Người tìm ra hậu duệ gạo Huyết rồng
Tin mới
15:48
Chuyên gia dự đoán Iphone 2022 sẽ không có bản Mini
15:29
Indonesia đặt cược vào chuyển đổi kỹ thuật số
15:18
Bất động sản hút gần 5.500 tỷ đồng vốn từ phát hành trái phiếu
15:13
Việt Nam quá chuộng đường bộ, bỏ quên đường thủy
14:54
Trung Quốc tuyên bố GDP tăng trưởng 18,3% trong quý 1
09:58
Lệnh trừng phạt siêu máy tính Trung Quốc của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
09:47
Xu hướng lên sàn ngoại gọi vốn của doanh nghiệp Việt
09:36
Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh
09:25
Fitch: Biện pháp chống dịch góp phần nâng tín nhiệm của Việt Nam
09:00
VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4
08:55
Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD
22:33
Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại
22:28
Mỹ cấm vận kinh tế, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga
15:56
Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ
15:46
ECB công bố khảo sát về đồng euro kỹ thuật số
15:35
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
15:27
Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được định giá 86 tỷ USD
15:18
Mỹ tính áp loạt lệnh trừng phạt lên Nga
15:15
Quảng Ninh lần thứ 4 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI
09:45
Các hãng công nghệ Trung Quốc được lệnh ‘học hỏi trường hợp Alibaba’
Bản tin thị trường
09:14
Năm thách thức hay bài học lớn từ kế hoạch IPO kỷ lục của Grab
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
16:43
Giới trẻ Đài Loan đổ xô đi đổi tên thành ‘Cá Hồi’ để được ăn sushi miễn phí
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Nông nghiệp 4.0
2021/04/16 - 3:52:34 PM

09:22 - 05/04/2021

Người tìm ra hậu duệ gạo Huyết rồng

Cái tên “Huyết rồng” đã không ít lần gây sóng gió trên thị trường. Có thời điểm, giá bán của nó đã được đẩy lên 40.000 đồng/kg, cao gấp mấy lần giá gạo thông thường nhưng tìm đỏ mắt cũng không có.

Tiến sĩ Đào Minh Sô – Trưởng bộ môn Chọn tạo giống cây trồng (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) trên khu ruộng thí nghiệm.

Nhiều thương lái đã phải lặn lội sang tận Campuchia để tìm mua cho được loại lúa này.

Thật may mắn, sau một thời gian dài nghiên cứu, lai tạo và gieo trồng thử nghiệm, một nhà khoa học là tiến sĩ Đào Minh Sô – Trưởng bộ môn Chọn tạo giống cây trồng (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) đã tìm ra được “hậu duệ” của giống lúa Huyết rồng danh tiếng đó.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt, Huyết rồng đúng là một giống lúa nổi tiếng từ xa xưa. Trong quá trình khai thác trồng trọt các loại cây làm lương thực, tổ tiên chúng ta đã chọn lọc và phát triển được một giống lúa rất ngon cơm, cho gạo màu đỏ và đặc biệt chứa nhiều dưỡng chất. Gạo này cũng từng được dùng như một loại thảo dược có giá trị bồi bổ sức khỏe cho người già, người bệnh, phụ nữ có thai và em bé. Giống lúa này được đặt tên là Huyết rồng.

Nhưng thực tế cho đến nay, giống lúa Huyết rồng cổ truyền để tạo ra loại gạo “ngon đặc biệt như xưa” không còn tồn tại. Lúa Huyết rồng sinh trưởng trong thời gian dài (5 – 6 tháng), chỉ trồng được duy nhất 1 vụ trong năm, cây cao 1,6 – 1,8 m nên rất dễ đổ ngã và cho năng suất thấp. Chính vì không đáp ứng được yêu cầu mùa vụ và sản lượng nên giống lúa đặc biệt này đã dần dần bị mai một.

Tuy nhiên, trước nhu cầu của thị trường, nhiều người đã gán ghép các loại gạo có màu đỏ là gạo Huyết rồng. Sự mạo nhận này đã mang lại nhiều hệ lụy: người tiêu dùng phải trả cái giá cao hơn nhưng chỉ nhận được loại gạo nấu cơm khô hoặc quá dẻo và dính chặt nên không ngon miệng.

Gạo Mắt rồng – hậu duệ của gạo Huyết rồng đã thất truyền.

30 năm nghiên cứu lúa và hành trình tìm hậu duệ

Tôi gặp lại tiến sĩ Đào Minh Sô vào một ngày đầu năm Tân Sửu. Vẫn nụ cười luôn thường trực và nước da ngày càng đen sạm vì nắng gió trên đồng ruộng, ông tiến sĩ nông nghiệp khoe ngay: “Cậu đến đúng lúc lắm, tôi đang chuẩn bị đi thăm vùng nguyên liệu rất đặc biệt, một loại lúa hậu duệ của Huyết rồng”. Tôi lập tức bị kích thích.

Làm sống lại một giống lúa cổ truyền đã bị mai một, đó là một điều tuyệt vời.

“Không đơn giản như cậu nghĩ đâu. Để nghiên cứu được giống lúa hậu duệ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sống khỏe, năng suất cao, hạt gạo đẹp, thơm ngon, tôi đã mất cả chục năm để tìm tòi lai tạo đấy”. Nếu ai từng làm việc với tiến sĩ Đào Minh Sô thì sẽ hiểu, ông nói được là làm được.

Gắn bó với cây lúa từ lúc ra trường, đến nay tiến sĩ Đào Minh Sô đã có thâm niên gần 30 năm trong lĩnh vực nghiên cứu lúa. Ông là tác giả và đồng tác giả của hàng chục giống lúa mới, trong đó có những giống lúa nổi tiếng, đóng góp to lớn cho sản xuất như Jasmine-85, VND95-20, LC408 (lúa cạn); là tác giả của hàng chục quy trình canh tác lúa trên các nhóm giống, các tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện canh tác khác nhau và đã được ghi nhận bằng các giải thưởng danh giá (giải thưởng Nhà nước về KHCN, giải thưởng thành tựu của Viện Nguyên tử năng Quốc tế – IAEA).

Tôi thu xếp đi theo tiến sĩ Đào Minh Sô đến vùng sản xuất lúa ở Tây Ninh. Trên đường đi, ông Sô kể lại hành trình kỳ công tìm ra hậu duệ của giống lúa Huyết rồng, mà ông đặt tên là “Mắt rồng SR20”:

“Có khá nhiều giống lúa màu cổ truyền còn được lưu giữ tại các cơ quan nghiên cứu. Hầu hết nguồn gen này (lúa cổ truyền) có giá trị canh tác thấp nên rất ít được sử dụng trực tiếp cho sản xuất. Trong quá trình khai thác nguồn gen lúa cổ truyền để tạo ra nguồn gen lúa cải tiến đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã chọn tạo được một số dòng lúa màu cải tiến bằng phương pháp đột biến từ các giống lúa cổ truyền ở thời điểm năm 2010. Nguồn vật liệu lúa màu cải tiến này còn hạn chế về giá trị sử dụng nhưng là tiền đề để chúng tôi lai tạo ra các giống lúa màu đạt giá trị canh tác và tiêu dùng như hiện nay. Sau đó công tác lai tạo được tiến hành giữa các thể biến dị đột biến có màu sắc với các nguồn gen lúa cải tiến khác nhau. Giống lúa SR20 là con lai được chọn từ tổ hợp gồm: vật liệu làm bố là một dòng lúa đỏ đột biến được phát triển từ nguồn gen cổ truyền trong nước và vật liệu làm mẹ là một dòng lúa đen thu thập ở nước ngoài. Cặp lai này được thực hiện nhằm khai thác lợi thế di truyền từ các tính trạng tốt của bố và mẹ. Công tác chọn lọc được chúng tôi tiến hành liên tục từ năm 2015, đến năm 2019 thì xác định được một số dòng thuần lúa màu triển vọng, trong đó dòng lúa SR20 thể hiện rõ nhất về giá trị canh tác và sử dụng”.

Theo ông Sô, giống SR20 có thời gian sinh trưởng ngắn (di truyền từ bố), kiểu hình đẹp, chứa sắc tố đỏ và tím (trung gian giữa bố và mẹ), bông chùm (di truyền từ mẹ), năng suất cao, có ưu thế vượt trội về chất lượng so với giống mẹ (tím đen, gạo nát, cơm ướt và quá dẻo) và giống bố (đỏ, cơm khô). Giống lúa SR20 đã được khảo nghiệm và thử nghiệm diện rộng ở nhiều điểm tại Đông Nam bộ và ĐBSCL từ vụ Đông Xuân 2020 – 2021 đến nay, và đã thể hiện được tính ổn định các ưu điểm như: ngắn ngày (92 – 96 ngày), năng suất cao (5 – 8 tấn/ha), chống chịu sâu bệnh tốt; đặc biệt cơm rất ngon, vị ngọt, dẻo vừa và xốp như gạo của giống Huyến rồng cổ truyền, thích hợp đa số người dùng.

Đến nay, gạo Mắt rồng SR20 đã chính thức có mặt trên thị trường và được giới chuyên gia xếp vào nhóm đặc sản, có giá trị cao về mặt dinh dưỡng (giàu vi chất khoáng và vitamin) trong khi giá thành lại rất cạnh tranh.

Theo Đinh Đang/Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Nhà vườn miền Tây trúng đậm thanh long nghịch vụ

Thêm 24 DN đạt chứng nhận HVNCLC- Chuẩn hội nhập

Dịch tả heo châu Phi ở Trung Quốc có nguy cơ lây sang các nước láng giềng

Ha ha và hu hu với giá nông sản

Rau củ quả và các sản phẩm chế biến sẵn vào Nhật

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:đào minh sôgạo huyết rồnggạo mắt rồng

Tin khác

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Nông nghiệp sẽ không loay hoay trồng cây gì, nuôi con gì’

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Nông nghiệp sẽ không loay hoay trồng cây gì, nuôi con gì’

Ngô biến đổi gen ở Việt Nam tăng diện tích 26 lần trong 5 năm

Ngô biến đổi gen ở Việt Nam tăng diện tích 26 lần trong 5 năm

Người tìm ra hậu duệ gạo Huyết rồng

Người tìm ra hậu duệ gạo Huyết rồng

Thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu ớt từ Việt Nam là không chính xác

Vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản

Hải quan giám sát xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu

Giá tiêu tuột dốc sau nhiều ngày tăng sốc

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm mạnh

Tiêu chuẩn
Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Liên minh vì con tôm sạch

Liên minh vì con tôm sạch

Những HTX kiểu mới và hành trình chinh phục GLOBALG.A.P. ở ĐBSCL

Những HTX kiểu mới và hành trình chinh phục GLOBALG.A.P. ở ĐBSCL

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thuỷ sản tháng 4 dự báo tăng 10%

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 4 dự báo tăng 10%

Thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu ớt từ Việt Nam là không chính xác

Thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu ớt từ Việt Nam là không chính xác

Hải quan giám sát xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu

Hải quan giám sát xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu

Giá tiêu tuột dốc sau nhiều ngày tăng sốc

Giá tiêu tuột dốc sau nhiều ngày tăng sốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA