Nông dân đồng bằng không ngại cái mới
  • Góc nhìn
    • Bình luận – Phân tích
    • Chân dung
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Đô thị
    • Xã hội
  • Hội nhập
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Tiêu chuẩn và Hội nhập
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính – BĐS
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp thị
    • Chuyện tiếp thị
    • Mua sắm – Tiêu dùng
  • Công nghệ
    • Hi-tech
    • Startup
    • Điện máy
  • Nông nghiệp
    • Xuất nhập khẩu
    • Khởi nghiệp
    • Chính sách
  • Sống khỏe
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Văn hóa
    • Văn hóa
    • Giáo dục
    • Gia đình
    • Giải trí
  • Media
  • Mekong Connect
    • Hỏi đáp
    • Trao đổi
Trang chủ Mekong Connect
2019/12/12 - 4:14:28 PM

14:16 - 07/11/2019

Nông dân đồng bằng không ngại cái mới

Nông dân đồng bằng không ngại cái mới, nhưng họ cũng cần sự hỗ trợ từ các cơ quan nghiên cứu, tiếp thị. Và ai sẽ tìm ai trong công cuộc tìm kiếm gia tăng giá trị cho nông thủy hải sản đồng bằng?

  • ABCD Mekong đang làm tốt, nhưng sao chúng ta không…
  • Mekong Connect 2019: Ý nghĩa của một nông pháp mới

Nông dân ĐBSCL cần nhất hiện nay là được hỗ trợ về nghiên cứu thị trường để tìm đầu ra, hỗ trợ về con giống… và đặt biệt là công nghệ.

Trang trại Kim’s Garden của anh Trương Hữu Thuận ở huyện Cái Răng, Cần Thơ có nhiều vật nuôi. Dưới ao có cá lóc, cá trê, ếch. Trên bờ là các ống gạch nuôi rắn mối. Trong các chuồng dưới đất là chim trĩ, gà sao, gà tre và bồ câu thì ở trên cao… Có lúc, trang trại của anh có đến 20 loại vật nuôi.

Nhưng anh Thuận không nuôi các loài trên để bán mà là để thử nghiệm các loại côn trùng của Kim’s Garden, bao gồm trùn quế, dế và ấu trùng ruồi cánh đen. “Tôi chỉ muốn trình diễn với nông dân địa phương để xem loại côn trùng nào thích hợp với loại vật nuôi gì. Mọi người cũng có thể xem chúng có thích hợp với thời tiết, khí hậu của địa phương hay không”, anh Thuận chia sẻ.

Người dân địa phương mua sản phẩm của Kim’s Garden cũng khá đông. Ông Nguyễn Văn Tuấn, một nông dân ở huyện Thới Lai, nói rằng ông thường mua trứng dế và rắn mối ở Kim’s Garden để nuôi bầy riêng của mình. Dế và rắn mối đã tiết giảm nguồn chi phí cho thức ăn gia cầm, gia súc đáng kể.

Nguồn nguyên liệu cho dế ở trang trại Kim’s Garden dễ tìm thấy trong khu vườn bạt ngàn cây khoai mì của anh Thuận hay phụ phẩm nông nghiệp địa phương. Riêng với ấu trùng ruồi cánh đen thì kỳ công hơn chút. Anh Thuận phải tìm các nhà máy nước ép trái cây để mua lại bã, xác trái cây hoặc các hãng làm đậu hũ, công ty bia rượu để mua lại bã đậu nành hay bã bia.

“Gia cầm khi ăn côn trùng sẽ cho thịt tươi ngon hơn so với cám hay thức ăn công nghiệp, giá côn trùng cũng khá rẻ. Mô hình này rất phù hợp với xu hướng nông sạch, nông nghiệp hữu cơ hiện nay. Mình làm ra được nhiều sản phẩm cho người sử dụng cuối”, anh Thuận nhận xét.

Tuy nhiên, anh nông dân hữu cơ này vẫn tự bơi một mình. “Tôi mua các loại bột dế về để nghiên cứu xem họ làm thế nào. Rồi hợp tác với vài anh em để sản xuất cho thị trường nước ngoài. Bột dế hiện được chuộng hơn bột cá trên thị trường. Giá bán trên mạng Amazon đâu khoảng 100 USD/kg”, anh Thuận kể.

Câu chuyện trên bàn nhậu

Thực đơn của Quán Dế sữa Rẹc Rẹc ở quận 2, TP.HCM từ gần 10 năm nay càng dài hơn với đủ các loại côn trùng: Dế chiên giòn 10.000 đồng/con,  dế sữa chiên giòn 30.000 đồng/chén nhỏ, cào cào chiên giòn 40.000 đồng/chén nhỏ, đuông dừa 15.000 đồng/con, rắn mối 20.000 đồng/con, bò cạp 20.000 đồng/con và nhện khổng lồ đến 50.000 đồng/con. Chị Trúc Anh, chủ quán, nói người Sài Gòn ngày càng sành ăn côn trùng, quán lúc nào cũng đông. Không những thế, Dế sữa Rẹc Rẹc còn dự các hội chợ hàng hóa và ẩm thực Thái Lan tổ chức khắp nơi ở thành phố.

Các loại côn trùng trên được nhập từ Thái Lan và phải trải qua các khâu kiểm dịch nghiêm ngặt của cả hai nước. “Tôi cũng muốn tìm nguồn nuôi tại thành phố để chủ động nguyên liệu. Có một vài nơi nuôi dế nhưng không bán cho mình vì… xuất khẩu hết trơn”, chị Trúc Anh cho biết.

Đặt hàng

Câu chuyện của trang trại Kim’s Garden và quán Dế sữa Rẹc Rẹc hiện rõ cái mà nông dân vùng ĐBSCL cần nhất hiện nay: Hỗ trợ về nghiên cứu thị trường để tìm đầu ra, hỗ trợ về con giống, công nghệ chế biến và lưu trữ!

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói rằng đã qua rồi quan niệm “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” bởi nguồn tài nguyên nước ngày càng khan hiếm, các yếu tố kế đến không còn giữ trật tự quan trọng như trước. Bà nói “nhất giống tốt, nhì phân hữu cơ” giờ trở thành cốt lõi của nền nông nghiệp sạch và trong tình cảnh biến đổi khí hậu mà vùng đồng bằng đang ứng phó.

“Chúng ta không vì ám ảnh lương thực mà cứ giữ mãi 3,8 triệu ha lúa mà không quan tâm đến chất lượng giống lúa. Nhiều năm qua, gạo của Việt Nam bị Campuchia qua mặt về mặt phẩm chất và giá cả. Chúng ta chỉ cần sản xuất đủ ăn, dư dôi một đến hai triệu tấn để xuất khẩu – nhưng đó là loại gạo phẩm chất cao, có giá trị xuất khẩu cao. Rồi kế đến là xen canh, một vụ lúa, rồi một vụ màu khác hay cá tôm”, bà Lan nhận định.

Điều đó đặt ra cho các viện nghiên cứu nông nghiệp, các trường đại học nông lâm ở Việt Nam nhiều vấn đề. “Nông dân cần phải chủ động đặt hàng. Các viện các trường cũng phải tự bươn chải, vươn ra thế giới bên ngoài. Giới nghiên cứu cũng cần thấy trách nhiệm của mình với nền nông nghiệp nước nhà”, vị chuyên gia phát biểu.

Đường ra với thế giới bên ngoài cần sự hợp lực. Thị trường Trung Quốc từng chiếm đến 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nay là một thị trường rủi ro và mỗi ngày dựng lên hàng rào mới để bảo vệ hàng của họ. Hàng nông sản và các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam cần đi xa hơn, nếu không chúng ta phải đương đầu với tình trạng trồng rồi chặt, phá rồi gieo giống cây mới. “Nếu xuất sang châu Âu và Hoa Kỳ, chi phí vận tải hàng hóa đường không từ 3-4 USD/kg. Nếu bằng đường biển thì chỉ còn 1-1,5 USD/kg, nhưng phải mất 3-4 tuần. Nếu chúng ta có màng đa lớp để bảo vệ rau trái, các loại trái cây chủ lực của đồng bằng như xoài, thanh long, sầu riêng và bơ sẽ có mặt khắp siêu thị trời Tây”, Tổng Giám đốc Rynan Agrifoods Nguyễn Thanh Mỹ cho biết.

Ông cũng nói rằng các doanh nghiệp Việt Nam thường dấu kỹ chuyện mình đang làm gì bởi sợ cạnh tranh và không ưng hợp tác. “Nhưng cứ cởi mở thì mình sẽ có nhiều bạn đồng hành đi chung, có người cùng nghiên cứu tìm hướng ra với mình”, ông mời gọi mọi người đặt hàng nghiên cứu với ông và cùng làm nếu có thể.

Hồ Nguyên Thảo – Quỳnh Luân (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Đến lúc ĐBSCL phải biết cách xài nước hiệu quả

Để làm ăn với ‘người khổng lồ’: Minh bạch nguồn gốc

Xoài có nhiều nhưng xuất được bao nhiêu?

Làm nên ‘dáng đứng’ của mỹ phẩm xứ dừa

[Video] Mekong Connect 2019: công nghệ nào giúp nông sản ĐBSCL đi xa?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:công nghệ nông nghiệpĐBSCL

Tin khác

Sẽ có hàng loạt tuyến cao tốc về ĐBSCL

Sẽ có hàng loạt tuyến cao tốc về ĐBSCL

Xây dựng lớp nông dân đổi mới, có kiến thức khoa học

Xây dựng lớp nông dân đổi mới, có kiến thức khoa học

ĐBSCL sắp đối mặt đợt hạn, mặn rất nghiêm trọng

ĐBSCL sắp đối mặt đợt hạn, mặn rất nghiêm trọng

Mác mật khát vọng chinh phục trời Âu

Đồng bằng thay áo mới?

Hơn 680 điểm sạt lở bờ sông ở ĐBSCL

[Video] Nhìn lại Mekong Connect 2019

Thêm 24 DN đạt chứng nhận HVNCLC- Chuẩn hội nhập

XEM NHIỀU NHẤT

ĐBSCL sắp đối mặt đợt hạn, mặn rất nghiêm trọng

ĐBSCL sắp đối mặt đợt hạn, mặn rất nghiêm trọng

Xây dựng lớp nông dân đổi mới, có kiến thức khoa học

Sẽ có hàng loạt tuyến cao tốc về ĐBSCL

Hỏi đáp
Cảnh báo DN xuất khẩu gạo sang Mỹ kiểm soát dư lượng thuốc BVTV

Cảnh báo DN xuất khẩu gạo sang Mỹ kiểm soát dư lượng thuốc BVTV

Trao đổi
An toàn thực phẩm của Mỹ và chuẩn hội nhập của hàng Việt

An toàn thực phẩm của Mỹ và chuẩn hội nhập của hàng Việt

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Khuyến mại lớn khi mua thiết bị bếp Malloca tại Vietbuild TPHCM 2017

Khuyến mại lớn khi mua thiết bị bếp Malloca tại Vietbuild TPHCM 2017

Gỗ An Cường cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng uy tín

Gỗ An Cường cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng uy tín

Gỗ An Cường tại Vietbuild Hà Nội 2017 thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm

Gỗ An Cường tại Vietbuild Hà Nội 2017 thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm

Trải nghiệm không gian bếp thông minh Malloca tại Vietbuild Hà Nội 2017

Trải nghiệm không gian bếp thông minh Malloca tại Vietbuild Hà Nội 2017

Gối trang trí cao cấp Soft Decor chính thức có mặt tại Aeon Bình Tân

Gối trang trí cao cấp Soft Decor chính thức có mặt tại Aeon Bình Tân

Nước giải khát Tasty Chanh Leo – Thạch Bích ‘vừa ngon, vừa khỏe’

Nước giải khát Tasty Chanh Leo – Thạch Bích ‘vừa ngon, vừa khỏe’

SAGRIFOOD – ‘Thực phẩm sạch cho mọi gia đình’

SAGRIFOOD – ‘Thực phẩm sạch cho mọi gia đình’

Điện gia dụng HONJIANDA – Tự hào là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

Điện gia dụng HONJIANDA – Tự hào là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

CASUMINA – Bạn đường tin cậy, sự phát triển không ngừng của trí tuệ Việt

CASUMINA – Bạn đường tin cậy, sự phát triển không ngừng của trí tuệ Việt

Sagrifood giảm giá đến 15% nhiều mặt hàng trong tháng 6

Sagrifood giảm giá đến 15% nhiều mặt hàng trong tháng 6

Nhựa Tý Liên không ngừng đổi mới công nghệ

Nhựa Tý Liên không ngừng đổi mới công nghệ

Kẹo dừa Vĩnh Tiến, HVNCLC với tham vọng vươn ra toàn cầu

Kẹo dừa Vĩnh Tiến, HVNCLC với tham vọng vươn ra toàn cầu

Giày BQ lần thứ 5 đạt danh hiệu HVNCLC

Giày BQ lần thứ 5 đạt danh hiệu HVNCLC

Dệt kim Đông Xuân nhiều năm liền được chứng nhận HVNCLC

Dệt kim Đông Xuân nhiều năm liền được chứng nhận HVNCLC

Danh hiệu HVNCLC là sự tin yêu của người tiêu dùng với Tân Hoàn Cầu

Danh hiệu HVNCLC là sự tin yêu của người tiêu dùng với Tân Hoàn Cầu

Bidrico đã có mặt ở hơn 15 quốc gia nên không ngại gì ‘hội nhập’

Bidrico đã có mặt ở hơn 15 quốc gia nên không ngại gì ‘hội nhập’

  • Góc nhìn
    • Bình luận – Phân tích
    • Chân dung
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Đô thị
    • Xã hội
  • Hội nhập
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Tiêu chuẩn và Hội nhập
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính – BĐS
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp thị
    • Chuyện tiếp thị
    • Mua sắm – Tiêu dùng
  • Công nghệ
    • Hi-tech
    • Startup
    • Điện máy
  • Nông nghiệp
    • Xuất nhập khẩu
    • Khởi nghiệp
    • Chính sách
  • Sống khỏe
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Văn hóa
    • Văn hóa
    • Giáo dục
    • Gia đình
    • Giải trí
  • Media
  • Mekong Connect
    • Hỏi đáp
    • Trao đổi
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm nội dung: Hồ Đức Minh. Tel : 028-38466136 — Fax: 028-38466180 — Email :info@bsa.org.vn


Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet số 86/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20/7/2015, sửa đổi bổ sung ngày 01/02/2018.

Toà soạn: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM. Email:toasoantttg@gmail.com. Hotline: 0903 647 911.

Liên hệ: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM. ĐT: 028.38466136

Ghi rõ nguồn "thegioihoinhap.vn" khi trích dẫn từ kênh thông tin này.

Copyright 2015 - Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp