
16:25 - 24/01/2016
Tích tụ đất đai: Tỷ lệ nông dân mất đất cao
Chính sách thu hồi đất của Nhà nước có tác động nhiều hơn đến tình trạng nông dân mất đất thay vì nông dân chủ động tham gia vào thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đòi hỏi đất đai phải được tích tụ ở quy mô lớn nhằm đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để áp dụng công nghệ trong sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, quản lý các vấn đề môi trường và gia tăng năng lực cạnh tranh của người sản xuất trong xác định giá bán và giải quyết các vấn đề của thị trường.
TS Diệp Thanh Tùng, trưởng khoa kinh tế – luật, trường đại học Trà Vinh cho biết như vậy tại hội thảo khoa học “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL theo hướng sản xuất hàng hóa” tổ chức ngày 22.1.2016 tại TP Cần Thơ.
TS Diệp Thanh Tùng cho biết kết quả từ một số nghiên cứu của World Bank, trong giai đoạn 2001-2010, khoảng 0,9 triệu ha đất nông nghiệp (chiếm 4% tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước vào năm 2000) đã được chuyển đổi thành đất ở, đất công và đất phục vụ các mục đích phi nông nghiệp khác.
Các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy, khi những hộ gia đình khá giả có nhiều cơ hội để tích tụ đất đai và nâng cao hiệu quả sản xuất ở quy mô lớn thì những hộ nghèo thường dễ tổn thương và chịu rủi ro cao về khả năng mất đất và đối mặt với thất nghiệp sau đó.
Chính sách thu hồi đất của Nhà nước có tác động nhiều hơn đến tình trạng nông dân mất đất thay vì nông dân chủ động tham gia vào thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Dựa trên các quy hoạch chung của cả nước, các chính sách quản lý đất đai cần được áp dụng linh hoạt theo mỗi vùng tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất nông nghiệp khác nhau để giảm thiểu các tác động tiêu cực do tích tụ đất đai mang lại.
Một nghiên cứu của Oxfam (2002) tại hai tỉnh Trà Vinh và Đồng Tháp cho thấy có 9,3% trong số mẫu được chọn là hộ không có đất vào năm 1993 ở Trà Vinh, nhưng năm 1998 tăng lên đến 12,6%, tương ứng với 21.400 hộ ở Trà Vinh và ở Đồng Tháp có 20.500 hộ. Trong những năm gần đây, tỷ lệ nông dân mất đất đã có khuynh hướng giảm. Nhưng tỷ lệ nông dân không có đất cao thứ 2 so với các vùng khác trong cả nước.
TS Tùng cho rằng cứ mỗi nông hộ bị mất đất, trung bình 1,5 người bị thất nghiệp.
Ngọc Bích
Thế Giới Tiếp Thị
Có thể bạn quan tâm
Túi xách và thảm nhập vào Nhật
Xuất khẩu tôm đạt 1,93 tỷ USD
Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục cho xuất khẩu gạo nếp
TS Lê Anh Tuấn: 2017 vẫn là năm ĐBSCL có hạn mặn nặng
TS Nguyễn Văn Kiền: Chút phân hữu cơ không ‘khuấy nên’ hữu cơ
Tags:đất đainông nghiệp
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này