Mekong Connect 2021: TP.HCM phải vượt qua ranh giới hành chính 2000 km2
Tin mới
10:14
Bún, phở Việt Nam thương hiệu Mr Rice trên kệ hàng siêu thị châu Âu
10:04
Áo mưa Sơn Thủy – 10 năm giữ vững danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao
10:02
Nổi bật thần thái với trang sức kim cương Ngọc Thẩm Jewelry
09:59
Khám phá các sản phẩm đất nặn mới của Văn phòng phẩm Thuận Nam
09:43
Doanh nghiệp khách sạn gồng lỗ
09:37
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS
09:29
Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn
09:14
Ngành xây dựng: khó khăn chồng chất
15:41
Đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm, 3 tháng chỉ đạt 5,45 tỷ USD
15:35
Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
15:25
Những tên tuổi nổi bật trong phái đoàn doanh nghiệp Mỹ vừa đến Việt Nam
15:01
VPBank đạt thỏa thuận bán 15% cổ phần cho ngân hàng SMBC của Nhật Bản
10:15
Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ
10:10
Tham vọng ‘xuất ngoại’ cà phê đặc sản của các doanh nhân trẻ
10:00
Bất động sản ế ẩm dù giá giảm mạnh
09:48
Fed tăng lãi suất: những tác động khó lường
09:37
Phá thế khó cho thủy sản
09:13
Cổ phiếu BĐS khởi sắc sau khi Novaland ‘gỡ bom’ trái phiếu thành công?
09:05
Thưa khách, trung tâm thương mại hoạt động cầm chừng
10:02
Nông trại và ‘Thượng đế’
Bản tin thị trường
10:23
Vàng được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá
10:39
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh
10:04
Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngMekong Connect
2023/03/28 - 12:21:24 PM

09:44 - 16/12/2021

Mekong Connect 2021: TP.HCM phải vượt qua ranh giới hành chính 2000 km2

Trong những năm gần đây, sự đóng góp của người nông dân ĐBSCL đối với nền nông nghiệp hay với việc tạo ra ngoại tệ trong xuất khẩu của Việt Nam là một đóng góp hết sức lớn.

Chuyên gia Phan Chánh Dưỡng.

Tôi muốn nói một điều rằng, chúng ta phải vô cùng cám ơn những người nông dân của mình. Vì sự đóng góp này, vai trò của người nông dân vô cùng lớn, lớn hơn bộ phận chức năng khác. Nếu bộ phận chức năng khác có sự đầu tư sâu cho nông dân mình thì chắc chắn rằng sự phát triển của nông nghiệp của chúng ta sẽ tăng lên về chất lượng rất lớn. Từ đó có thể kích thích cho những nhà khoa học, những người làm nông nghiệp nhìn lại. Không thể nhìn nông nghiệp theo kiểu xưa nữa. Người ta nói nông nghiệp là dựa vào đất và trời. Cho nên rất lầm than, tạo ra của cải giá trị không cao, vì chúng ta đâu có tiếp cận được thị trường cuối cùng của những nhà tiêu thụ.

Cho nên nếu chúng ta nhìn lại, sẽ thấy rằng nhiều năm qua chúng ta đã đánh giá nông nghiệp gọi là rất cao, nhưng thực sự không cao. Rất cao là nông nghiệp là ngành nghề tạo ra cái ăn, lương thực cho cả nước, nên an ninh lương thực là vai trò của ĐBSCL. Nhưng dừng ở chỗ đó thì không đủ, vì nông nghiệp không chỉ là lương thực, mà nông nghiệp còn là nâng tầm lên cao hơn, từ nguồn gốc của nông sản chúng ta có thể chế biến ra biết bao nhiêu loại thực phẩm. Thậm chí nó còn nằm trên bàn những tầng lớp sang trọng thưởng thức, như vậy nó không còn là lương thực. Mà món ăn đó, nó còn mang cả câu chuyện định vị giá trị xã hội nữa.

“Người nào ăn món đó, trái cây đó, họ phải sang trọng cỡ nào mới ăn. Giống như hàng hiệu nữa. Chúng ta chưa nhìn hết vấn đề này, mà cái ta thấy hiện nay là nông nghiệp là hạt lúa”. Cho nên làm cho nông nghiệp không có cơ hội để phát triển đúng tầm mà nền khoa học thế giới có thể đưa nó lên tầm đó.

Do đó, chúng ta phải nhận dạng lại cái này, muốn nhận dạng được cái này chúng ta cần nhìn ra rằng, phải bắt đầu từ hạt giống, từ môi trường đất, nước…. để thay đổi ngay từ đầu điều kiện trồng trọt, điều kiện giống… Muốn làm được điều này chúng ta phải đầu tư rất sâu con người, kiến thức về sinh học.

Tiếp sau đó là khi sản phẩm ra chúng ta phải chế biến như thế nào, phải dựa vào các dạng chế biến khác nhau. Trong những dạng chế biến mà ta biết được, như sử dụng lửa, gas, sấy… nhưng ông bà ta còn có sử dụng cả vi sinh học để tạo ra các loại món ăn ngon.

Vậy làm cách nào mà những sản phẩm, món ngon này chúng ta đưa được ra thị trường, đi xa, thì đó là vấn đề chế biến sâu, bảo quản ra sao. Bảo quản xong rồi thì đi tiếp thị, làm sao những thị trường đó họ biết được đây là một món ăn, sản phẩm tốt từ Việt Nam… Nếu chúng ta đi đến đoạn cuối này thì giá trị của sản phẩm nông nghiệp nó tăng lên 10 đến 100 lần. Như vậy thì giá trị của nông nghiệp không chỉ là lương thực cứu đói, an ninh lương thực, mà nó còn đóng góp cho sự phát triển kinh tế của ĐBSCL, cho nước Việt Nam.

Theo tôi, chúng ta có thể từ góc nhìn này để từng bước nhìn ra được nhiều vấn đề. Chúng ta thấy rằng, nếu nhìn thực trạng từ ĐBSCL hiện nay thì thấy chúng ta chưa có đầu tư nhiều. Cái nhìn đầu tiên và lớn nhất là giao thông, vô cùng kém so với các vùng khác. Một nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có trọng tải lớn mà đường giao thông nghèo nàn như thế.

“Nội giao thông từ nông thôn đưa ra đến thành thị thôi là chất lượng đã giảm nhiều lần rồi, giá trị thấp đi”. Vai trò giao thông là hết sức to lớn.Tiếp theo là những vai trò khác mà chúng ta phải nói rằng, nó nằm trong chuỗi logistics và chuỗi giá trị gia tăng. Chuỗi giá trị gia tăng giúp cho một sản phẩm này tạo ra thì nó là nguyên liệu của một sản phẩm khác, mà sản phẩm khác này lại là nguyên liệu cho một sản phẩm khác nữa… mấy công đoạn như thế mới ra cái sản phẩm cuối cùng. Mà chuỗi giá trị của chúng ta hiện nay không có liên kết được, không có nghiên cứu đầy đủ.

Mà song song với chuỗi giá trị này là chuỗi logistics. Làm cách nào không ngắt quãng, làm sao xuyên suốt mà không gia tăng chi phí lớn, nó chỉ giúp đảm bảo chất lượng ngày càng tốt hơn, và đi xa hơn.

Hai “dây – chuỗi” này đòi hỏi nhà nước và nhiều tỉnh, thành, vùng liên kết lại. Mà sự liên kết này thì vai trò của TP.HCM là vô cùng to lớn và nổi bật. Cho nên TP.HCM mà phát triển lớn mạnh, giữ vai trò đầu tàu cho vùng và cho cả nước, chính là nhiệm vụ phải vượt qua ranh giới hành chánh 2.000km2. Mà nó bắt đầu từ mũi Cà Mau, đi dọc hết ĐBSCL đi đến TP.HCM đến Đông Nam bộ và càng phải đi xa. Như vậy thì không có chuyện ranh giới hành chánh hạn chế vai trò của TP.HCM.

Nếu TP.HCM nhận dạng sâu cái này thì Cà Mau hay Sóc Trăng, Đồng Xoài, Bình Dương… cũng là TP.HCM… nghĩa là TP.HCM phải tỏa ra như thế thì mới liên kết được. Từ cái chuyện này thì người nông dân sẽ thấy rằng họ được cả nước, được lãnh đạo cao nhất hỗ trợ hết mình, và họ cũng tự hào rằng, mình tuy ở một vùng nhỏ, một vùng trồng, một miếng đất nhưng cũng là một phần nhỏ của liên kết này.

Thật ra trong vài năm qua, những người ở ĐBSCL có sự tham gia của trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cũng làm được một số việc trong vấn đề làm Báo cáo kinh tế thường niên vùng ĐBSCL một cách có hệ thống. Tôi cũng biết ở Đồng Tháp lãnh đạo của tỉnh này rất quan tâm đến nền nông nghiệp tỉnh mình.

Như ông Lê Minh Hoan từ Đồng Tháp lên làm Bộ trưởng NN&PTNT, tôi nghĩ ông Hoan sẽ có nhiều kinh nghiệm, hoài bão để vực dậy ĐBSCL. Và nếu chúng ta kết hợp được lực lượng của TP.HCM, vùng Đông Nam bộ và vùng ĐBSCL để làm cái bắt đầu và đi sâu vào từ cây, con, công đoạn chế biến khác nhau, và nhận dạng ra là nền tảng của sự phát triển này đó là ngành sinh học. Và đầu tư sâu vào sinh học để làm nền cho tất cả sự phát triển sau này của ngành nông nghiệp. Nếu như thế chắc chắn sau khoảng 20 – 30 năm nữa người ta sẽ thấy rằng, ĐBSCL không phải như người xưa nói, đây là vùng đất trũng về nghèo nàn, giáo dục hay hoài bão gì đó… Vì chúng ta thấy người dân ở ĐBSCL không đủ công ăn việc làm, mà có làm đi nữa thì cảm thấy không có lối ra… nên họ đi khắp mọi nơi làm việc, thậm chí đi cả ra phía Bắc và ra nước ngoài làm… cô dâu. Cũng là nỗi đau, nhưng cũng là một đặc tính của người đồng bằng là tìm mọi cách để sinh tồn, chớ không phải không có khát vọng.

Cái khát vọng là có, mãnh liệt, nhưng mà nên cho một hướng đi, khát vọng đó sẽ bứt phá lên. Tôi nghĩ rằng, ĐBSCL nên nghiền ngẫm, có một chiến lược dài hạn mà được sự chấp nhận từ trung ương đến địa phương.

Theo Phan Chánh Dưỡng/BSA
(Trần Quỳnh ghi)

Có thể bạn quan tâm

[Video] ‘Vua bánh mì’ Kao Siêu Lực tiết lộ bí quyết sản xuất bánh mì thanh long

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư ĐBSCL

Bất ngờ với những phụ phẩm – nhà quê – giá trị cao

Tìm thêm lối ra ở thị trường nội địa

Đối tác Mỹ, EU hủy nhiều đơn hàng thủy sản

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ĐBSCLliên kết vùngMekong Connect 2021phan chánh dưỡngvùng tp.hcm

Tin khác

ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư ĐBSCL

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư ĐBSCL

Ngành gạo kỳ vọng thắng lớn

Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư ĐBSCL

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư ĐBSCL

‘Ai đã sống trên đất phèn-mặn, mới hiểu thế nào là thử thách và cái gì là vui’

‘Ai đã sống trên đất phèn-mặn, mới hiểu thế nào là thử thách và cái gì là vui’

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA