Logistics - nguồn lực phát triển cho ĐBSCL
Tin mới
22:33
Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại
22:28
Mỹ cấm vận kinh tế, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga
15:56
Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ
15:46
ECB công bố khảo sát về đồng euro kỹ thuật số
15:35
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
15:27
Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được định giá 86 tỷ USD
15:18
Mỹ tính áp loạt lệnh trừng phạt lên Nga
15:15
Quảng Ninh lần thứ 4 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI
09:45
Các hãng công nghệ Trung Quốc được lệnh ‘học hỏi trường hợp Alibaba’
09:09
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Nông nghiệp sẽ không loay hoay trồng cây gì, nuôi con gì’
09:00
Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh
16:27
Giới đầu tư đổ xô vào tài sản rủi ro cao nhờ điều kiện tín dụng dễ dàng
16:22
Microsoft mua công ty trí tuệ nhân tạo Nuance với giá 19,7 tỷ USD
16:18
Mỹ có kế hoạch giải thoát Trung Quốc khỏi cái mác ‘thao túng tiền tệ’
16:02
Báo cáo PAPI 2020: người dân lo ngại nhiều hơn về y tế
15:56
Doanh nghiệp gặp khó vì giá thép tăng cao
10:18
Bộ Công Thương tham vấn điều tra chống bán phá giá đường từ Thái Lan
10:11
Thái Lan – Campuchia mất tết vì Covid-19
09:31
5 siêu thực phẩm quen thuộc nên ăn hàng ngày
09:18
Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc: ‘3 chữ P’ và cách huy động vốn khác biệt
Bản tin thị trường
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
16:43
Giới trẻ Đài Loan đổ xô đi đổi tên thành ‘Cá Hồi’ để được ăn sushi miễn phí
09:23
Bali chuẩn bị đón khách quốc tế trở lại vào tháng 6
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Báo Xuân 2021
2021/04/16 - 6:25:45 AM

11:00 - 03/02/2021

Logistics – nguồn lực phát triển cho ĐBSCL

Logistics được xem như ngành kinh tế mới – một trong những nội dung được đề cập tại diễn đàn Mekong Connect 2020.

Yếu tố quan trọng trong việc tổ chức và phát triển hệ thống logistics ngành hàng nông sản ở ĐBSCL là làm sao thu hút các chủ hãng tàu lớn, đủ sức giải quyết mọi vấn đề đặt ra cho hàng đi, hàng về.

Vùng ĐBSCL hiện đóng góp khoảng 50% tổng sản lượng lương thực, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% trái cây, 65% thủy hải sản và 20% GDP của cả nước.

Những con số biết nói

Theo Bộ Công Thương, 5 năm trở lại đây, chi phí logistics cho xuất nhập thủy sản và trái cây của Việt Nam khoảng 20 – 25%, trong khi chi phí các nước khác vào khoảng 10 – 15%.

Khảo sát thực tế tại tập đoàn Minh Phú cho thấy chi phí logistics mỗi năm vận chuyển tôm từ hai nhà máy ở Hậu Giang và Cà Mau lên TP.HCM để xuất đi các nước tốn khoảng 60 tỉ đồng. Chính chi phí logistics cao đã dẫn đến giá tôm của Việt Nam cao hơn của Ấn Độ và Indonesia từ 1 – 2 USD/kg.

Một công ty trái cây nhiệt đới tại Bến Tre phải chi trả phí vận chuyển các mặt hàng tươi cao cấp đạt chuẩn GAP đi Hà Nội với cước phí 20.000 đồng/kg trái cây. Một doanh nghiệp xuất khẩu hàu sống bằng đường hàng không sang Thái Lan, chi phí mua hàu tại Việt Nam chỉ khoảng 30.000 đồng/kg nhưng chi phí vận chuyển từ vùng nguyên liệu đến Thái Lan khoảng 40.000 đồng/kg. Tổng chi phí cho hoạt động logistics cao hơn 133% so với chi phí mua hàu nguyên liệu.

Ông Chu Văn An, phó tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú cho biết từ Cà Mau lên TP.HCM chi phí vận chuyển là 11 triệu đồng/container, từ Hậu Giang lên TP.HCM hết 7 triệu đồng/container. Như vậy, với 6.700 – 7.000 container/năm, chi phí vận chuyển hàng hóa hơn 60 tỉ đồng/năm.

Chi phí vận chuyển gạo từ An Giang lên TP.HCM bằng đường thủy khoảng 4 triệu đồng/container 25 tấn, so với đường bộ tốn 8 triệu đồng/container 25 tấn, nhưng thời gian vận chuyển đường thủy lại lâu hơn gấp đôi, công ty cổ phẩn Angimex cho biết.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thay vì đưa hàng xuất khẩu lên đầu mối TP.HCM, việc phân luồng, xuất khẩu tại chỗ ĐBSCL sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí khoảng 30 – 40%.

Khai thông nguồn lực

ĐBSCL là khu vực tiếp giáp với Vùng kinh tế trọng điểm phía nam (SFEZ) phát triển kinh tế năng động nhất ở Việt Nam và cũng là vùng tiếp giáp với nhiều quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay trong vùng có 4 cảng hàng không: Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ (công suất thiết kế 3 triệu khách/năm), Phú Quốc (4 triệu khách/năm), Rạch Giá (0,3 triệu khách/năm) và Cà Mau (0,3 triệu khách/năm), đều chưa khai thác hết công suất, đặc biệt là cảng Cần Thơ năm 2018 mới chỉ có 835.100 lượt hành khách, đạt 27,8% công suất. Khi dịch bệnh Covid-19, hoạt động kinh doanh các cảng hàng không càng thê thảm.Phát triển logistics gắn với đường bộ, đường sông, đường biển, ven bờ và hàng không được tính đến. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ba lỗ hổng về mặt chính sách liên quan đến phát triển hệ thống logistics của vùng ĐBSCL như sau:

– Chưa đưa ra được những chính sách kêu gọi đầu tư, sử dụng dịch vụ hấp dẫn và mang tính đột phá nên đã dẫn đến tình trạng đầu tư cũng như thu hút đầu tư để phát triển hệ thống logistics ở ĐBSCL manh mún, kém hiệu quả, chậm trễ.

– Thiếu chính sách liên kết vùng và phối hợp giữa các bộ ngành trong quy hoạch tổng thể hệ thống logistics của vùng, do đó dẫn đến tình trạng hệ thống logistics vẫn chưa phát triển.

– Chính sách đầu tư tài chính cho phát triển logistics vùng chưa phù hợp, tổng vốn đầu tư còn thấp so với các khu vực khác trên cả nước nên hệ thống giao thông vùng ĐBSCL chưa đáp ứng được các nhu cầu vận chuyển hàng hóa nói chung, hàng hóa nông sản nói riêng.

Theo đánh giá của những tổ chức/cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics trong nông nghiệp, bên cạnh những lỗ hổng về mặt chính sách như trên, trong quá trình sử dụng các dịch vụ logistics, họ phải đối mặt với những khó khăn: năng lực cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp logistics trong vùng (cả về số lượng và chất lượng) còn yếu kém; kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và hiệu quả, giá cước thay đổi thất thường, thiếu kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng.

Những điểm nghẽn này đã làm cho chi phí logistics gia tăng và chất lượng sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nói cách khác, làm cho năng lực cạnh tranh của các hàng hóa nông nghiệp thấp.

Năm 2018, toàn vùng ĐBSCL có 47.363 doanh nghiệp, trong đó 1.256 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chiếm 2,65%; trên 90% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo Tổng cục Thống kê. Trước đó, theo kết quả nghiên cứu (năm 2017) của Đại học An Giang, 64% doanh nghiệp thuê dịch vụ logistics để tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, số còn lại thuê dịch vụ logistics khi có nhu cầu.

Khi nhiều hành lang và nút giao thông chính, cơ sở hạ tầng được đề xuất đầu tư ở ĐBSCL từ nay đến 2030, vấn đề đặt ra là hoạt động dịch vụ logistics để tối ưu hóa nguồn lực đầu tư sẽ như thế nào?

Theo Công ty cổ phần Nam Việt (Navico), yếu tố quan trọng trong việc tổ chức và phát triển hệ thống logistics ngành hàng nông sản ở ĐBSCL là làm sao thu hút các chủ hãng tàu lớn, đủ sức giải quyết mọi vấn đề đặt ra cho hàng đi, hàng về, từ container chuyên dụng tới container rỗng, từ hàng khô cho tới hàng đông lạnh để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Thị trường lao động… mênh mông!

Việc giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu, phát triển kinh tế là yêu cầu cấp bách.Trong khi đó, nguồn nhân lực lại rất hạn chế, dẫn tới nhiều hệ lụy. Chính vì thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn nên việc điều độ, vận hành các hoạt động dịch vụ logistics, của cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lẫn các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, đều kém hiệu quả, phát sinh chi phí cao.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), có hơn 3.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong giai đoạn 2017 – 2020, cần thêm khoảng 20.000 lao động trình độ chuyên môn cao. Dự báo đến năm 2030, số doanh nghiệp logistics tăng gấp 10 lần so với năm 2020. Trong khi đó, cả nước có 24 trường cao đẳng và trung cấp đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực logistics với quy mô đào tạo hằng năm từ 4.500 – 6.000 người trình độ cao đẳng và trung cấp. Ngoài ra, các trường và trung tâm giáo dục nghề nghiệp đào tạo hằng năm từ 12.000 – 17.000 người trình độ sơ cấp và ngắn hạn dưới 3 tháng về logistics.Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ có 15 cơ sở đào tạo chuyên ngành logistics hoặc gần chuyên ngành logistics ở cấp đại học/sau đại học và cơ sở dạy nghề về logistics. Kết quả là có tới 93 – 95% số người lao động trong dịch vụ này không được đào tạo bài bản.

Một điều nữa, chỉ có khoảng 4% nhân lực thông thạo tiếng Anh nghiệp vụ, 30% nhà quản lý doanh nghiệp logistics phải được đào tạo lại, theo Bộ LĐ-TB-XH. Đội ngũ quản lý thường là cán bộ chủ chốt điều động đến các công ty logistics, được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, hầu hết ít được cập nhật kiến thức mới, phong cách lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng yêu cầu.

Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ tuy tốt nghiệp đại học nhưng từ những chuyên ngành ngoài logistics. Lực lượng lao động trực tiếp như bốc vác, xếp dỡ, lái xe, kiểm đếm hàng kho bãi… đa số trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Tại ĐBSCL có 17 trường đại học nhưng chỉ 1 trường đào tạo chuyên ngành logistics ở bậc đại học chính quy và cao đẳng nghề. Mặc dù đã có vài trường đi đầu mở ngành đào tạo logistics nhưng kiến thức đào tạo nặng về lý thuyết, thiếu các cơ sở thực tập để người học có thể vận dụng những thao tác tác nghiệp, phải đưa sinh viên đến Tân Cảng TSC tiếp cận với mô hình thiết kế trên hệ thống không gian ảo… Khi hoạt động logistics ở ĐBSCL còn quá ít ỏi thì sinh viên quê ĐBSCL theo đuổi ngành học logistics sẽ buộc phải đi tìm việc tại các doanh nghiệp ở TP.HCM, Vũng Tàu, Bình Dương…

Nếu không thúc đẩy hệ thống đào tạo logistics trong vùng ngay từ bây giờ, chắc chắn trong tương lai khi dịch vụ logistics phát triển sẽ không thể nào đáp ứng được nhu cầu nhân lực.Đợi “nước đến chân mới nhảy” thì quá muộn.

TS Võ Hồng Tú (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

TS Lê Đăng Doanh: ĐBSCL cần tạo cơ hội để chiếm lĩnh thị trường

Tái cấu trúc nông nghiệp và câu chuyện phát triển bền vững

Nhìn từ Silicon Valley: Các công ty Việt Nam có thể học được gì từ năm Covid?

Đi chơi tết nơi núi cao

Những cô gái bán mắm!

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ĐBSCLlogistics

Tin khác

Một tản mạn về trà

Một tản mạn về trà

Tâm sự mang tên lúa mùa Tư Việt

Tâm sự mang tên lúa mùa Tư Việt

Ông Tư Việt Lúa Mùa – người nhặt từng hạt tấm

Ông Tư Việt Lúa Mùa – người nhặt từng hạt tấm

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

‘Kèn tây’ tung chiêu mới độc lạ ‘sà bì chưởng’

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Những cô gái bán mắm!

‘Mưu đồ’ Việt hóa bàn ăn

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA