Địa phương lo ế nông sản, siêu thị kêu không đủ bán?
Tin mới
15:11
Triển vọng hồi phục của ngành hàng không châu Âu thêm mịt mờ
15:03
Công nghệ nổi bật tại CES 2021
14:50
Apple đẩy mạnh sản xuất iPhone, iPad tại Việt Nam và Ấn Độ
14:46
Intel đầu tư thêm 475 triệu USD vào Việt Nam
14:41
Vé tàu Tết Tân Sửu giảm sâu đến 15%
13:05
Mỹ từ chối yêu cầu của Hong Kong về hàng dán nhãn ‘Made in China’
13:00
60 tấn gạo Việt Nam đầu tiên được nhập khẩu vào Anh theo UKVFTA
12:39
Phiên chợ Tết: Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa
12:22
Nỗ lực toàn cầu ‘siết trách nhiệm’ các hãng công nghệ lớn
12:11
Xe máy sẽ tăng phát thải gần 70.000 tấn/năm
12:01
Du lịch TP.HCM mất hơn 55.000 tỷ đồng vì Covid- 19
22:46
Facebook News ra mắt tại Anh
22:25
Bộ Công an chính thức công bố mẫu thẻ căn cước công dân gắn chíp
16:13
Giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp
15:04
7 ngân hàng Việt Nam ra mắt thẻ tín dụng nội địa
14:58
TP Thủ Đức sẽ được chia thành 3 khu vực để quản lý
14:53
Doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mở rộng sản xuất tại Việt Nam
14:47
Bà Janet Yellen trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ
14:43
VN-Index giảm sốc hơn 38 điểm
10:23
Samsung đầu tư 10 tỷ USD xây nhà máy sản xuất chip 3nm ở Mỹ
Bản tin thị trường
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Mekong Connect
2021/01/27 - 6:02:09 PM

09:43 - 12/02/2020

Địa phương lo ế nông sản, siêu thị kêu không đủ bán?

Trong khi hầu hết các địa phương lo ngại tình trạng nông sản sẽ cần “giải cứu” thì các siêu thị lớn bất ngờ cho hay lượng hàng nhập về không đủ để bán ra, nhất là dưa hấu, thanh long.

  • [Video] ‘Vua bánh mì’ Kao Siêu Lực tiết lộ bí…
  • Trung Quốc lùi hạn thông quan, dưa hấu và thanh…

Nông sản xếp hàng chờ qua cửa khẩu ở Lạng Sơn. Ảnh: Chu Ngọc Thắng/Thanh Niên.

Thực trạng trớ trêu này được đại diện các nhà bán lẻ phản ánh tại cuộc họp bàn biện pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nCoV do Bộ Công Thương tổ chức chiều 11/2.

“Không cần giải cứu dưa hấu, thanh long nữa”?

Tại cuộc họp, bà Hải Vân, Giám đốc thu mua khu vực miền Bắc của chuỗi siêu thị BigC và siêu thị Go, cho biết trong một tuần qua, mỗi ngày hai hệ thống này tiêu thụ được 100 tấn dưa hấu và 70 tấn thanh long.

“Trong đó với thanh long, chúng tôi bán nhiều hơn số lượng các nhà cung cấp giao được. Có siêu thị riêng buổi sáng đã bán 15 tấn thanh long, hàng chuyển về không kịp. Và hôm nay chúng tôi vừa được báo tin tỉnh Tiền Giang nói không cần phải giải cứu thanh long nữa”, bà Vân thông tin trước sự có mặt của lãnh đạo Sở Công Thương Tiền Giang đồng thời khẳng định có thể xuống tận nơi để lấy hàng.

Bà Trần Thu Quỳnh, Giám đốc thu mua miền Bắc của hệ thống siêu thị Aeon Việt Nam, cũng khẳng định doanh nghiệp vừa nhận được thông tin không cần giải cứu dưa hấu và thanh long nữa.

Bà kiến nghị các sở Công Thương trao đổi cùng thương lái và nông dân để nắm tình hình và phản hồi cho doanh nghiệp. Cùng chung tình cảnh, bà Kim Dung, Giám đốc siêu thị Sài Gòn Co.op tại Hà Nội, phản ánh “thông tin không cần giải cứu nữa” đã có từ 3 ngày nay và siêu thị bà quản lý bị gián đoạn nguồn cung thanh long 2 ngày. “Chúng tôi mới được cấp trở lại vào hôm qua”, bà Dung cho hay và kiến nghị tỉnh Bình Thuận cung cấp nguồn hàng, số liệu để chuỗi siêu thị này hỗ trợ tốt nhất, tránh chuyện nông sản bị ách tắc.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, đại diện Vinmart và Vinmart+, cho hay từ ngày 5/2 đến nay hệ thống đã tiêu thụ 240 tấn dưa hấu nhưng có thể bán nhiều hơn nữa. “Thế nhưng khi các tỉnh yêu cầu hỗ trợ thì báo sản lượng lớn song khi chúng tôi liên lạc với nông dân để xuống mua thì hàng rất nhỏ giọt”, bà Thủy phản ánh và dẫn chứng về trường hợp của tỉnh Gia Lai chỉ có thể giao tối đa 60 tấn/tuần.

Theo vị này, Vinmart và Vinmart+ có thể tiêu thụ 300 tấn dưa/tuần nhưng các địa phương không đủ hàng mà giao. Do vậy bà Thủy kiến nghị các tỉnh “có trái gì, giá bao nhiêu, thu hoạch lúc nào” thì cần cụ thể để siêu thị có kế hoạch, tránh tình trạng khi doanh nghiệp xuống thu mua thì không đủ sản lượng và nông dân lại báo giá khác.

Còn nhiều nông sản “xếp hàng” chờ giải cứu

Điều đáng nói là cũng tại cuộc họp này, trước đó ít phút, hàng loạt lãnh đạo sở Công Thương đã bày tỏ lo ngại trước tình trạng ùn ứ nông sản sẽ còn kéo dài. Ông Hà Lê Thanh Trung, Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận, cho biết các doanh nghiệp tại địa phương đang phải lưu kho gần 7.700 tấn thanh long. Trong khi tổng sản lượng thu hoạch trong tháng 2 và tháng 3 tới sẽ tăng thêm 96.000 tấn.

Ông Trung mong muốn Bộ Công Thương tìm kiếm thị trường xuất khẩu, nhất là sang Myanmar và Campuchia. Bên cạnh đó, ông cũng kiến nghị có chính sách hỗ trợ tiền điện cho doanh nghiệp lưu kho và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp, cho biết do sản lượng thanh long của tỉnh không lớn nên đã tiêu thụ nội địa tốt, không cần giải cứu. “Có điều mặt hàng chủ lực của tỉnh là xoài với sản lượng 90.000 tấn, vốn bán cho Trung Quốc là chính sẽ vào vụ thu hoạch trong 1 tháng nữa. Bên cạnh đó khoai lang đang tồn 11.000 tấn khiến cả một huyện hoang mang”, ông Dũng nói.

Còn ông Đặng Văn Tuấn, Phó giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang, thông tin sản lượng trái cây đang thu hoạch của tỉnh khoảng 272.000 tấn mà nhiều nhất là sầu riêng, mít, bưởi, xoài… trong đó có nhiều sản phẩm mà Trung Quốc là thị trường chính. Do đó, ông Tuấn kiến nghị cần tăng cường kết nối với các nhà phân phối, có ký kết để sản xuất theo vùng nguyên liệu, cung cấp theo nhu cầu cung vào siêu thị.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Đồng Nai, cho biết riêng chuối và xoài đang thu hoạch thì đã đưa được vào siêu thị trong nước. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh nCoV kéo dài thì hơn 47.000 tấn mít, 155.000 tấn chôm chôm, 39.000 tấn sầu riêng sẽ bí đầu ra khi vào vụ thu hoạch tới đây.

Cùng chung hoàn cảnh, bà Phạm Thị Doan, Giám đốc Sở Công Thương Sơn La, lo lắng nếu Trung Quốc không sớm mở lại các cửa khẩu thì 98.000 tấn mận, 190.000 tấn xoài và 200.000 tấn nhãn sẽ bị ảnh hưởng bởi trước nay phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc.

Chủ trì cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết Bộ Công Thương đang tích cực làm việc với phía Trung Quốc, cố gắng có biện pháp tốt như mở cửa khẩu lại sớm hơn. Nhưng trước mắt là phải tăng cường kết nối với các nhà phân phối trong nước. Do vậy, các sở Công Thương có nhiều nông sản cần tiêu thụ phải có số lượng chi tiết để làm việc với các siêu thị lớn.

Chí Hiếu/Thanh Niên


https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/dia-phuong-lo-e-nong-san-sieu-thi-keu-khong-du-ban-1181719.html

Có thể bạn quan tâm

Phạm Chi Lan: 500 anh em gặp nhau ở Mekong Connect

Miền Nam bước vào ‘hạn bà chằn’

Gạo thơm Campuchia sẽ có giá cạnh tranh với gạo Việt Nam và Thái Lan

Mekong Connect 2019: Cá tra, thị trường ‘giá bèo’

Trung Quốc đóng cửa khẩu, nhà vườn miền Tây như ‘ngồi trên đống lửa’

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:dưa hấunông sảnthanh longtrung quốc đóng cửa khẩu

Tin khác

Miền Tây chưa kích cầu du lịch đủ mạnh, giá tour còn cao

Miền Tây chưa kích cầu du lịch đủ mạnh, giá tour còn cao

Ấn Độ: Đổi tên quả thanh long vì không muốn ‘dính dáng đến Trung Quốc’

Ấn Độ: Đổi tên quả thanh long vì không muốn ‘dính dáng đến Trung Quốc’

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Indonesia đặt mục tiêu trở thành nước sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới

Xuất khẩu lô gạo đầu tiên năm 2021 sang Singapore và Malaysia

Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2021 sẽ vẫn thấp

3 quốc gia ‘bắt tay’ kiểm toán quản lý nguồn nước sông Mekong

Nông dân trồng lúa hữu cơ được lợi kép

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA