Living Lab và lợi ích của doanh nghiệp
Tin mới
09:49
Doanh nghiệp địa ốc: kỳ vọng và lo lắng
09:40
Tại sao Huawei lại chuyển sang nuôi heo công nghệ cao?
09:22
Giá ô tô tại Việt Nam sẽ ngày càng rẻ hơn?
22:32
Tỷ phú Warren Buffett tin tưởng vào triển vọng kinh tế Mỹ
22:00
Chỉ còn 1 người Việt trong ban lãnh đạo Sabeco
16:25
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Anh tăng mạnh
16:02
2 tháng đầu năm 33.000 doanh nghiệp rời thị trường
15:39
ByteDance lấn sân mảng giáo dục trực tuyến
15:28
Mỹ kêu gọi giới đại học ‘bảo vệ nghiên cứu công nghệ’
15:22
Ngành cá tra lại đối mặt thiếu nguồn cung cục bộ
15:17
Đầu tư của Trung Quốc vào Úc giảm gần 2/3
09:40
Vắc xin chưa thể cứu ngành du lịch?
09:35
CPI tháng 2 của TP.HCM tăng 1,19%
09:31
Đập Tam Hiệp góp phần ‘khai tử’ sông Dương Tử
09:25
Ông Trump tuyên bố mình là linh hồn và tương lai của đảng Cộng hòa
12:49
Giá vàng miếng SJC đắt hơn thế giới ở mức kỷ lục
12:28
Thương mại điện tử giúp Indonesia chống đỡ cú sốc kinh tế hậu Covid-19
12:11
Hai tỷ phú Hàn Quốc cho đi phân nửa tài sản làm từ thiện
11:52
Xiaomi tính mở nhà máy sản xuất smartphone tại Hải Phòng
22:10
Trung Quốc tiếp tục miễn trừ thuế với một số loại hàng hóa Mỹ
Bản tin thị trường
09:45
Mỹ giữ vững vị trí bạn hàng lớn nhất của nông sản Việt
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Nông nghiệp 4.0Tiêu chuẩn
2021/03/02 - 11:36:09 AM

08:27 - 09/08/2019

Living Lab và lợi ích của doanh nghiệp

Đây là chương trình đòi hỏi sự tham gia của các bên liên quan: cơ quan quản lý nhà nước/chính phủ, các viện, trường (đại diện cho giới nghiên cứu), khối tư nhân (doanh nghiệp) và cộng đồng.

  • Sự tinh tế của người châu Âu
  • 70 tuổi vẫn ‘máu lửa’ với phòng lab rơm rạ

Mục tiêu là tìm kiếm và thực nghiệm (lab) các giải pháp cho những vấn đề hiện hữu (living).

Ngày 15/7 vừa qua, đại học An Giang cùng các đối tác gồm trường đại học Khoa học ứng dụng Van Hall Larenstein, Hogeschool Zeeland (Hà Lan), trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu của đại học Quốc gia TP.HCM và các bên liên quan, chính thức khởi động cuộc thảo luận đầu tiên nhằm thúc đẩy chương trình Living Lab. Giải pháp đưa ra phải dựa trên các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn, gồm: giảm nhẹ hoặc loại bỏ chất thải/ô nhiễm, tái chế/tái sử dụng vật tư hữu cơ và tái sinh các hệ thống tự nhiên (đất, nước, đại dương, rừng). Bài viết này nhằm làm rõ nghi vấn liệu doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ việc tham gia vào chương trình Living Lab.

Bài học từ Indonesia

Đầu tiên, điều kiện cần để có một Living Lab là có vấn đề cấp thiết hiện hữu do các bên cùng “tạo ra”, nói khác đi là sự thất bại của các bên trong giải quyết vấn đề hiện hữu. Một ví dụ cho định nghĩa này là Citatrum, con sông dài và lớn nhất ở Tây Java, Indonesia được cho là giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân Tây Java, vì nó hỗ trợ nông nghiệp, cung cấp nước, khai thác thuỷ sản, công nghiệp, thoát nước và điện. Thế nhưng nó lại trong danh sách những con sông ô nhiễm nhất thế giới! Người ta đã làm gì với nó: 5 triệu dân trong lưu vực sông này đều đặn “đóng góp” rác thải và chất thải sinh hoạt, ước tính có tới 500,000 mét khối rác được vứt ra sông mỗi năm; xả thải từ khoảng 2.000 nhà máy, đặc biệt là các nhà máy dệt may, nguyên nhân chính của chất thải độc hại gồm chì, thuỷ ngân, arsenic và những chất độc hại khác làm ô nhiễm trên 5.000 dặm vuông. Ước tính Indonesia sẽ cần đến 4 tỷ đô la Mỹ và mất 15 năm để có thể giải quyết vấn đề này.Đây là thất bại của chính phủ trong quản lý chất thải và tham nhũng, của tất cả các bên liên quan trong vấn đề hợp tác.

