'An Giang điện tử': chuyển đổi số nhìn từ OCOP
Tin mới
11:25
Ông Trump nhiều khả năng ‘trắng án’ lần hai dù đảng Dân chủ muốn luận tội
11:19
Thủ tướng yêu cầu xem xét kiến nghị của Hiệp hội DN Hàng không
22:31
Miền Tây chưa kích cầu du lịch đủ mạnh, giá tour còn cao
22:22
Trung Quốc phản đối Thụy Điển loại Huawei và ZTE khỏi dự án mạng 5G
22:16
Singapore thắt chặt các biện pháp đối phó với dịch Covid-19
22:08
Bitcoin lao dốc xuống dưới 30.000 USD
22:02
Doanh nghiệp ngoại thuê người Việt đứng tên hoạt động ‘vay qua app’
21:56
TP.HCM: Lệch pha cung cầu nhà ở nghiêm trọng, nhà cao cấp chiếm 70%
15:55
Một cái Tết chưa từng có
15:46
Elon Musk tài trợ 100 triệu USD cho cuộc thi về môi trường
10:47
Khu công nghệ cao tại TP Thủ Đức đặt mục tiêu xuất khẩu 30 tỷ USD
10:29
Tết năm nay hàng Việt lên ngôi
10:17
Úc muốn nâng quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện
21:54
Bitcoin tiếp tục giảm giá mạnh
16:10
WHO trấn an về việc tiếp cận vắc xin ngừa Covid-19
15:58
Vingroup muốn mua mảng kinh doanh điện thoại của LG tại Mỹ?
15:42
Chính quyền TP Thủ Đức hoạt động từ ngày 22/1
15:36
Doanh nghiệp ‘chóng mặt’ vì các loại phí
11:17
Ra mắt sàn thương mại điện tử Hàng Việt Nam Chất lượng cao
10:34
Mạng xã hội ‘chống Facebook’ tăng 2,5 triệu thành viên trong một tuần
Bản tin thị trường
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
11:43
Hàng không thế giới đủ sức tồn tại để đón bình minh?
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Mekong Connect
2021/01/23 - 11:35:15 AM

15:22 - 17/12/2020

‘An Giang điện tử’: chuyển đổi số nhìn từ OCOP

An Giang đã xây dựng thành công khung đề án “An Giang điện tử” từ rất sớm và chuyển đổi số là 1 trong 6 chương trình trọng điểm của tỉnh. Tại Mekong Connect 2020, “Công nghiệp hóa sản xuất – kinh doanh nông nghiệp – góc nhìn từ OCOP ” là chủ đề được An Giang đặc biệt quan tâm.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang giới thiệu các sản phẩm OCOP An Giang. Ảnh: Thanh Sang – TTXVN.

Ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: Khai thác tài nguyên và tri thức bản địa kết hợp với công nghệ mới tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu cho những dòng sản phẩm truyền thống, có chỉ dẫn địa lý và sáng tạo, tham gia chương trình mục tiêu quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (One commune One Product – OCOP) đã trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế nông thôn.

Sức lan tỏa của Chương trình OCOP được cộng đồng tích cực đón nhận, các sản phẩm tham gia Chương trình phát triển tốt và có nhiều chuyển biến rõ rệt về chất lượng, mẫu mã và quan trọng hơn đã thể hiện tinh thần chủ động sáng tạo, hành động địa phương – tư duy toàn cầu và thực sự đã thu hút nguồn nhân lực trẻ vào quá trình công nghiệp hóa hoạt động sản xuất – kinh doanh nông nghiệp.

– Tiến trình OCOP của An Giang phát triển đến đâu, thưa ông?

– Ông Trần Anh Thư: Tuy hầu hết chủ thể có quy mô nhỏ, điểm xuất phát thấp nhưng những chủ thể OCOP mang khát vọng đáng trân trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập và mang đến sự hài lòng cho người dùng. Đến nay, tỉnh An Giang đã có 37 sản phẩm được đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao đến từ 28 chủ thể (12 hộ sản xuất kinh doanh, 13 doanh nghiệp, 3 hợp tác xã). Và có 5 sản phẩm rất đặc trưng của tỉnh (từ gạo và đường thốt nốt) có tiềm năng đạt OCOP 5 sao đang đề nghị trung ương đánh giá công nhận cho 2 doanh nghiệp.

– Ông kỳ vọng gì từ chủ đề của Mekong Connect 2020?

– Tiến trình này, tương tự như khởi nghiệp từ nông nghiệp, không kém phần nghiệt ngã, thách thức. Do đó, An Giang mong muốn thông qua chủ đề hội thảo “Công nghiệp hóa sản xuất – kinh doanh nông nghiệp – Góc nhìn từ OCOP” sẽ cung cấp thêm kinh nghiệm cho các chủ thể và những ứng viên OCOP – là các start up, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất và các hộ sản xuất kinh doanh – vượt qua khó khăn, thử thách, tự tin hơn khi thực hiện khát vọng và cũng là cách giải bài toán khó cho kinh tế nông thôn.

Cùng với “Công nghiệp hóa sản xuất – kinh doanh nông nghiệp”, được biết An Giang cũng đang thúc đẩy mạnh chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực. Xin ông cho biết đâu là trọng tâm, trọng điểm?

-Chuyển đổi số là xu thế phát triển trong thời gian tới, cũng có thể xem đây là cơ hội để thúc đẩy An Giang phát triển, do đó Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định chương trình Chuyển đổi số tỉnh An Giang giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030 là 1 trong 6 chương trình trọng điểm của tỉnh, trong đó An Giang chọn 3 lĩnh vực ưu tiên:

Một là, xây dựng Chính quyền số tỉnh An Giang nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, đảm bảo người dân có thể tiếp cận, sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi dựa trên nhiều phương tiện khác nhau, phù hợp với nhu cầu. Theo đó, An Giang định hướng xây dựng Thành phố Long Xuyên thành một đô thị thông minh, hiện đại và đáng sống có thể trở thành đô thị văn minh, kiểu mẫu. Đồng thời, tỉnh có chủ trương đầu tư hệ thống camera, góp phần giám sát khu vực biên giới, hỗ trợ phòng chống dịch bệnh Covid-19 và cũng hỗ trợ công tác phòng chống tội phạm khu vực biên giới. Để cụ thể hoá các mục tiêu trên, năm 2020, tỉnh An Giang đã thực hiện ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược viễn thông – công nghệ thông tin giai đoạn 2020 – 2025 với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel).

Hai là, chuyển đổi số trong nông nghiệp với phương châm đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp, xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh hàng hóa nông sản An Giang. Trong giai đoạn 2020 – 2025, An Giang tập trung triển khai, từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về quy trình sản xuất gắn với chất lượng sản phẩm; quản lý chuỗi giá trị sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, tạo niềm tin, uy tín cho nông sản An Giang…

Ba là, chuyển đổi số trong du lịch với nhiều giải háp phát triển KTXH. Trong đó, phát triển đồng bộ các loại hình du lịch tâm linh – sinh thái – nghỉ dưỡng. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khuyến khích những loại hình văn hóa, giải trí về đêm… thu hút, giữ chân du khách. Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông xây dựng các ứng dụng phục vụ du lịch thông minh, quảng bá hình ảnh, điểm đến của tỉnh, mô hình du lịch,… ứng dụng hiệu quả vào công tác quản lý, phục vụ du khách tìm, kiếm các dịch vụ cần thiết trên địa bàn tỉnh.

Số hóa và nền kinh tế số được nhấn mạnh, vậy An Giang cần làm gì để số hóa không chỉ là giải pháp kinh tế mà là nền tảng để phát triển xã hội, bảo vệ môi trường?

– Để phân tích và đánh giá, thì trí tuệ nhân tạo (AI) cần có hệ thống dữ liệu lớn để phân tích, do vậy việc số hoá để tạo nên các cơ sở dữ liệu là rất cần thiết để phục vụ cho việc phân tích và ra quyết định phù hợp.

– Để số hoá và xây dựng hệ thống dữ liệu là giải pháp phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, trong thời gian tới An Giang xây dựng và vận hành Trung tâm dữ liệu và điều hành của tỉnh. Có thể nói đây sẽ là trung tâm tập trung dữ liệu, để phân tích, điều hành và hỗ trợ ra quyết định của tỉnh. Từ trung tâm này sẽ có số hoá dữ liệu, thu thập và tiếp nhận các thông tin dữ liệu từ thiết bị ngoại vi, các thông tin, dữ liệu từ người dân, đặc biệt là các thông tin hỗ trợ cho phát triển KT-XH của tỉnh, phản ánh về môi trường, từ đó sẽ giúp cho tỉnh đưa ra các quyết định phù hợp cho việc bảo vệ môi trường, cũng như phục vụ cho sự phát triển của tỉnh.

– Hiện nay, Quy hoạch vùng chuẩn bị được Chính phủ phê duyệt, vậy nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được triển khai như thế nào?

– Thực hiện Luật Quy hoạch, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7.5.2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Thông tư số 08/2019/TT-BKHĐT ngày 17.5.2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về định mức trong hoạt động quy hoạch; và các văn bản liên quan, tỉnh An Giang đã khẩn trương thực hiện các bước để triển khai xây dựng Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đến nay, nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 783/QĐ-TTg ngày 8.6.2020 và Dự toán chi phí lập Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phê duyệt tại Quyết định số 2305/QĐ-UBND ngày 30.9.2020. Nhiệm vụ Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, cụ thể: Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có 19 nội dung chủ yếu và 36 nội dung đề xuất tích hợp.

Hiện nay, tỉnh An Giang đang khẩn trương các bước lập Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và đầu tư lựa chọn nhà thầu lập quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật. Đang chuẩn bị các bước để thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu các gói thầu lập quy hoạch. Và khẩn trương thực hiện các bước tiếp theo để xây dựng Quy hoạch tỉnh.

Xin cảm ơn ông!

Liên Khương/BSA

Có thể bạn quan tâm

Biến đổi khí hậu – biến động sức khoẻ và biến chủng virus

Bản đồ sạt lở vùng ĐBSCL vẫn chưa hoàn thiện?

Đồng Tháp không còn ‘khuất nẻo’ trong thu hút đầu tư

Bất ngờ với những phụ phẩm – nhà quê – giá trị cao

Triển vọng nuôi artemia ở vùng ngập mặn

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:An Giang điện tửchuyển đổi sốocop

Tin khác

Miền Tây chưa kích cầu du lịch đủ mạnh, giá tour còn cao

Miền Tây chưa kích cầu du lịch đủ mạnh, giá tour còn cao

Ấn Độ: Đổi tên quả thanh long vì không muốn ‘dính dáng đến Trung Quốc’

Ấn Độ: Đổi tên quả thanh long vì không muốn ‘dính dáng đến Trung Quốc’

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Indonesia đặt mục tiêu trở thành nước sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới

Xuất khẩu lô gạo đầu tiên năm 2021 sang Singapore và Malaysia

Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2021 sẽ vẫn thấp

3 quốc gia ‘bắt tay’ kiểm toán quản lý nguồn nước sông Mekong

Nông dân trồng lúa hữu cơ được lợi kép

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA