09:19 - 27/04/2021
96% lao động trong nông nghiệp chưa qua đào tạo
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ LĐTBXH phối hợp Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo “Chiến lược kỹ năng nghề trong lĩnh vực nông nghiệp” tại TP Cần Thơ ngày 26/4/2021.
Theo TS Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cả nước có khoảng 18 triệu lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng chỉ có khoảng 4% được qua đào tạo (lao động đã được cấp chứng chỉ). Đề án 1956 qua 11 năm triển khai, hỗ trợ đào tạo nghề cho gần 5,2 triệu lao động thông thôn, trong đó có 2 triệu lao động học nghề nông nghiệp (chiếm 37,2% tổng số người được hỗ trợ học nghề).
Hiện nay, cả nước có khoảng 850 cơ sở tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp và trên 52.000 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, trong đó có 44 công ty được công nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Lao động nông nghiệp đang phải đối mặt với xu hướng già hóa nhanh, năng suất chỉ bằng 38% năng suất chung của tất cả lao động.
PGS TS Nguyễn Thị Thuận, Chủ tịch lâm thời Hội đồng kỹ năng nghề ngành nông nghiệp cho biết, ILO hỗ trợ xây dựng chiến lược kỹ năng nghề ngành nông nghiệp. Tháng 3/2021, cuộc khảo sát gần 300 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, DN và người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở 3 miền cho thấy: Quy mô đào tạo các nghề nông nghiệp của các trường những năm qua đa số không ổn định. Số học viên theo học chương trình sơ cấp liên tục giảm qua 3 năm. DN đánh giá người lao động là sinh viên sau khi ra trường mới đáp ứng được từ 50-80% yêu cầu của công việc. Tỷ lệ lao động nữ trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới (chiếm trên 55%).
TS Nguyễn Chí Trường cho biết, Chiến lược Phát triển kỹ năng nghề cho người lao động do Bộ LĐTBXH phối hợp thực hiện sẽ tập trung nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh và chất lượng cuộc sống khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 2025, chuẩn hoá kỹ năng, năng lực hành nghề cho tối thiểu 200 nghề và 350 nghề đến 2030 trong lĩnh vực nông nghiệp cả về cơ cấu và trình độ người lao động. Đến 2030 có khoảng 17 triệu người lao động được đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có khoảng 8,5 triệu người (khoảng 50% số lao động) đạt trình độ kỹ năng nghề quốc gia.
Đặc biệt, đối với người lao động làm việc tại nông hộ (98% lực lượng lao động nông nghiệp hiện nay) nói rằng, để nâng cao kỹ năng nghề cho họ cần những lớp học cũng như mô hình thực tế. Số lao động ở độ tuổi trên 40 tuổi nói họ không tin thầy cô giáo mà chỉ tin vào những ai đã làm thực, có hiệu quả thực tế, có người xuống làm cùng với họ.
“Cần có công cụ đánh giá thực trạng kỹ năng nghề/sự thiếu hụt kỹ năng người lao động một cách rõ ràng hơn; từ đó, xây dựng Dữ liệu Big Data về trình độ kỹ năng người lao động. Đào tạo có đích đến, chuẩn đầu ra này phải do người sử dụng lao động và tiêu chuẩn/quy chuẩn thị trường đặt ra?”, bà Thuận nói.
Theo Ngọc Bích/BSA
Có thể bạn quan tâm
Nước mắm sản xuất tại Phú Quốc có phải là ‘Nước mắm Phú Quốc’?
Tiêu chuẩn và công nghệ: Đòn bẩy cho nông sản và thực phẩm Việt Nam
Uống cà phê, mặc cà phê
Trung Quốc mở cửa với xoài Campuchia, áp lực lớn cho xoài Việt
Dừa sáp Trà Vinh bán giá 600.000 đồng một trái tại Úc
Tags:lao động nông nghiệp
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này