Đến Việt Nam

Tuy nhiên, như đã đề cập từ lúc bắt đầu, vấn đề chung hay Living Lab, thì có ảnh hưởng gì đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp? Giờ không nói chuyện Indonesia, mà nói chuyện Việt Nam, ở tại đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo của các tổ chức hoạt động vì môi trường cho thấy hạ lưu sông Mekong đang gánh một gánh đáng kể thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác. Thế nên, khi mua nông sản từ Việt Nam, nhà mua hàng nước ngoài rất để tâm tới các chương trình kiểm soát dư lượng của doanh nghiệp, kể cả kiểm tra dioxin, dư lượng thuốc BVTV trong thuỷ sản nuôi (được cho là buồn cười, vì người nuôi đâu sử dụng mấy thứ này). Nhà sản xuất cũng nhiều phen điêu đứng, do nông sản phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép (khi cơ quan chức năng của nước nhập khẩu lấy mẫu kiểm tra). Hay lúa hữu cơ bị phát hiện thuốc BVTV ở dạng vết, oan như oan Thị Kính, chỉ vì nguồn nước tưới nội đồng dùng chung. Như vậy, vấn đề dư lượng thuốc BVTV trong nước rõ ràng đã ảnh hưởng đến uy tín và và gây quan ngại về khả năng cung ứng nông sản an toàn của doanh nghiệp.

Tình hình trầm trọng hơn khi giới chuyên môn dự báo rằng năm 2019, mực nước hạ lưu sông Mekong thấp nhất trong lịch sử.Điều này đồng nghĩa với việc nước không đủ cho sản xuất nông nghiệp, xâm mặn sẽ vào đất liền sâu hơn, thiếu hụt nguồn cung ứng ổn định cho doanh nghiệp ngành nông sản là điều không thể tránh khỏi.

Nguồn nước ô nhiễm, hạn hán, xâm mặn là những vấn đề nổi cộm mà đa số cư dân miền Tây có thể thấy được rõ ràng. Cộng đồng là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, vì các vấn đề này liên quan trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày và sinh kế của họ.Tuy nhiên, phần lớn trong số họ có thể cảm thấy bất lực, một số sẽ tự lừa phỉnh rằng trước sau gì Nhà nước cũng sẽ giải quyết được các vấn đề đó.Người ta không trông mong vào giới nghiên cứu, vì cho rằng các viện trường nghiên cứu các vấn đề đâu đâu, không thực tế.

Tuy nhiên, vấn đề có thể sẽ được giải quyết nếu doanh nghiệp nghĩ như vầy: chúng tôi cần nguồn cung cấp ổn định, an toàn, vì vậy, chúng tôi sẽ nói chuyện với viện trường về các giải pháp khoa học, sẽ kêu gọi cộng đồng phối hợp triển khai các giải pháp mà giới nghiên cứu đề xuất, Chính phủ và chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ các nguồn lực và chính sách, để có thể giải quyết vấn đề tận gốc rễ. Một số chương trình Living Lab đã thành công ở châu Âu, có thể kể đến: công nghệ nhuộm vải không cần nước (ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước); thu hồi phốt pho từ các bể xử lý nước thải; tạo các khoảng không gian cho “nước nghỉ” để giảm nhẹ thiệt hại do lũ.

Cuối cùng, có thể nói rằng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đóng vai trò tích cực trong việc khởi xướng các chương trình Living Lab, vừa giúp giải quyết bài toán đảm bảo nguồn cung, vừa giúp cộng đồng có được môi trường sống tốt và tạo được sinh kế ổn định hơn, đôi bên cùng có lợi là như vậy.

Kim Thanh (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng KH&CN Trần Văn Tùng: Giúp nông dân và DN có sản phẩm đạt chuẩn chất

Điều cần biết về phòng vệ thương mại EU

Các quy định khi xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc

CPTPP: Doanh nghiệp cần thận trọng với Hợp đồng kinh doanh quốc tế

Cứ mơ lớn, nhưng đừng bay quá cao!

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Living Labnguyễn kim thanh

Tin khác

Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Liên minh vì con tôm sạch

Liên minh vì con tôm sạch

Những HTX kiểu mới và hành trình chinh phục GLOBALG.A.P. ở ĐBSCL

Những HTX kiểu mới và hành trình chinh phục GLOBALG.A.P. ở ĐBSCL

Ưu đãi thuế theo Hiệp định EVFTA sẽ được hồi tố khi có biểu thuế mới

Bản tin hội nhập số 113

Quản lý chất lượng: PDCA đơn giản mà hiệu quả (P.2)

Quản lý chất lượng: PDCA đơn giản mà hiệu quả (P.1)

EU công bố quy định mới về các sản phẩm tổng hợp có nguồn gốc động thực vật

Tiêu chuẩn
Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Liên minh vì con tôm sạch

Liên minh vì con tôm sạch

Những HTX kiểu mới và hành trình chinh phục GLOBALG.A.P. ở ĐBSCL

Những HTX kiểu mới và hành trình chinh phục GLOBALG.A.P. ở ĐBSCL

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng trưởng tốt

Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng trưởng tốt

Hơn 14.000 tấn thanh long được xuất qua cửa khẩu Lào Cai

Hơn 14.000 tấn thanh long được xuất qua cửa khẩu Lào Cai

Mỹ bỏ áp thuế chống bán phá giá với ‘vua tôm’ Minh Phú

Mỹ bỏ áp thuế chống bán phá giá với ‘vua tôm’ Minh Phú

Nhu cầu gạo chất lượng cao gia tăng tại Hàn Quốc

Nhu cầu gạo chất lượng cao gia tăng tại Hàn Quốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA