Trái cây Thái Lan tràn vào Việt Nam, cạnh tranh với nông sản nội địa
Tin mới
10:10
‘Những tên tuổi lớn’ trong đoàn doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam
09:58
Ngành gỗ khó càng thêm khó vì ‘đối thủ cạnh tranh’ Trung Quốc
09:46
Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới
09:43
Vinhomes bán toàn bộ 11.400 tỷ đồng vốn góp tại 2 công ty vừa thành lập
09:26
Cạnh tranh bán lẻ ngày càng khốc liệt
09:20
‘Rã băng’ trái phiếu bất động sản
09:17
Việt Nam vẫn là ‘đại bản doanh’ của Samsung
09:05
‘Chưa bao giờ doanh nghiệp Mỹ quan tâm nhiều đến Việt Nam như hiện nay’
08:44
Cách kết hợp dùng ngũ cốc dinh dưỡng Khánh Hòa khi tập gym
08:40
Thuận Nam giới thiệu sản phẩm mực lông dầu mới
17:20
Chấn Thuận Thành vinh dự đón nhận danh hiệu HVNCLC năm 2023
15:31
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh
15:27
Thành ‘thiên đường du lịch’ nhờ ẩm thực bình dân chuẩn sao Michelin
15:20
‘Nước cờ’ mới của Trung Quốc?
09:51
Chạy đua bắt đà phục hồi của Trung Quốc
09:36
Doanh nghiệp địa ốc giảm quy mô hoạt động
09:32
Đón ‘đại bàng’ Mỹ
09:24
Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023
09:16
Nếu không cải cách, Việt Nam ‘bị bỏ lại phía sau’ trong thu hút FDI
08:52
An toàn sức khỏe với áo mưa nhựa Sơn Thủy
Bản tin thị trường
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
15:36
USD tăng giá mạnh, vàng lao dốc
12:18
Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Xã hội
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngMekong Connect
2023/03/22 - 11:03:51 AM

10:19 - 25/05/2020

Trái cây Thái Lan tràn vào Việt Nam, cạnh tranh với nông sản nội địa

Nhiều loại trái cây từ Thái Lan trùng với hàng của nông dân trong nước như: măng cụt, chôm chôm, thơm (dứa)… vẫn được nhập khẩu với số lượng lớn, cạnh tranh trực tiếp với nông sản trong nước.

  • Măng cụt Thái Lan ngập chợ
  • Trái cây ngoại tiếp tục đổ về thị trường Việt…

Trái cây Thái Lan tràn xuống đường ở TP.HCM.

Thống kê cho thấy năm 2019, Việt Nam đã chi 1,75 tỷ USD để nhập rau quả. Trong đó, Thái Lan là thị trường Việt Nam nhập khẩu rau quả nhiều nhất với kim ngạch 464,2 triệu USD. Những loại trái cây nhập khẩu từ Thái Lan phổ biến gồm: măng cụt, chôm chôm, bòn bon, mây, me, sầu riêng,…

Thơm mini Thái Lan là loại trái cây mới được nhập về Việt Nam và nhanh chóng lấy lòng người tiêu dùng thích ăn vặt. Loại quả này đang được bán nhiều tại các vỉa hè TP.HCM với giá đắt gấp 2-3 lần thơm trong nước nhờ vị ngọt thanh, ăn không rát lưỡi.

Theo Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, từ tháng 5, mỗi ngày có khoảng 10 tấn trái cây Thái Lan về chợ gồm măng cụt, bòn bon và me.

Còn tại chợ đầu mối Thủ Đức, từ đầu mùa (ngày 15/3) đến giữa tháng 5, đã có 1.145 tấn măng cụt Thái Lan nhập chợ, giá bán sỉ đầu mùa từ 45.000-50.000 đồng/kg, nay giảm còn 21.000-40.000 đồng/kg, áp đảo về số lượng so với hàng trong nước. Theo đại diện Công ty Quản lý chợ đầu mối Thủ Đức, bòn bon Thái cũng về chợ với số lượng lớn, lên đến 56 tấn/ngày, đến giữa tháng 5 đã có 791 tấn về chợ. Riêng mặt hàng thơm mini Thái, năm nay lần đầu chợ ghi nhận hàng về đây với số lượng khoảng 117 tấn.

“Cùng một mặt hàng, nếu so về chất lượng hàng loại 1 của Việt Nam hơn hẳn Thái Lan do có vị đậm đà, kết hợp giữa ngọt và chua, trong khi hàng Thái Lan chỉ có vị ngọt. Nhưng xét về tổng thể, trái cây Thái Lan hơn ở khâu sơ chế, đóng gói, họ phân loại hàng 1 – 2 – 3 rất rõ ràng, tiểu thương lấy hàng về cũng dễ bán” – đại diện Công ty Quản lý chợ đầu mối Thủ Đức nhìn nhận.

Chủ một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu trái cây cho hay hàng Thái Lan đồng đều về mẫu mã, chất lượng, giá về Việt Nam rẻ do thuế nhập khẩu 0%, vận chuyển gần. “Trái cây Việt Nam đậm đà hơn nhưng phải người sành mới chọn được quả ngon, khi mua sỉ vẫn còn tình trạng hàng trên bề mặt thì ngon, bên dưới kém chất lượng, trong khi hàng nhập khẩu không có tình trạng này” – chủ doanh nghiệp này thẳng thắn nhận xét.

Khó cho nông dân trong nước

TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho rằng người tiêu dùng Việt Nam thích trái cây có mẫu mã đẹp vì hay dùng để cúng. Thái Lan có nhiều giống trái cây tốt hơn Việt Nam nên có hình thức đẹp, giá rẻ lại càng dễ thu hút người tiêu dùng. Bây giờ Việt Nam hội nhập, với hàng Thái Lan không có hàng rào thuế quan, chỉ có hàng rào kỹ thuật, bảo đảm an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề khó của nông dân Việt Nam khi thiếu giống cây trồng tốt, sản xuất còn nhỏ lẻ.

“Để thay đổi, cần phải tổ chức lại theo hướng sản xuất lớn thì mới nâng chất lượng, hạ giá thành, nâng tính cạnh tranh. Nhưng đây là vấn đề rất khó, cần nhiều thời gian cũng như tiền của mới thay đổi được” – TS Võ Mai phân tích.

Theo “vua quýt đường” Lê Văn Phấn (Bình Dương), lão nông có 60 ha đất trồng cây ăn trái, năm nay tiêu thụ trái cây khó khăn, giá rẻ do xuất khẩu sang Trung Quốc bị hạn chế. Ngay cả ở thị trường nội địa, trái cây Việt đang bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng ngoại. Do đó, nhiều nhà vườn sẽ gặp cảnh thua lỗ hoặc chỉ thu hồi được vốn đầu tư, không có lãi.

Các vườn cây ăn trái ở Việt Nam có diện tích nhỏ nên giá thành sản xuất cao, chưa kể nhiều chủ vườn không nắm được kỹ thuật nên sử dụng nhiều phân thuốc, rất tốn kém, lại có nguy cơ tồn dư hóa chất trên sản phẩm. “Kinh nghiệm của tôi là chỉ đầu tư đúng, đủ để giảm chi phí, hạ giá thành” – ông Phấn chia sẻ.

Riêng đối với măng cụt, ông Phấn cho hay chỉ trồng vài cây để ăn. Nhiều nơi nông dân đã chặt bỏ cây măng cụt để thay bằng cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khả năng mở rộng diện tích cây măng cụt rất hạn chế do thời gian cho quả chậm (7-10 năm), tốn công thu hái vì phải hái từng quả, không cạnh tranh được với các loại cây trồng khác. Miền Nam hiện có khoảng 7.230 ha trồng măng cụt, tập trung tại các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Nai và Bình Dương (mỗi tỉnh có hơn 1.000 ha).

Thái Lan mới cấp phép cho 4 loại quả của Việt Nam

Theo Văn phòng Thương mại Việt Nam tại Thái Lan, mỗi năm Thái Lan chi hơn 1,6 tỷ USD để nhập khẩu rau quả, trong đó hơn 1 tỷ USD nhập quả (trái cây). Đáng chú ý, xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Thái Lan 4 tháng đầu năm 2020 tăng hơn 244% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 57,8 triệu USD. Đến nay, danh mục quả tươi được Thái Lan cho phép nhập khẩu từ Việt Nam chỉ có thanh long, xoài, nhãn và vải. Trong khi đó, danh mục nhập khẩu quả tươi từ Thái Lan được Việt Nam cấp phép lên đến 28 loại và không phải qua phân tích nguy cơ dịch hại do đây đều là những loại quả truyền thống đã được nhập khẩu vào Việt Nam trước năm 2007.

Theo Người Lao Động

Có thể bạn quan tâm

Chal Thi và câu chuyện hồi sinh mật hoa dừa nhờ công nghệ

PGS.TS Lê Anh Tuấn: 6 giải pháp cấp bách cứu Mekong

Tổng thống Hàn Quốc công bố ‘Tầm nhìn Mekong’ khi thăm Đông Nam Á

Mekong Connect 2019: Giải pháp cho suy giảm xuất khẩu

An Giang xuất khẩu lô cá tra công nghệ cao vào thị trường khó tính

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:nông sản nội địathị trường nông sảntrái cây thái lan

Tin khác

ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư ĐBSCL

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư ĐBSCL

Ngành gạo kỳ vọng thắng lớn

Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư ĐBSCL

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư ĐBSCL

‘Ai đã sống trên đất phèn-mặn, mới hiểu thế nào là thử thách và cái gì là vui’

‘Ai đã sống trên đất phèn-mặn, mới hiểu thế nào là thử thách và cái gì là vui’

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Xã hội
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA