Doanh nghiệp kiến nghị 'lùi' thời gian tạm ngừng nhập khẩu lúa mì
Tin mới
15:48
Chuyên gia dự đoán Iphone 2022 sẽ không có bản Mini
15:29
Indonesia đặt cược vào chuyển đổi kỹ thuật số
15:18
Bất động sản hút gần 5.500 tỷ đồng vốn từ phát hành trái phiếu
15:13
Việt Nam quá chuộng đường bộ, bỏ quên đường thủy
14:54
Trung Quốc tuyên bố GDP tăng trưởng 18,3% trong quý 1
09:58
Lệnh trừng phạt siêu máy tính Trung Quốc của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
09:47
Xu hướng lên sàn ngoại gọi vốn của doanh nghiệp Việt
09:36
Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh
09:25
Fitch: Biện pháp chống dịch góp phần nâng tín nhiệm của Việt Nam
09:00
VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4
08:55
Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD
22:33
Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại
22:28
Mỹ cấm vận kinh tế, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga
15:56
Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ
15:46
ECB công bố khảo sát về đồng euro kỹ thuật số
15:35
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
15:27
Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được định giá 86 tỷ USD
15:18
Mỹ tính áp loạt lệnh trừng phạt lên Nga
15:15
Quảng Ninh lần thứ 4 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI
09:45
Các hãng công nghệ Trung Quốc được lệnh ‘học hỏi trường hợp Alibaba’
Bản tin thị trường
09:14
Năm thách thức hay bài học lớn từ kế hoạch IPO kỷ lục của Grab
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
16:43
Giới trẻ Đài Loan đổ xô đi đổi tên thành ‘Cá Hồi’ để được ăn sushi miễn phí
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Nông nghiệp 4.0Tiêu chuẩn
2021/04/16 - 6:28:35 PM

22:28 - 08/10/2018

Doanh nghiệp kiến nghị ‘lùi’ thời gian tạm ngừng nhập khẩu lúa mì

Trước những phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp về việc thực hiện sự chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật, bắt đầu từ 1/11/2018 các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm cỏ dại Cirsium Arvense sẽ áp dụng biện pháp xử lý là tái xuất.

  • Bình luận thị trường: Ly cà phê mía, ngẫm nông…
  • Cải cách kiểm tra chuyên ngành: còn khoảng cách rất…

Tiêu thụ bột mì trên thị trường Việt Nam ngày càng tăng, lúa mì đang dần trở thành nguồn nguyên liệu có sức cạnh tranh và khó thay thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng và thị trường thương mại toàn cầu, với yêu cầu nguồn thực phẩm ngày càng đa dạng hóa.

Đồng thời, xem xét ra quyết định tạm ngừng nhập khẩu các loại vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm cỏ dại Cirsium Arvense. Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM (FFA) đã tổ chức Tọa đàm “Khó khăn của doanh nghiệp Việt khi nhập khẩu lúa mì” tại TPHCM, chiều ngày 8/10.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cho biết, gần đây FFA nhận được phản ánh của rất nhiều đơn vị về những khó khăn do thông tin một số lô hàng nhập khẩu bột mì có cỏ dại Cirsium Arvense có thể buộc phải tái xuất hoặc ngưng nhập khẩu. Bên cạnh đó, vừa qua đại diện phía Cục Bảo vệ thực vật có khẳng định phải cấm nhập khẩu lúa mì chứa cỏ dại Cirsium Arvense, cụ thể là quy định này sẽ áp dụng từ 1/11/2018.

Theo bà Lý Kim Chi, việc quy định “cấm” thì rất đơn giản, nhưng phải làm sao để giảm thiểu tối đa nhất thiệt hại cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước, cũng như người dân Việt Nam nói chung mới là vấn đề cốt lõi cần xử lý. Bởi trên thực tế hiện nay, có doanh nghiệp đang nhập khẩu về hoặc đã đặt đơn hàng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Ngoài việc nhập khẩu lúa mì để tiêu thụ trong thị trường nội địa, các doanh nghiệp Việt Nam còn xuất trở lại vào các nước trong khu vực ASEAN dưới dạng bột mì cho giá trị tốt. Loại nguyên liệu này không những giúp phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn mang lại giá trị xuất khẩu.

Thống kê trong 7 tháng đầu năm 2018, khối lượng và giá trị lúa mì nhập khẩu là 3,13 triệu tấn, tương ứng 743 triệu USD, tăng 2,2% về khối lượng và tăng 16,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, Việt Nam nhập khẩu những nguồn lúa mì với sản lượng lớn và có giá trị tốt chủ yếu có xuất xứ từ Canada, Mỹ, Nga, Úc…

Lúa mì là nguyên liệu chủ yếu làm ra bột mì, sản xuất mì ăn liền, bánh kẹo… nhất là khi lối sống hiện đại ngày càng phát triển, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng bột mì tăng lên kéo theo tiêu thụ lúa mì của Việt Nam tăng. Ngoài ra, bột mì còn được sử dụng để chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm; đặc biệt ngành sữa cũng có nhu cầu sử dụng bột mì đáng kể.

Liên quan đến vấn đề kiểm dịch thực vật, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho rằng, làm sao để “canh cửa” bảo vệ cho môi trường thực vật Việt Nam và quan trọng nhất là cách thức triển khai đòi hỏi những giải pháp phù hợp điều kiện thực tiễn. Bên cạnh đó, cần có kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh về tác hại của cỏ dại Cirsium Arvense, trên cơ sở đó ban hành những quy định quản lý phù hợp. Trong trường hợp, cách làm chưa đúng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế.

Còn Tiến sĩ Trần Duy Khanh, chuyên gia phản biện chính sách, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đào tạo Doanh nhân APEC cho rằng, hiện nay có những quan điểm đưa ra là Việt Nam nên tìm kiếm nguồn cung lúa mì từ các nước khác để thay thế cho sản lượng nhập khẩu từ Mỹ, Canada, Nga… Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển các nước đều chọn những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nên làm sao các nước khác có thể cạnh tranh với các nước mà Việt Nam đang nhập khẩu lúa mì. Vì theo cơ chế thị trường, sản phẩm chất lượng tốt và giá cả hợp lý luôn là ưu tiên hàng đầu của người mua hàng, nên việc tìm kiếm nguồn cung từ các quốc gia khác các nước Việt Nam đang nhập khẩu là không khả thi và khó có thể thực hiện.

Trong nhiều năm là đơn vị sản xuất bột mì từ nguồn nguyên liệu lúa mì, đồng thời đang xử lý vấn đề cỏ dại Cirsium Arvense theo quy định, ông Phan Thanh Hiếu – Phó giám đốc Công ty cổ phần Bột mì Bình An cho hay, với quy định như đã thông báo, doanh nghiệp khó tìm nguồn thay thế và cần thời gian để chuyển đổi. Song song đó, căn cứ vào nguồn nguyên liệu, doanh nghiệp lên công thức sản phẩm, giá thành, đàm phán với đối tác… đây là những khó khăn rất thực tế mà doanh nghiệp đang đối mặt.

Đồng quan điểm, ông Lê Văn Vu – Phó Tổng giám đốc Công ty Bột mì Bình Đông cho rằng, trong nhiều năm qua doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu lúa mì chủ yếu từ Úc và Mỹ, tuy nhiên khoảng 2 năm nay tình hình biến đổi khí hậu đã chuyển sang nhập khẩu từ Canada. Mặc dù vậy, trên thực tế nguồn lúa mì từ Canada chỉ pha trộn chứ không thể thay thế được nguồn từ Úc và Mỹ, vì một số sản phẩm không phù hợp.

“Vừa qua, công ty cũng đặt vấn đề với đối tác về chứng nhận cỏ dại Cirsium Arvense, nhưng chưa thuyết phục và đàm phán được. Hiện nay, cạnh tranh đã khó, mà giờ gặp thách thức về nguyên liệu thì doanh nghiệp Việt không chỉ mất lợi thế với doanh nghiệp FDI, liên doanh, mà còn với chính hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam”, ông Lê Văn Vu cho hay.

Trước tình hình trên, Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM và cộng đồng doanh nghiệp đã thống nhất kiến nghị việc thực hiện sự chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật, bắt đầu từ 1/11/2018 các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm cỏ dại Cirsium Arvense sẽ áp dụng biện pháp xử lý là tái xuất. Đồng thời, xem xét ra quyết định tạm ngừng nhập khẩu các loại vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm cỏ dại Cirsium Arvense, cần được “lùi thời gian hoặc gia hạn thêm thời gian” để doanh nghiệp có điều kiện tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vấn đề cỏ dại Cirsium Arvense không mới, đã xuất hiện lâu rồi, nhưng đến thời điểm này chưa có một tài liệu nghiên cứu nào chứng minh gây thiệt hại nên khi ban hành những quy định này trước tiên là gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia sử dụng nhiều sản lượng lúa mì nhập khẩu, thì cần có lộ trình tuyên truyền cho doanh nghiệp và người dân. Bởi nhập khẩu lúa mì không chỉ ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp mà còn từ nhà hàng, khách sạn, sản xuất kinh doanh, đời sống người dân… nên trong quy định cần cụ thể và chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt, doanh nghiệp đề xuất cần có cơ sở phân biệt lúa mì làm giống, sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, sản xuất kinh doanh… cũng như thông tin nghiên cứu khoa học chính thống làm cơ sở.

Nhân Phương (theo TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Công nghệ trồng rau củ hộ gia đình, tưởng dễ mà khó

Sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam bị thu hồi do nhiễm khuẩn salmonella

Chứng nhận NASAA quốc tế của Úc

Thứ trưởng KH&CN Bùi Thế Duy: Để hàng Việt chinh phục được người Việt

Sài Gòn Food: Lắng nghe ‘thượng đế’ để sáng tạo

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Cirsium Arvenselúa mì nhập khẩunhập khẩu lúa mì

Tin khác

Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Liên minh vì con tôm sạch

Liên minh vì con tôm sạch

Những HTX kiểu mới và hành trình chinh phục GLOBALG.A.P. ở ĐBSCL

Những HTX kiểu mới và hành trình chinh phục GLOBALG.A.P. ở ĐBSCL

Ưu đãi thuế theo Hiệp định EVFTA sẽ được hồi tố khi có biểu thuế mới

Bản tin hội nhập số 113

Quản lý chất lượng: PDCA đơn giản mà hiệu quả (P.2)

Quản lý chất lượng: PDCA đơn giản mà hiệu quả (P.1)

EU công bố quy định mới về các sản phẩm tổng hợp có nguồn gốc động thực vật

Tiêu chuẩn
Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Liên minh vì con tôm sạch

Liên minh vì con tôm sạch

Những HTX kiểu mới và hành trình chinh phục GLOBALG.A.P. ở ĐBSCL

Những HTX kiểu mới và hành trình chinh phục GLOBALG.A.P. ở ĐBSCL

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thuỷ sản tháng 4 dự báo tăng 10%

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 4 dự báo tăng 10%

Thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu ớt từ Việt Nam là không chính xác

Thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu ớt từ Việt Nam là không chính xác

Hải quan giám sát xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu

Hải quan giám sát xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu

Giá tiêu tuột dốc sau nhiều ngày tăng sốc

Giá tiêu tuột dốc sau nhiều ngày tăng sốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA