Đưa gạo Việt đi xa hơn
Tin mới
12:00
Cựu CEO Grab giữ chức Giám đốc quốc gia Apple tại Việt Nam
11:57
An ninh Đài Loan muốn công ty Foxconn rút hợp đồng với Trung Quốc
11:53
Một công ty Thái Lan bị xử phạt vì mua ‘chui’ cổ phiếu tại Việt Nam
11:48
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia
11:45
Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng
11:43
Mỹ kết luận sơ bộ vụ điều tra chống bán phá giá với gỗ dán Việt Nam
11:31
Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu
11:27
Nhà xuất khẩu châu Á gặp khó
09:20
Mỹ bơm tiền cho công nghệ chip, Trung Quốc tức tối ra mặt
09:09
Condotel bị loại khỏi Luật Đất đai sửa đổi
09:06
Trọng cung hay trọng cầu?
08:57
Lạm phát toàn cầu đe dọa xuất khẩu
19:21
Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sang Anh
12:51
Giá xăng trong nước có thể xuống 21.000 đồng/lít?
12:45
Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu
12:34
Bộ Công an: Sẽ sửa đổi, bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu mẫu mới
12:26
Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách
12:20
Công ty chứng khoán nội bắt đầu ‘ngấm đòn’
12:16
Google bị sập trên toàn cầu
12:12
Cởi bỏ tâm lý ‘sợ trách nhiệm’
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Nông nghiệp
2022/08/10 - 12:35:05 PM

08:53 - 06/07/2022

Đưa gạo Việt đi xa hơn

Những bất ổn của thị trường lương thực toàn cầu là điều không mong muốn. Song đây là cơ hội để ngành xuất khẩu gạo khẳng định lại vị thế trên thị trường thế giới, đồng thời tái cơ cấu toàn diện ngành lương thực hướng đến đa giá trị và bền vững.

Nhiều nước từng được cho là “vựa lương thực” bắt đầu thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu lương thực.

Mở rộng thị trường, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Trong bức tranh kinh tế màu xám trước áp lực lạm phát gia tăng, số liệu xuất khẩu từ thống kê trong báo cáo của Bộ Công Thương về lĩnh vực xuất khẩu nông, lâm, thủy sản mới đây có thể xem là điểm sáng của kinh tế. Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu của nhóm ngành này ước đạt 13,08 tỷ USD, tăng tới 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 8,55% tổng kim ngạch xuất khẩu, trở thành động lực trong xuất khẩu chung của cả nước. Trong đó, xuất khẩu thủy sản, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn có mức tăng trưởng cao, đạt 636 triệu USD, tăng 13,3% so với tháng trước và tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 47,7%). Riêng về xuất khẩu gạo, kim ngạch trong tháng 5 đạt 386 triệu USD, tăng 39,9% so với tháng trước, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ giảm 17,2%).

Theo bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương), căng thẳng và xung đột Nga – Ukraine có thể là cơ hội để nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Anh. Đơn cử, Ukraine cung ứng lúa mì cho Anh, khi xung đột xảy ra Anh có thể chuyển hướng sang nhập nông sản từ một số thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội để gạo Việt Nam thâm nhập sâu rộng vào thị trường Anh. Bên cạnh thị trường Anh, EU cũng là thị trường tiềm năng cho gạo Việt.

Hiện tại, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo Việt Nam, chiếm 44,7% trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước. Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc, chiếm trên 11,9% trong tổng lượng và chiếm 12,4% trong tổng kim ngạch. Bờ Biển Ngà đứng thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam, chiếm 12,1% trong tổng lượng và chiếm 10,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước. Song theo ý kiến một số chuyên gia lương thực, cơ cấu xuất khẩu này sẽ có sự dịch chuyển và thay đổi trong thời gian tới. Đó là gạo Việt Nam sẽ lấn sân sang các thị trường khác như Anh, EU, Hoa Kỳ – vốn dĩ trước đây có những rào cản kỹ thuật ngặt nghèo gạo Việt chưa thể tiếp cận sâu. Điều này cũng đồng nghĩa một số thị trường lâu nay đang nhập khẩu số lượng lớn gạo Việt không còn là vị thế độc tôn (như Trung Quốc), từ đó sẽ giảm thiểu những rủi ro thị trường cho DN xuất khẩu gạo Việt Nam.

Tái cơ cấu theo chiều sâu

Theo ông Lương Phước Vinh, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn Tentamus, nhu cầu lương thực của châu Âu hiện đang rất lớn, là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Tiêu chuẩn thị trường này đưa ra cũng không quá gắt gao. Điều quan trọng là DN cần hiểu được bản chất và yêu cầu, tổ chức lại sản xuất để đáp ứng nhu cầu từ thị trường này. Các đối tác châu Âu cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ DN Việt Nam xuất khẩu khi các tiêu chuẩn được đáp ứng nhất định, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu lương thực đang tăng cao hiện nay.

Thực tế, câu chuyện tái cơ cấu ngành lương thực (chủ yếu trồng lúa và xuất khẩu gạo) của  Việt Nam không phải là mới, nhưng nhiều năm qua vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được triển khai từ năm 2016, với mục tiêu tổng quát nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa gạo làm cơ sở đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững và tham gia hiệu quả vào thị trường toàn cầu.

Khi đó, nhiều chỉ tiêu được đặt ra cho mốc năm 2020, như đảm bảo lợi nhuận người trồng lúa hàng hóa đạt từ 30% tổng thu trở lên; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận chiếm trên 75% diện tích tại vùng chuyên canh của ĐBSCL. Tại các vùng chuyên canh, diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn chiếm 20% trở lên. Diện tích áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt từ 50% diện tích gieo trồng trở lên, giảm 30% lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật so với ban đầu, giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 8% và 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam…

Tuy nhiên, đến nay dù đã 6 năm trôi qua, nhiều chỉ tiêu quan trọng vẫn chưa đạt được. Đơn cử, trong khi một số chỉ tiêu như đảm bảo an ninh lương thực, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có thể đạt được khá dễ dàng, một số chỉ tiêu như nâng cao thu nhập cho người trồng lúa và xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn.

Một vấn đề nhức nhối nhất hiện nay trong đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo, là việc quy hoạch sử dụng đất lúa của từng vùng đã quy hoạch nhưng thực thi không triệt để. Nhiều diện tích được quy hoạch trồng lúa đã lần lượt bị xâm lấn bởi các cơn sốt bất động sản. Thêm vào đó, tổ chức sản xuất thiếu tính bền vững, diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa theo mô hình cánh đồng lớn mới đạt khoảng 500.000ha. Phần lớn tiêu thụ lúa nguyên liệu dựa vào đội ngũ thương lái với giá cả bấp bênh, tiềm ẩn rủi ro cao. Chất lượng gạo không đồng đều, ảnh hưởng đến giá trị và uy tín khi xuất khẩu.

Theo PGS.TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, về cơ bản đến nay vấn đề an ninh lương thực Việt Nam đã được đảm bảo. Mục tiêu thời gian tới là nâng cao giá trị xuất khẩu bằng chất lượng và thương hiệu, không phải về sản lượng. Muốn tái cơ cấu ngành lúa gạo hiệu quả cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như thể chế và chính sách, phát triển khoa học công nghệ và tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng… Những bất ổn của thị trường lương thực thế giới là điều không ai mong muốn, song có thể đây sẽ là cơ hội để Việt Nam nhìn rõ hơn vai trò của ngành lương thực và là động lực để tái cơ cấu theo hướng bền vững.

Theo Lưu Thủy/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Năm 2017 giá nông sản sẽ biến động theo chính sách của ông Trump với Trung Quốc

40 nước đã phát hiện trứng nhiễm thuốc trừ sâu fipronil

Xuất khẩu gừng đông lạnh sang Úc tăng 1.350%

Campuchia cũng gặp khó khăn trong xuất khẩu gạo

Đề nghị khôi phục ngay thông quan hàng hóa tại cửa khẩu

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:gạo việtxuất khẩu gạo

Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia

Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia

Giá xuất khẩu cá tra tăng mạnh, người nuôi vẫn ‘treo ao’ vì sợ lỗ

Giá xuất khẩu cá tra tăng mạnh, người nuôi vẫn ‘treo ao’ vì sợ lỗ

Khắc khoải cùng châu thổ miền Tây

Khắc khoải cùng châu thổ miền Tây

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giảm mạnh trong 2 tháng qua

Lạm phát châu Âu ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

ĐBSCL không thể giàu lên nếu chỉ dựa vào nông nghiệp

Tình trạng di cư, nghèo là thách thức cho ĐBSCL

Yến ‘lập xuân’ bằng sữa chua tổ yến

Chuẩn hội nhập
Phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn để gạo Việt thành công tại EU

Phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn để gạo Việt thành công tại EU

Điều kiện ngặt nghèo Trung Quốc quy định để nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam

Điều kiện ngặt nghèo Trung Quốc quy định để nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam

Cảnh báo vi phạm dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá quy định của EU

Cảnh báo vi phạm dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá quy định của EU

Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản

Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản

Mekong Connect
Khắc khoải cùng châu thổ miền Tây

Khắc khoải cùng châu thổ miền Tây

Tình trạng di cư, nghèo là thách thức cho ĐBSCL

Tình trạng di cư, nghèo là thách thức cho ĐBSCL

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Vì sao ĐBSCL sạt lở ngày càng nghiêm trọng?

Vì sao ĐBSCL sạt lở ngày càng nghiêm trọng?

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia

Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia

Giá xuất khẩu cá tra tăng mạnh, người nuôi vẫn ‘treo ao’ vì sợ lỗ

Giá xuất khẩu cá tra tăng mạnh, người nuôi vẫn ‘treo ao’ vì sợ lỗ

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giảm mạnh trong 2 tháng qua

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giảm mạnh trong 2 tháng qua

Lạm phát châu Âu ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Lạm phát châu Âu ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA