Miền Tây 'thuận thiên': con tôm ôm cây lúa
Tin mới
16:17
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới
16:13
Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè
16:09
VPBank giảm lãi suất tiền gửi dài hạn còn 6,5%/năm
15:54
Startup Ấn Độ – EV River huy động thành công 15 triệu USD
15:45
Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm
15:40
Chuyển động mới tại YeaH1
12:02
Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước
11:48
Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm
10:42
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
10:27
Doanh nghiệp bất động sản cần chuẩn bị thêm kịch bản rủi ro
10:12
Chủ tịch UBND TP.HCM: Giá trị cốt lõi của nghị quyết là ‘khai thông nguồn lực’
09:26
Hoa Doanh Foods ra mắt diện mạo mới cho bộ sản phẩm Viên Hoa Doanh
15:35
Xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam
14:55
Đô thị lớn như TP.HCM không thể ‘khoác chiếc áo’ như các địa phương khác
11:41
Baidu thành lập quỹ mạo hiểm AI để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
11:37
Giá heo tăng, người chăn nuôi vẫn gặp khó
11:26
Đơn hàng giảm kéo chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đi xuống
11:22
Ngân hàng ‘quay xe’ chuyển hướng sang phân khúc cá nhân
11:06
Giai đoạn ‘lột xác’ của mặt bằng bán lẻ
10:54
Ngân hàng cấp tập xử lý nợ xấu
Bản tin thị trường
15:44
Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam
10:32
8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023
11:16
Các hãng xe Nhật tăng cường tuyển dụng kỹ sư phần mềm cho nhu cầu xe điện
11:13
Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới
11:06
USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh
12:16
Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
10:38
Thị phần xuất khẩu sang Mỹ mở rộng gấp đôi trong 5 năm
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngMekong Connect
2023/06/08 - 4:33:58 PM

15:20 - 28/03/2023

Miền Tây ‘thuận thiên’: con tôm ôm cây lúa

Con tôm được một số bà con từ tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau qua “xe duyên” với đất lung phèn Vĩnh Thuận hơn 15 năm trước. Những cánh đồng mọc đầy lau sậy, cỏ năn được xẻ kênh, đào ao thả tôm. Trầy trật 5-6 năm trời mới dần dần ổn định…

Nông dân Kiên Giang tăng đầu tư cho các mô hình nuôi tôm.

Theo nhận định của Bộ NN-PTNT, nhận thức, năng lực quản trị của cả chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân đã thay đổi để phát huy vai trò, trách nhiệm; nông nghiệp Việt Nam thời kỳ mới là chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp… Đó cũng là định hướng phát triển chung của ngành nông nghiệp.

Khá giả nhờ nuôi tôm

Ông Võ Văn Lưỡng (56 tuổi), Giám đốc Hợp tác xã tôm – lúa Yên Lợi (xã Nam Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang), kể: “Khoảng 10 năm trước, nông dân xứ ven biển phải đợi những cơn mưa đầu mùa trút xuống mới ra đồng sạ lúa. Rồi hồi hộp chờ những đợt mưa rào tiếp theo để hạt lúa nảy mầm, hồi hộp chờ để thấy màu xanh mạ non phủ dần từng mảng đất đai. Chẳng may năm nào nước mặn (thường vượt ngưỡng 2,5‰) xâm nhập nhiều quá thì mạ chết, phải sạ lại 2-3 lượt. Nhà nào nghèo, quá nản thì bỏ ruộng đi làm mướn, chờ mùa đông xuân nước ngọt mới trở về để sạ lúa”.

Không chỉ những cánh đồng ven biển ở An Biên chịu cảnh bấp bênh, rủi ro đó, mà từ miệt Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), Vĩnh Điều, Phú Lợi, Phú Mỹ (huyện Giang Thành) chạy dài xuống huyện An Minh, Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang) đều chung cảnh “ngọt nhờ – mặn chịu”.

Ông Lê Trung Hồ, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thuận, tâm sự, con tôm được một số bà con từ tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau qua “xe duyên” với đất lung phèn Vĩnh Thuận hơn 15 năm trước. Những cánh đồng mọc đầy lau sậy, cỏ năn được xẻ kênh, đào ao thả tôm. Trầy trật 5-6 năm trời mới dần dần ổn định, có người không trụ được đã rời quê ra đi. Người ở lại thì nhờ bền lòng, kiên tâm bám trụ, rồi con tôm trở thành mũi nhọn kinh tế bên cạnh cây lúa. Bà con vùng U Minh Thượng hay nói vui “con tôm ôm cây lúa” là vậy.

Chúng tôi trở lại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đợt hạn mặn xâm nhập năm 2016 và 2020. Ông Phan Văn Quẹo (huyện Bình Đại) chia sẻ: “Giờ đã khác, nước càng mặn, nuôi tôm càng khoái; sợ nước không mặn, không nuôi được. Hiện giờ nuôi theo công nghệ cao thì nước càng mặn, chi phí càng rẻ”.

Chuyển đổi mô hình

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết, thực hiện quyết định của Bộ NN-PTNT, địa phương đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 5.119ha đất lúa; trong đó chuyển sang cây trồng hàng năm 1.431ha, cây lâu năm 804ha và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 2.080ha. Tính đến đầu năm 2023, toàn tỉnh có 11/12 huyện, thành phố thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả. Với diện tích chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, nông dân từ trồng 2 vụ lúa sang 1 vụ lúa – 1 vụ tôm, trồng rau màu, tận dụng mặt nước biển nuôi các loại nhuyễn thể như sò huyết, vẹm xanh… giúp tăng lợi nhuận. Đồng thời, cải tạo đất, nâng cao năng suất, hạn chế dịch hại trên cây trồng, phù hợp đặc điểm sinh thái từng tiểu vùng.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, hầu hết diện tích sau khi chuyển đổi bình quân đạt hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2,5-4 lần so với trước khi chuyển đổi, lợi nhuận tăng thêm từ các mô hình mà nông dân chuyển đổi từ 15-25 triệu đồng/ha đối với mô hình luân canh; từ 35-45 triệu đồng/ha đối với mô hình chuyên canh. Đối với chuyển đổi sang trồng cây ăn trái đã giúp tăng thêm lợi nhuận 55-65 triệu đồng/ha cho nông dân. Đối với chuyển đổi từ chuyên trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản ở những khu vực có điều kiện phù hợp, đã giúp tăng lợi nhuận bình quân hơn 85 triệu đồng/ha/năm. Đây là mô hình kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững đang được định hướng mở rộng cho các huyện vùng U Minh Thượng và khu vực ven biển vùng Tứ giác Long Xuyên.

Từ khi thay đổi tư duy sản xuất, chuyển đổi mô hình sản xuất, nông dân ở nhiều địa phương tăng thu nhập thấy rõ. Ông Nguyễn Hoàng Phi (62 tuổi, ngụ thị trấn Thứ Mười Một, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) vừa thu hoạch hơn 1,2 tấn tôm càng xanh từ cánh đồng 5ha, lãi gần 130 triệu đồng. Ngoài vụ nuôi tôm càng xanh này, ông Phi còn có nguồn thu từ tôm sú, tôm thẻ, cua và cá đồng, giúp ông có thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm.

Ông Phi đã chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng lúa 2 vụ/năm trước đây sang 1 vụ tôm – 1 vụ lúa kết hợp nuôi cua. “Nhờ chuyển đổi sang nuôi tôm, cua nên tôi có tiền nuôi 3 con ăn học thành đạt. Cả ấp, cả xã này ai cũng thoát nghèo vươn lên khá, giàu nhờ chuyển đổi, thích ứng với điều kiện mới”, ông Phi tâm sự.

Tại vùng Bắc Cà Mau (huyện Thới Bình, U Minh, một phần huyện Trần Văn Thời) nằm xa cửa biển nên mùa mưa thì nước ngọt, còn mùa nắng thì nước bị nhiễm mặn. Theo đó, mùa khô thì người dân nuôi tôm, mùa mưa tranh thủ rửa phèn để làm một vụ lúa; đồng thời thả xen canh tôm càng, tôm sú, cá…

Ông Võ Hoàng Linh (xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) cho biết: “Nhiều năm qua, gia đình tôi vẫn duy trì mô hình sản xuất lúa – tôm. Khi sản xuất theo mô hình này, chúng tôi không bao giờ sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, cho nên chi phí thấp, ít bị dịch bệnh. Thêm nữa, con tôm và cây lúa cũng bổ trợ lẫn nhau: khi thu hoạch, gốc rạ lúa phân hủy làm nguồn thức ăn cho con tôm; khi làm lúa, rễ hấp thụ và làm sạch môi trường trong đất cho tôm”.

Tương tự, tại vùng phía Bắc quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu (gồm huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và thị xã Giá Rai) thì hơn phân nửa diện tích nuôi trồng thủy sản (khoảng 70.200ha) người dân sản xuất theo mô hình luân canh lúa – tôm.

“Trong bối cảnh hiện nay, phải uyển chuyển thích ứng với biến đổi khí hậu. Gặp môi trường nước mặn thì chúng ta nuôi tôm, cá, trồng cây gì đó cho phù hợp”, ông Sáu Ngoãn (Võ Hồng Ngoãn, ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), được mệnh danh là “vua tôm” của ĐBSCL bày tỏ.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Thới Bình (địa phương có diện tích sản xuất lúa – tôm lớn nhất tỉnh Cà Mau), hiệu quả mô hình sản xuất lúa – tôm trên địa bàn tăng dần qua từng năm.

Cụ thể, năng suất lúa bình quân tăng từ 3,8 tấn/ha (năm 2013) lên 4,8 tấn/ha (năm 2021). Riêng năng suất tôm sú từ khi chuyển từ hình thức nuôi quảng canh truyền thống sang quảng canh cải tiến đã đạt 320kg/ha, tăng gấp 2 lần so với thời điểm trước đây. Qua thống kê, thu nhập bình quân của mô hình sản xuất lúa – tôm sú đạt hơn 65 triệu đồng/ha/năm, cao hơn mô hình chuyên lúa từ 2-3 lần.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, hiệu quả bước đầu mang lại từ mô hình lúa – tôm khá cao so với độc canh cây lúa. Vì vậy, tốc độ tăng diện tích sản xuất lúa – tôm khá nhanh, từ 5.850ha sản xuất ban đầu (năm 2001) đã tăng lên 39.500ha vào năm 2021 (tăng gấp gần 6,8 lần sau 20 năm), hiện tổng thu nhập trên 90 triệu đồng/ha; lợi nhuận 40-60 triệu đồng/ha/năm.

Theo Nhóm PV/SGGP

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi của lão nông và chuyện ‘làm ăn lớn’ ở ĐBSCL

Canada tăng mua tôm Việt Nam bất chấp dịch Covid-19

Mekong Connect 2022: ‘Chủ động nâng chất liên kết, tích hợp để phát triển bển vững’

Bộ Công Thương đề nghị đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế GTGT

Miền Tây tất bật sản xuất hàng tết

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:miền tây thuận tiênmô hình lúa tôm

Tin khác

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Những cú bắt tay bạc tỷ

Những cú bắt tay bạc tỷ

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Năm 2030, diện tích tôm-lúa ở ĐBSCL sẽ đạt 300.000 ha

Miền Tây ‘thuận thiên’: phải để tư duy vượt ra tầm không gian lớn hơn

Miền Tây ‘thuận thiên’: con tôm ôm cây lúa

ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Cánh đồng lớn nhỏ dần

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Những cú bắt tay bạc tỷ

Những cú bắt tay bạc tỷ

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

GIZ đào tạo kinh doanh nông nghiệp cho 11.000 nông hộ ở ĐBSCL

GIZ đào tạo kinh doanh nông nghiệp cho 11.000 nông hộ ở ĐBSCL

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA