Cô hướng dẫn viên đã làm cho dừa 'cười'
Tin mới
14:54
Trung Quốc tuyên bố GDP tăng trưởng 18,3% trong quý 1
09:58
Lệnh trừng phạt siêu máy tính Trung Quốc của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
09:47
Xu hướng lên sàn ngoại gọi vốn của doanh nghiệp Việt
09:36
Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh
09:25
Fitch: Biện pháp chống dịch góp phần nâng tín nhiệm của Việt Nam
09:00
VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4
08:55
Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD
22:33
Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại
22:28
Mỹ cấm vận kinh tế, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga
15:56
Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ
15:46
ECB công bố khảo sát về đồng euro kỹ thuật số
15:35
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
15:27
Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được định giá 86 tỷ USD
15:18
Mỹ tính áp loạt lệnh trừng phạt lên Nga
15:15
Quảng Ninh lần thứ 4 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI
09:45
Các hãng công nghệ Trung Quốc được lệnh ‘học hỏi trường hợp Alibaba’
09:09
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Nông nghiệp sẽ không loay hoay trồng cây gì, nuôi con gì’
09:00
Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh
16:27
Giới đầu tư đổ xô vào tài sản rủi ro cao nhờ điều kiện tín dụng dễ dàng
16:22
Microsoft mua công ty trí tuệ nhân tạo Nuance với giá 19,7 tỷ USD
Bản tin thị trường
09:14
Năm thách thức hay bài học lớn từ kế hoạch IPO kỷ lục của Grab
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
16:43
Giới trẻ Đài Loan đổ xô đi đổi tên thành ‘Cá Hồi’ để được ăn sushi miễn phí
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Mekong Connect
2021/04/16 - 3:04:54 PM

09:05 - 16/12/2019

Cô hướng dẫn viên đã làm cho dừa ‘cười’

Dừa cười! Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng đây là câu chuyện có thật tại Bến Tre, khi một bạn trẻ khởi nghiệp, tạo ra sản phẩm độc đáo từ trái dừa, làm cho trái dừa trở nên sinh động, trở nên có hồn.

  • Bột rau sấy lạnh đoạt giải nhất Cuộc thi dự…
  • [Video] Khởi nghiệp với trái Dừa Cười

Phạm Thị Vân giới thiệu sản phẩm dừa cười.

Dừa cười không chỉ giúp người tạo ra nó có được niềm vui vì lợi nhuận, mà còn giúp người nông dân Bến Tre phấn khởi bởi giá trị của dừa trái được nâng cao…

Chúng tôi đang kể về câu chuyện của Phạm Thị Vân, một người trẻ lặn lội từ Hưng Yên vào Bến Tre để khởi nghiệp với sản phẩm có một không hai là dừa cười, tạo sức hút không chỉ với thị trường trong nước mà còn đủ sức cạnh tranh với nhiều quốc gia có thế mạnh về dừa như như Indonesia, Philippines, và đặc biệt là Thái Lan.

Nâng giá trị sau chế biến

Sau nhiều năm làm hướng dẫn viên du lịch, rong ruổi tới cả chục quốc gia, cô gái sinh năm 1985 này nhận thấy dừa được ưa chuộng ở những nước mình từng lui tới. Trong một lần dẫn khách đến Australia, Vân được uống thử dừa nắp khoen và chợt nhận ra dừa ở Việt Nam còn ngon hơn, nhưng chưa ai biết cách để nâng cao giá trị. Do vậy, năm 2017, Vân quyết định bỏ công việc hướng dẫn viên, tìm về Bến Tre để lập nghiệp.

Theo suy nghĩ của cô, các sản phẩm nông nghiệp trong nước chưa được đầu tư một cách bài bản, nhất là công nghệ sau chế biến để nâng cao giá trị. Trong khi đó, nhiều khách hàng nước ngoài qua Việt Nam, nhờ Vân dẫn đến Bến Tre để mua dừa từ nông dân và các doanh nghiệp để đưa về nước họ. Vân nghĩ rằng, tại sao mình không làm thương hiệu cho dừa để xuất khẩu, thay vì xuất thô. Do vậy cô gái này từ bỏ nghề hướng dẫn viên du lịch, về Bến Tre khởi nghiệp. Nếu xuất khẩu đảm bảo được sản lượng và chất lượng theo yêu cầu cao của thị trường quốc tế, thì chỉ dừa Bến Tre mới đáp ứng nổi.

Sau thời gian dài nghiên cứu, tìm cách để làm cho trái dừa trở nên hấp dẫn, cuốn hút khách hàng, từ đó mang lại giá trị kinh tế cao hơn, cô gái gốc Hưng Yên này học cách cắt gọt dừa trái, gắn khoen để tạo sự tiện lợi cho người sử dụng. Trên quả dừa, sau khi lột vỏ, xuất hiện hai lỗ nhỏ. Từ trí tưởng tưởng của mình, Vân xác định hai lỗ này ứng với hai mắt người. Vân xác định thêm một vị trí cân đối với hai mắt để tao hình miệng cười và vị trí gắn nắp khoen. Để tạo ra quả dừa cười, Vân dùng máy cắt tạo hình khuôn mặt người, từ đó tạo được ấn tượng mạnh, bắt mắt. Đây cũng là cách để tiết kiệm chi phí logistics, bởi những trái dừa được cắt gọt sẽ không chiếm nhiều diện tích trong lưu trữ, vận chuyển, cung cấp đến thị trường… Đối với Phạm Thị Vân, ngoài việc tạo hình cho quả dừa, thì việc tuyển lựa nguyên liệu là yếu tố quan trọng, là điều tiên quyết để chinh phục người tiêu dùng không chỉ trong nước, mà còn cả quốc tế.

Theo Vân, dừa ở Bến Tre không phải loại nào cũng được chọn để sản xuất… dừa cười. Nguyên liệu chủ yếu là dừa xiêm xanh, đỏ, dừa dứa được tuyển chọn từ các huyện Giồng Trôm, Châu Thành và vùng lân cận TP Bến Tre. Những huyện khác như Bình Đại, Mỏ Cày, Thạnh Phú, dừa thường bị nhiễm mặn do gần biển, do đó, nước dừa không có được độ ngọt thanh. Theo Vân, việc chọn được quả dừa có độ ngọt thanh, khách hàng thích uống, thì cần kỹ lưỡng. Khi khách hàng yêu thích, sản phẩm được đẩy lên phân khúc cao cấp, từ đó giá bán trở nên cao hơn. Hiện mỗi quả dừa xiêm ở Bến Tre bán từ 8.000 – 10.000 đồng/quả, thì dừa cười mang thương hiệu Coco Smile của Vân bán được với giá 35.000 – 40.000 đồng mỗi quả.

“Nhiều người cứ nghĩ rằng chế biến dừa là công việc dễ dàng, nhưng thực ra không có gì dễ nếu mình không nắm chắc được kỹ thuật, biết rõ những ưu, nhược điểm của dừa nguyên liệu”. Vân nói thêm: dừa tiêu chuẩn uống nước ở Việt Nam thường được cắt khi còn rất non, được thu hoạch chỉ sau 25 ngày ra trái. Những loại dừa này cơm nhão, mỏng và không đạt được độ ngọt như mong muốn, thậm chí non quá dễ bị chua. Khi đưa dừa non vào chế biến, ngoài việc không đảm bảo độ ngọt của nước, việc xử lý khó khăn, bị bể gáo… Vậy nên dừa nguyên liệu để làm dừa cười phải đạt từ 33 – 35 ngày mới thu hoạch. Khi đó, gáo dừa đã có độ chắc chắn, việc cắt gọt, tạo hình dễ và đặc biệt là chất lượng nước, độ ngọt đảm bảo yêu cầu.

Sản xuất dừa cười tại cơ sở ở Bến Tre.

Tạo nên đôi cánh để dừa bay xa

Thành công với sản phẩm dừa độc đáo này, Vân tìm cách cung cấp đến quán cà phê cao cấp, các khu resort… Đặc biệt, dừa cười đã tạo được ấn tượng mạnh, là niềm tự hào của lãnh đạo địa phương, vậy nên sản phẩm thường xuyên được các cơ quan ban ngành của Bến Tre sử dụng trong các sự kiện, hội nghị, tiếp khách, làm quà tặng…

Là một người giỏi ngoại ngữ, nên khi tiếp cận và đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế đối với Vân tương đối thuận lợi. Hiện sản phẩm đã được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu. Tuỳ từng thị trường, Vân sẽ cung cấp, thiết kế sản phẩm theo đúng yêu cầu về ngoại hình, màu sắc, độ ngọt… Hiện trung bình mỗi tháng, công ty TNHH Dừa Cười của Phạm Thị Vân sản xuất khoảng 250.000 trái, trong đó có 50.000 trái đến với bạn bè quốc tế.

Theo anh Vũ Trần Thụ, giám đốc công ty TNHH ĐT TM-DV Mộc Lan Viên, TP.HCM, đơn vị hỗ trợ xuất khẩu dừa cười, đây là loại nông sản tươi, nên các công đoạn từ sản xuất, đóng gói, bảo quản phải theo quy trình nghiêm ngặt, để khi xuất khẩu phải đảm bảo được độ tươi. Hiện nay, Nhật Bản và Hàn Quốc đang sử dụng sản phẩm dừa tươi của Vân. Đây là những thị trường yêu cầu chất lượng cao, và họ đã tìm đúng vùng nguyên liệu là Bến Tre. Do vậy, Vân đã tìm đúng hướng khi khai thác loại trái cây này, và chúng tôi đã mang được sản phẩm qua nước bạn để kết nối, giao thương thành công.

Còn với cô chủ sản phẩm dừa cười, đối thủ lớn nhất chính là Thái Lan, vì họ đi trước mình khá xa về công nghệ chế biến sau thu hoạch. Dừa Thái Lan đã xuất khẩu đến 93 quốc gia trên thế giới, do vậy, chúng ta không thể cạnh tranh với họ mà chỉ giành khoảng thị phần nhỏ. Còn đối với Philippines và Indonesia, dừa của họ cũng khá nhiều, nhưng họ chỉ chủ yếu tập trung vào sản xuất nước dừa đóng hộp, nên mình cũng không đáng ngại.

Hiện nay, dừa cười không chỉ giúp cho dừa Bến Tre nâng lên một tầm cao mới, mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn giúp người nông dân yên tâm trồng dừa. Bên cạnh đó, việc khởi nghiệp của Vân còn giúp giải quyết được công ăn việc làm thường xuyên của 10 lao động cố định và 50 lao động thời vụ. Với niềm đam mê và tính sáng tạo, chắc chắn Phạm Thị Vân sẽ giúp trái dừa Bến Tre ngày càng vươn xa hơn nữa, mang lại nguồn lợi kinh tế và nguồn thu nhập tốt cho người trồng dừa ở Bến Tre.

Khởi nghiệp cần sáng tạo, trí tuệ

Ông Nguyễn Dũng Nam, giám đốc văn phòng Đề án 844 của bộ Khoa học và công nghệ tại hội thảo “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển tài nguyên bản địa”, diễn ra tại TP Uông Bí (Quảng Ninh) vừa qua, cho hay Đề án 844 đã và đang thu hút được nguồn vốn khá lớn cho khởi nghiệp. Nếu như năm 2015, Đề án 844 chỉ thu hút được 205 triệu USD, thì chỉ riêng mười tháng đầu năm 2019, số tiền thu hút được lên đến 750 triệu USD cho khởi nghiệp và có khả năng vượt 1 triệu USD trong năm nay, vươn lên đứng thứ 3 các nước ASEAN, sau Singapore và Indonesia.

Tại hội thảo này, các chuyên gia đã tập trung chia sẻ về những kinh nghiệm tổ chức, hoạt động, những câu chuyện thực tế của hệ sinh thái khởi nghiệp tài nguyên bản địa. Bên cạnh đó, còn có những câu chuyện thực tế về bức tranh khởi nghiệp ở nhiều địa phương ứng dụng tốt công nghệ để khai thác, chế biến các sản phẩm tài nguyên bản địa; những điển hình về việc khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch cộng đồng gắn kết phát triển sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP. Đặc biệt, chuyên gia tiêu chuẩn của hội DN.HVNCLC đã có những chia sẻ về những tiêu chuẩn cần thực hiện đúng để thâm nhập thị trường…      A.T

bài và ảnh Anh Tuấn (theo TGHN)

 

 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu gạo có kiểm soát

Đồng Tháp không còn ‘khuất nẻo’ trong thu hút đầu tư

Kẻ khóc người cười với thanh long

NHNN tìm giải pháp gỡ khó khăn kép cho ĐBSCL

Hàng ngàn sản vật của 45 tỉnh thành tụ hội ở TP.HCM

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Bến Tredừa cườikhởi nghiệp nông nghiệpphạm thị vân

Tin khác

Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ

Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ

Nông sản ĐBSCL trầy trật với chi phí logistics

Nông sản ĐBSCL trầy trật với chi phí logistics

Thái Lan có thể đứng đầu thế giới về sầu riêng trong 5 năm nữa

Thái Lan có thể đứng đầu thế giới về sầu riêng trong 5 năm nữa

Thái Lan kỳ vọng xuất khẩu 6 triệu tấn gạo trong năm 2021

Giá gạo xuất khẩu tăng mạnh

Nông dân công nghệ cao ở Trung Quốc

Số lô hàng thủy sản xuất khẩu bị Trung Quốc trả về ‘tăng đột biến’

Lào xuất khẩu chuối đạt gần 1 tỷ USD

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA