram (không hợp pháp), tức là không có những nguyên liệu không được phép sử dụng đối với người hồi giáo”, ông Tế nói.
Tuy nhiên, theo ông Trần Phan Tế, sản phẩm Việt Nam cần phải nghiên cứu, tập trung hơn về khẩu vị để phù hợp với người hồi giáo.
Đánh giá về tiêu chuẩn HALAL, ông Tế cho rằng, nếu như chứng nhận BRC hay HACCP thiên nhiều hơn về quy trình sản xuất, kiểm soát những rủi ro, thì HALAL chủ yếu tập trung vào những phần về nguyên liệu được phép sử dụng, cũng như quy trình sản xuất về HALAL phải tách biệt với quy trình không sản xuất HALAL.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Trà My, Trợ lý kỹ thuật Văn phòng chứng nhận HALAL HCA tại Việt Nam cho hay, cách đây khoảng 2 – 3 năm, chứng chỉ HALAL chưa thực sự nổi bật, sau khi Việt Nam tham gia các diễn đàn khu vực, thế giới, doanh nghiệp bắt đầu để ý đến chứng chỉ HALAL.
“Điều này xuất phát chủ yếu do yêu cầu từ người mua hàng là người hồi giáo, nếu không có logo HALAL họ sẽ không quan tâm đến sản phẩm”
Nên khi sản phẩm được gắn logo HALAL tức là cơ hội cho sản phẩm sẽ tăng lên rất nhiều.
Bà Trà My chia sẻ thêm, đối với những sản phẩm thủy sản, doanh nghiệp Việt Nam không phải thay đổi nhiều, vì thủy sản được phân loại là sản phẩm có nguy cơ thấp trong HALAL bởi không phối trộn nhiều chất phụ gia.
Còn đối với các loại hình khác, doanh nghiệp phải thay đổi một số hoạt động, nhất là phần nguyên liệu… để làm sao phù hợp với yêu cầu của HALAL.
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, việc tham dự các hội chợ thực phẩm thế giới sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc tìm ra xu hướng tiêu dùng của người hồi giáo, cũng như học hỏi để làm sản phẩm HALAL được tốt hơn.
Việc đạt được chứng chỉ HALAL không chỉ giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc xuất khẩu vào thị trường hồi giáo, mà còn mở ra cơ hội xuất khẩu vào nhiều thị trường khác, do đây là xu hướng tiêu thụ thực phẩm của người tiêu dùng trên thế giới trong tương lai.
Trong đó, khu vực ASEAN, ước tính có khoảng 300 triệu người hồi giáo, do đó, nhu cầu thực phẩm và sản phẩm HALAL ngày một tăng, do người tiêu dùng đạo Hồi đã tạo ra một nhu cầu mang tính tín ngưỡng đối với thực phẩm và sản phẩm Halal. Nên đây sẽ là cơ hội không nhỏ cho các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường khu vực và thế giới.
Theo các chuyên gia, giá trị trao đổi thương mại toàn cầu tính riêng cho nhóm hàng thực phẩm HALAL đạt khoảng 660 tỷ USD. Trong đó, trung tâm của việc tiêu thụ này nằm ở Trung và Nam Á, với số tiền chi ra cho thực phẩm Halal khoảng 175 tỷ USD. Kế đến là khu vực châu phi chi khoảng 115 tỷ USD, Trung Đông chi khoảng 111 tỷ USD, Đông Nam Á, chi khoảng 95 tỷ USD.
Theo BSA
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này