Vay vốn không tài sản thế chấp: giải pháp cho DN nhỏ và vừa ĐBSCL
Tin mới
16:08
Giá thép xây dựng tăng từng ngày
16:06
Ngân hàng Nhà nước không siết tín dụng vào bất động sản
15:54
Bách Hoá Xanh lỗ gần 7.200 tỷ đồng kể từ khi thành lập
15:48
Chủ tịch FED cảnh báo về ‘cuộc chiến lãi suất’
15:23
Khách du lịch tăng, nhưng chi tiêu giảm
10:15
Tránh cú sốc do tăng giá điện
10:09
ChatGPT có thể ‘xâm chiếm’ ngành tài chính?
10:04
2023 là năm ‘quyết định sống còn’ với các doanh nghiệp BĐS
09:52
Quan trọng nhất là làm sao để các doanh nghiệp BĐS làm ăn có lãi trở lại
16:18
Động đất Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng ‘kinh khủng’ đến kinh tế
16:12
Rõ đầu mối, rõ trách nhiệm
16:10
TP.HCM: Nhiều mặt hàng về lại mặt bằng giá cũ
16:05
Hội đồng châu Âu họp bàn ‘đối phó’ với ChatGPT
16:00
Nhu cầu nhân sự ngành bán lẻ tăng cao đầu năm
15:52
VCCI: Nên cân nhắc cho phép đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn
15:40
Campuchia xuất khẩu hơn 1 tỷ USD hạt điều thô sang Việt Nam
09:55
Khi nào FED ngừng tăng lãi suất?
09:32
Ngành gạo kỳ vọng thắng lớn
09:19
‘Tư duy mở’ mở lối cho nông nghiệp
09:14
Cuộc chiến giành ‘miếng bánh’ thanh toán kỹ thuật số
Bản tin thị trường
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
15:36
USD tăng giá mạnh, vàng lao dốc
12:18
Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua
11:57
Vàng nhẫn 24K rớt gần cả triệu đồng một lượng
12:07
Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam
11:37
Giá vàng rơi thẳng đứng trước sức ép của đồng USD
07:22
USD tự do duy trì mức thấp hơn các ngân hàng trong nhiều ngày liền
11:59
Giá bán vàng SJC giảm mạnh sau ngày Vía Thần tài
10:23
Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng
10:54
Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngMekong Connect
2023/02/08 - 6:00:56 PM

14:01 - 18/05/2022

Vay vốn không tài sản thế chấp: giải pháp cho DN nhỏ và vừa ĐBSCL

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu các tài sản mà các ngân hàng ưu tiên làm tài sản thế chấp. Vậy làm thế nào để họ có thể tiếp cận các khoản vay cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mới hay đơn giản là hồi phục sau những biến động như Covid-19 vừa rồi?

Ông Daniel Fitzpatrick, Giám đốc Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME)

Sáng 18/5, tại TP. Cần Thơ, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) đã tổ chức buổi Hội thảo: “Tiếp cận vốn vay không thế chấp tài sản – Giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng Đồng bằng sông cửu Long”.

Ông Daniel Fitzpatrick, Giám đốc Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) do USAID tài trợ, cho biết hội thảo này là một phần của sáng kiến tiếp cận tài chính của USAID LinkSME, một trong các lĩnh vực mà dự án đang giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải thiện hoạt động và nguồn lực để có thể tham gia hoặc nói cách khác là gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo ông Daniel Fitzpatrick đại dịch Covid-19 cho thấy rõ tính dễ bị tổn thương của tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) cũng như những khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay để hồi phục. Tuy nhiên những thách thức mà các công ty này phải đối mặt trong việc tiếp cận các khoản vay không phải là mới. Có một số lý do cho điều này, trong đó có những yếu tố nổi bật như: DNVVN thường thiếu các tài sản mà các ngân hàng ưu tiên làm tài sản thế chấp, chẳng hạn như bất động sản và phương tiện đi lại. Một số ngân hàng coi tài sản thế chấp là yếu tố hàng đầu khi cho vay, các ngân hàng coi hầu hết các yếu tố khác là quá khó giải quyết hoặc đơn giản là không có giá trị. Chính vì thế, các tổ chức như Quỹ Phát triển DNVVN, hay còn gọi là SMEDF, đã được chính phủ thành lập với mục đích rõ ràng là cấp khoản vay cho các DNVVN với ít hoặc không có tài sản thế chấp. Cuối cùng, các tổ chức phi chính phủ, chẳng hạn như Quỹ Beacon, cũng cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thuộc diện được ngân hàng ưa chuộng.

Ông Vũ Văn Tuấn, chuyên gia tư vấn dự án LinkSME (USAID).

Ông Vũ Văn Tuấn, Chuyên gia tư vấn dự án LinkSME (USAID), cho rằng thực trạng khó tiếp cận tài chính của khối DNVVN, vốn đóng góp 45% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, đã tồn tại bấy lâu nay. Gần như tất cả ngân hàng TM Việt Nam, đều coi DNVVN là khách hàng chiến lược, cùng với đó là các gói hỗ trợ của chính phủ, nhưng xét về lượng cho vay thì thường DN lớn được cho vay là nhiều. Hơn 70% DNNVV chưa tiếp cận được tài chính do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Về phía DN, đa số không đáp ứng được điều kiện các khoảng vay, không có phương án kinh doanh một cách rõ ràng, báo cáo tài chính chưa rõ ràng, chính xác… cùng với đó là thói quen quản trị chưa được chuyên nghiệp, bài bản. Theo ông Tuấn, nhiều khi doanh nghiệp không biết nguồn hay các sản phẩm tài chính nào khác mà chỉ nghĩ tới ngân hàng. Còn ở phía góc độ các tổ chức tài chính thì các tổ chức này thường chưa hoặc ít nhấn mạnh đến các sản phẩm cho DNVVN và thường thì họ cũng không hạ chuẩn cho vay với các đối tượng này.

Ông Tuấn cho rằng, xu hướng thay đổi về thị trường tài chính hiện nay mà các DNVVN có thể khai thác đó là các nguồn tiếp cận đa dạng nhiều. Có thể kể hơn 10 nguồn khác nhau chẳng hạn, công ty cho thuê tài sản, tài chính, quỹ bảo hiểm tín dụng, chính sách hỗ trợ, tài khóa, miễn, giảm, hoãn của Chính phủ hay nhà tài trợ quốc tế… dưới nhiều hình thức khác nhau, các công ty tài chính công nghệ, quỹ đầu tư, hay phát hành trái phiếu… Hiện nay có khoảng 49 ngân hàng, hơn 1000 quỹ tín dụng nhân dân ở các tỉnh, 10 công ty thuê tài chính mà các DNVVN có thể tiếp cận.

Tham dự sự kiện có khoảng 100 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vùng ĐBSCL. Cùng với đó là các chuyên gia tài chính ngân hàng đến từ Quỹ phát triển Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Công ty tài chính BIDV Sumi Trust Leasing, quỹ đầu tư Beacon Fund, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Văn Phúc – Phó TGĐ Công ty cho thuê tài chính TNHH BIDV Sumi Trust, cho biết theo thống kê có tới 90% DN thuê tài chính để mua sắm thiết bị, vật tư để sản xuất. Cho thuê tài chính là một phương thức tài trợ vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp, theo đó, bên cho thuê (công ty cho thuê tài chính) cấp tín dụng trung dài hạn cho bên thuê thông qua việc cho thuê tài sản (là các động sản) trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính.

Trên thực tế, ông Phúc cho biết thêm: “Thời gian qua có một doanh nghiệp cần đầu tư máy móc thiết bị, tài sản không quá lớn, nằm ngoài hạng mục của ngân hàng tài trợ trước đây, chúng tôi đã làm việc với DN giúp họ tiếp cận, vay được nguồn vốn này”.

“Hoặc với một số doanh nghiệp nông nghiệp ở ĐBSCL, họ muốn hiện đại hóa, mua máy móc, họ có đặc thù là đầu tư từ nhỏ đến lớn 100 – 300 triệu, DN cần rất nhanh, ngân hàng khó đáp ứng phục vụ, thì chúng tôi tiến hành các thủ tục nhanh chóng để cho họ vay vốn thành công” – ông Phúc nói.

Ông Phúc tiếp tục lấy dẫn chứng: “Như vừa rồi, có một công ty nông nghiệp khó khăn về nguồn vốn lưu động vì Covid-19, chúng tôi mua lại máy móc của họ và cho chính họ thuê lại. Hay một doanh nghiệp xây dựng khác, chuẩn bị tham gia đấu thầu, đòi hỏi phải có máy móc thiết bị mới, họ cũng tính toán phương án kinh doanh, giải pháp là chúng tôi cho thuê các máy móc này và tài trợ 100% nguồn vốn”.

Theo ông Phúc lợi ích cho thuê tài chính: Mức tài trợ cao, lãi suất hợp lý; Tăng vốn lưu động – trường hợp bán tài sản cho Bên cho thuê và thuê lại; Tận dụng hiệu quả các nguồn vốn khác nhau, không ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng ngân hàng; Thời hạn thuê linh hoạt, đa dạng; Đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích; không cần tài sản đảm bảo; Kết thúc hợp đồng linh hoạt: mua lại tài sản thuê, trả lại tài sản thuê, hoặc thuê tiếp, và vẫn được trích khấu hao tài sản như trường hợp doanh nghiệp tự mua…

Ông Hoàng Văn Phúc – Phó TGĐ Công ty cho thuê tài chính TNHH BIDV Sumi Trust.

Bà Yến Đỗ – Quỹ đầu tư Beacon Fund (Singapore), tiết lộ ngoài mô hình kinh doanh, doanh nghiệp có nhiều hoạt động khác, như chính sách cho những người nữ trong công ty, cam kết về tính bền vững, đồng hành cùng nông dân, giúp nông dân canh tác hữu cơ có thu nhập cao. “Chúng tôi nhìn thấy những điều này và tài trợ vốn cho họ, vì phù hợp với nhiều tiêu chí của chúng tôi” – bà Yến Đỗ nói.

Theo bà Yến Đỗ, cộng đồng nữ doanh nhân liên tục phải đối mặt với thực trạng thiếu hụt nguồn vốn. Beacon Fund vào Việt Nam năm 2010, quỹ đã đầu tư vào các khởi nghiệp có các hoạt động xã hội, sau đó chuyển sang DNVVN do phụ nữ lãnh đạo, vì quỹ nhận thấy các doanh nghiệp này thường ít tiếp cận được hơn nguồn vốn tài chính.

Cũng theo bà Yến Đỗ, Mức đầu tư của Beacon Fund dao động từ 200 ngàn USD đến 2 triệu USD, tập trung vào các doanh nghiệp có lợi nhuận, mức độ tăng trưởng vừa phải, và xem trọng vai trò bình đẳng giữa nam và nữ.

Bà Yến Đỗ – Quỹ đầu tư Beacon Fund (Singapore).

Ông Phan Thanh Hà – Giám đốc Quỹ phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết dự án LinkSME hiện tại có rất nhiều các hoạt động cùng triển khai với Cục Phát triển doanh nghiệp để hỗ trợ DNVVN nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tài chính đáp ứng nhu cầu tài chính tham gia vào chuỗi cung ứng bao gồm: Hỗ  trợ 1-1  tư vấn doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh  và chuẩn hóa số liệu  tài chính và  tái cơ cấu hoạt động tài  chính phù hợp với yêu cầu của các nguồn tài chính. Triển khai các chương trình hội thảo sự kiện kết nối các nguồn tài chính mới phù hợp với năng lực kinh doanh của các DNVVN tại Việt Nam. Triển khai các khóa đào tạo nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và  giảm số lượng các doanh nghiệp bị nợ quá hạn hoặc đối mặt với nguy cơ phá sản. Triển khai các khóa đào tạo cho các cán bộ tín dụng Ngân hàng  am hiểu nhu cầu tín dụng của một số ngành mà Việt Nam có lợi thế tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Công bố các sổ tay hướng dẫn, công cụ tự đánh giá sức khỏe tài chính cho DNVVN.

Beacon Fund chú trọng đầu tư vào các DNVVN do phụ nữ lãnh đạo, vì quỹ nhận thấy các doanh nghiệp này thường ít tiếp cận được hơn nguồn vốn tài chính.

Bài và ảnh Trần Quỳnh/BSA

Có thể bạn quan tâm

Mekong Connect 2022: Ba đề tài lớn tác động sâu rộng đến ĐBSCL

Miền Nam bước vào ‘hạn bà chằn’

Sáng nay, khai mạc diễn đàn Mekong Connect 2020

‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’

Sẽ có hàng loạt tuyến cao tốc về ĐBSCL

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:dn nhỏ và vừavay vốn không tài sản thế chấp

Tin khác

Ngành gạo kỳ vọng thắng lớn

Ngành gạo kỳ vọng thắng lớn

Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

Giải bài toán logistics Đồng bằng sông Cửu Long: Cảng thủy

Đồng Tháp và An Giang bắt tay thí điểm mô hình hợp tác mới

An Giang mang dự án lúa gạo 9.000 tỷ đồng ra mời gọi đầu tư tại Mekong Connect

Mekong Connect 2022: Uniqlo giới thiệu chiến lược ‘quần áo tốt là tôn trọng môi trường, xã hội’

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Ngành gạo kỳ vọng thắng lớn

Ngành gạo kỳ vọng thắng lớn

Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA