Tư Lúa Mùa và cái ngông làm lúa mùa
Tin mới
16:22
HSBC tính cắt giảm gần một nửa diện tích văn phòng trên toàn cầu
16:18
WTO đồng ý về dán nhãn xuất xứ các sản phẩm của Hong Kong
16:13
Sở GTVT TP.HCM đưa ra lộ trình ‘khai tử’ xe 3 – 4 bánh tự chế
16:09
Cổ đông Nhật Bản muốn mua 25 triệu cổ phiếu của Petrolimex
16:07
Trung Quốc xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho 27 nước, viện trợ miễn phí cho 53 nước
11:53
TP.HCM sắp mở lại một số dịch vụ không thiết yếu
11:42
TP.HCM duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
11:34
Renault Kiger giá 175 triệu đồng ở Ấn Độ, chờ ngày về Việt Nam
11:13
Úc, Canada sẽ bắt các ông lớn công nghệ trả phí tin tức
10:51
Kinh tế Hong Kong đối diện bốn thách thức nghiêm trọng
10:27
117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam
21:37
Người giao hàng ở Hàn Quốc ‘làm việc đến chết’
21:27
Nghiên cứu tại Anh chứng minh vắc xin Covid-19 hiệu quả ngay ở mũi đầu
21:22
THACO xuất khẩu lô ôtô và linh kiện phụ tùng lớn nhất từ trước đến nay
21:18
53 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh đi học trở lại
16:39
Thành lập 2 Tiểu ban quản lý lưu vực sông Cửu Long và Sê San-Srêpốk
12:33
Facebook thông báo khôi phục quyền truy cập tin tức tại Úc
12:25
Giới chuyên gia nhận định kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh mẽ
12:10
Giá Bitcoin lại trượt sâu
10:28
11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại Việt Nam
Bản tin thị trường
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Mekong Connect
2021/02/25 - 3:36:24 AM

08:29 - 05/06/2020

Tư Lúa Mùa và cái ngông làm lúa mùa

Ai nấy nghe nói ông Lê Quốc Việt có biệt danh là “Tư Lúa Mùa” còn 30 tấn gạo Chim rơi và Ba bụi chưa bán được mà ngân hàng lại nhắc đáo hạn, nóng lòng muốn giải cứu. Nhưng thương nhân cứ hỏi “Chính sách thị trường của anh như thế nào?”

  • ĐBSCL: Giá lúa tăng nhẹ sau quyết định cho xuất…
  • Chính phủ Campuchia hỗ trợ ngành lúa gạo thêm 50…

Ông Lê Quốc Việt: lúa mua với giá 10.000 đồng/kg + tiền vận chuyển 300 đồng/kg, dễ khích lệ nông dân trồng lúa mùa.

Tư Lúa Mùa thiệt tình nói: “Tui lo nghiên cứu giống, làm ruộng, biết gì thị trường đâu mà ban hành chính sách”.

“Chừng đó gạo thì đâu có việc gì khó”, ông Nguyễn Văn Thành, giám đốc công ty CP lương thực Phước Thành IV, cười hiền nói cách giải cứu đơn giản nhất là “mua hết gạo”.

Nhớ lúa mùa

“Ngông” hết biết, vì thuở đời nay cao trào làm lúa cao sản, xài thuốc, xài phân, chạy đua sản lượng, ông lại lội ngược dòng làm lúa mùa, sáu tháng mới thu hoạch, một năm một vụ, năng suất chừng 3 – 3,5 tấn/ha.

“Tám tuổi xách cơm ra đồng cho ông ngoại, 13 tuổi tôi đã làm được tất cả những gì nông dân làm. Năm tôi 13 tuổi, ba tôi mất. Là con lớn tôi phải làm tất cả. Đã sống trong lúa mùa, lớn lên với lúa mùa, nhưng đi học thì người ta chỉ dạy lúa cao sản. Đến khi già cái đầu, mỗi lần gió bấc về là nhớ ngày xưa, nhớ hình ảnh lúa mùa”, Tư Lúa Mùa nói về sự núm níu, tìm đường trồng lại lúa mùa cách đây 13 năm.

May cho Tư Lúa Mùa vì viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (MDI) – đại học Cần Thơ còn lưu giữ giống lúa bản địa trong ngân hàng giống lúa suốt nửa thế kỷ qua. Bảy năm nuôi ý tưởng lúa mùa, tuy là chặng đường cam go trong đời người, thách thức tinh thần của một nông dân nhà nòi trước sức ép cao sản, thì cũng đến lúc ai nấy sợ hoá chất, tìm kiếm nguồn thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, nhu cầu có thật này là may mắn cho Tư Lúa Mùa. Từ lúc làm cán bộ phòng kế hoạch, làm bí thư xã, tới lúc là trưởng phòng nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, ý tưởng phục sinh lúa mùa được một lần may mắn nữa khi huyện chấp thuận cho Tư Lúa Mùa tự nghiên cứu, mở rộng diện tích trồng và chọn dòng thuần giống bản địa.

Tìm được  giống chim rơi, ba bụi, một bụi, nếp than tàu, trắng tép vàng từ viện MDI, mỗi giống 100 hột, mày mò cấy trồng, nhân giống lâu đến phát nản. Năm đầu tiên đủ giống cấy trồng theo xưa, không thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hoá học (trồng trên đất lúa + nuôi tôm càng xanh, cùng thời gian thả, sáu tháng thu hoạch), nhưng 2ha chỉ gặt được hơn tám chục giạ (mỗi giạ khoảng 20kg).

Đó là kết quả không mong muốn của người lo cơm, nước mỗi ngày để Tư Lúa Mùa nuôi mộng phục sinh lúa kiểu xưa. Vợ ông cũng từng là lớp phó đời sống khi ông là lớp trưởng hồi học đại học, rời Long An về Rạch Giá, làm dâu nhà ông.

Hai bộ não kỹ sư nông nghiệp, cuối cùng cũng kéo năng suất lúa mùa lên 3 – 3,5 tấn/ha. Nhưng khi thuê 5ha đất xấu (giá rẻ) mở rộng vùng trồng lúa mùa, hễ chung quanh gặt lúa cao sản thì lúa mùa trở thành mồi ngon của chim chuột; cứ 5ha thì mức tổn thất hết 1/3. Bụng dạ thấy lo khi nhìn “nương tử” đang nao núng, Tư Lúa Mùa bàn cách hợp tác với chòm xóm mở rộng vùng che phủ trên 35ha nuôi tôm, trồng lúa, trong đó có 12ha trồng lúa mùa, thả tôm cùng một lượt. Thực ra, tiền chưa có nhiều, nhưng hệ sinh thái có chiều hướng thay đổi thấy rõ. Cá đồng đủ loại phục hồi, tôm càng xanh chắc thịt, cơm gạo tìm lại được hương vị đồng nội như hồi xưa, Tư Lúa Mùa nói.

Huyện đồng ý chi hỗ trợ tiền công khi dân cấy lúa, trả tiền mua giống của Tư Lúa Mùa.

Tới nay thì cộng đồng lúa mùa + tôm càng xanh có trong tay 50 tấn lúa mùa (30 tấn gạo) không hoá chất, tận dụng bùn tự nhiên trong ruộng nuôi tôm.

“Chính sách thị trường của anh như thế nào?”, Tư Lúa Mùa ngán câu hỏi này nhứt hạng, vì làm sao biết được thị trường. “Nghe nói người Việt nhớ quê, mua đỡ nàng hương Chợ Đào của Thái, còn hàng Việt muốn vô Mỹ cần có chứng nhận đàng hoàng, nhưng tui lại không biết phải làm sao!”, ông nói.

Lúa+tôm+du

Không phải cố tình lấy văn hoá lúa mùa trêu ngươi cao sản, mà vì giá trị của lúa mùa không chỉ muốn có gạo là xong, mà là tính đa dạng sinh học, lợi ích kinh tế, sức khoẻngười dùng và môi trường.

Ông tự viết bài, tự chụp ảnh, tự trình bày rồi trở về trường xin in sách nói chuyện “Đời sống lúa mùa quê tôi”. Một hôm, quá bất ngờ, Tư Lúa Mùa nhận được lời nhắn “cho con share bài “mùa cá đẻ” lên trang Bảo vệ động vật Á châu nha chú”. Cuộc đời vui của Tư Lúa Mùa là vậy. Khi thiết kế ban đầu là làm lúa mùa, nghiên cứu phục sinh cách làm nông truyền thống, làm bảo tàng nông nghiệp và rủ rê những vị khách có lòng với nông nghiệp kiểu xưa về trang trại này và rong chơi trong xóm tôm – lúa, là niềm vui khi tuổi già.

Tương lai nông trại với năm căn phòng nhà cao cẳng, mái lá và gói dịch vụ cho du khách ở nông trại 2 ngày 1 đêm. Mùa cấy thì rải mạ, đi cấy; mùa lúa làm đòng thì chiều cắm câu, tối lai rai chuyện đời hay vào vùng trồng khóm; ngày thăm những ngôi chùa Khmer 200 – 300 năm tuổi, tối nghe nhạc lâm-thôn, chìm giấc điệp với dàn  hợp  xướng ếch nhái ểnh ương hoà điệu. Ước mơ không giới hạn, Tư Lúa Mùa còn mơ ước viết nhiều trò chơi trẻ con nông thôn, chuyện bắt cá đồng, văn hoá nào đang mai một và lối sống nào là vốn quý của người nông thôn, đang tan chảy. Ông chỉ mong những người khách đến với mình cùng sở nguyện hiểu thêm nông nghiệp cội nguồn.

Lẽ ra Tư Lúa Mùa đã có chuyến xuất ngoại theo lời mời sang Úc của TS Nguyễn Văn Kiền, giảng viên đại học tại Úc, sáng lập Mekong Organic Club, nói chuyện mô hình bảo tàng sống từ lúa mùa và nông nghiệp truyền thống, nhưng SARS-CoV-2 hoành hành, đành phải dừng.

Tư Lúa Mùa đã bán hai miếng ruộng để đầu tư  gần 3 tỷ đồng cho ước mơ của mình. “Ước mơ cả đời tôi là giống, phải tìm được  trắng tép “trắng”, gạo rất ngon. Đã hai lần tìm được giống, nhưng chỉ là trắng tép vàng. Tìm được 100 hột giống tàu hương, chuột quất còn 6 hột. Gầy giống mùa tới có vài trăm ký giống, ước gì tìm lại được Châu Hạng Võ (gạo đỏ) thì dòng gạo ngon sáu tháng sẽ giúp cái xóm lúa mùa – tôm càng xanh này nở nồi.

Ước mơ của Tư Lúa Mùa là bất tận.

Bài và ảnh Khánh An (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Nông dân đồng bằng không ngại cái mới

[Video] ‘Vua bánh mì’ Kao Siêu Lực tiết lộ bí quyết sản xuất bánh mì thanh long

Ngành tôm phục hồi sau dịch Covid-19

Giá gạo Việt xuất khẩu đang tốt nhất trong lịch sử

Mặn xâm nhập sâu ở các tỉnh ĐBSCL

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:lê quốc việtTư Lúa Mùa

Tin khác

Mỹ bỏ áp thuế chống bán phá giá với ‘vua tôm’ Minh Phú

Mỹ bỏ áp thuế chống bán phá giá với ‘vua tôm’ Minh Phú

Cảnh báo hạn, mặn gia tăng khi Trung Quốc giảm lượng xả nước thượng nguồn Mekong

Cảnh báo hạn, mặn gia tăng khi Trung Quốc giảm lượng xả nước thượng nguồn Mekong

Sầu riêng Malaysia lần đầu tiên thâm nhập thị trường Nhật Bản

Sầu riêng Malaysia lần đầu tiên thâm nhập thị trường Nhật Bản

Tâm sự mang tên lúa mùa Tư Việt

Ông Tư Việt Lúa Mùa – người nhặt từng hạt tấm

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Chuyện nhà Cỏ May: cơm với cá như má với con

Lão nông Sáu Công đổi đời nhờ chanh dây nhãn lồng

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA