Gạo Việt 'lên đời' nhờ EVFTA
Tin mới
11:38
Thuỷ điện miền Bắc và Bắc Trung bộ đón ‘mưa vàng’
11:35
Thị trường bất động sản TP.HCM bắt đầu khởi sắc?
11:24
‘Bữa tiệc’ của đồng USD vẫn chưa kết thúc
11:09
Quảng Ngãi: Nông dân ngán ngẩm với chuối ‘tiến vua’
11:00
Mỹ – Trung và cuộc chiến vi mạch không có đường lùi
10:41
Hàng không, du lịch vào cao điểm hè
16:21
EVN phải có kịch bản điều tiết cắt giảm điện công bằng
16:06
Bị cắt điện liên tục, doanh nghiệp cảng và logistics ‘kêu cứu’
15:55
Chứng khoán hồi phục, cổ phiếu Novaland vẫn liên tục bị bán giải chấp
15:50
Thiếu điện đã được cảnh báo từ trước khi diễn ra dịch Covid-19
15:16
Hàng loạt hồ thủy điện về mực nước chết
16:17
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới
16:13
Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè
16:09
VPBank giảm lãi suất tiền gửi dài hạn còn 6,5%/năm
15:54
Startup Ấn Độ – EV River huy động thành công 15 triệu USD
15:45
Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm
15:40
Chuyển động mới tại YeaH1
12:02
Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước
11:48
Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm
10:42
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
Bản tin thị trường
16:30
Việt Nam gia hạn thời gian điều tra CBPG với cáp thép dự ứng lực của 3 quốc gia
15:44
Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam
10:32
8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023
11:16
Các hãng xe Nhật tăng cường tuyển dụng kỹ sư phần mềm cho nhu cầu xe điện
11:13
Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới
11:06
USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh
12:16
Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngMekong Connect
2023/06/10 - 8:05:51 PM

10:34 - 14/08/2020

Gạo Việt ‘lên đời’ nhờ EVFTA

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), liên tiếp trong nhiều ngày qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn giữ ở mức cao hơn nhiều thị trường khác với cùng loại sản phẩm.

  • Thái Lan cân nhắc thay đổi chính sách xuất khẩu…
  • Cơ hội với hạt gạo Việt Nam

Gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đang giữ mức giá cao nhất thế giới, chênh lệch với “ông lớn” Thái Lan đến 20 USD/tấn. Ảnh: Phú Thuận/Thanh Niên.

Ngày 13/8, cập nhật bảng giá gạo xuất khẩu của VFA cho thấy, gạo 5% tấm của Việt Nam  được giao dịch ở mức 493 – 497 USD/tấn, trong khi gạo cùng loại của Thái Lan chỉ giao dịch mức 473 – 477 USD/tấn; Ấn Độ từ 378 – 382 USD/tấn; Pakistan từ 423 – 427 USD/tấn… Như vậy, với mức giá này, gạo 5% tấm của Việt Nam đang cao hơn gạo cùng loại của các nước: Thái Lan 20 USD/tấn, Ấn Độ 115 USD/tấn, Pakistan 70 USD/tấn.

Trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới là Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Việt Nam đang giữ giá cao nhất. Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), xác nhận giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nay “tốt hơn nhiều” so với gạo của Thái Lan.

Ông nói: “Đúng là trong lịch sử 30 năm xuất khẩu gạo, gạo Việt Nam nay đã có giá xuất ngang ngửa với gạo Thái Lan, thậm chí bỏ xa gạo Thái Lan loại 5% tấm đến 20 USD/tấn. Đây là tin rất tốt và tín hiệu lạc quan cho hạt gạo Việt”.

Tuy nhiên ông Đôn bổ sung, có một số lý do khiến giá gạo 5% tấm của Việt Nam trên thị trường thế giới vượt mặt gạo Thái Lan. Thứ nhất do đồng baht Thái tiếp tục tăng giá so với đồng USD khiến xuất khẩu bị thiệt thòi. Thứ hai, loại gạo 5% tấm hiện nay cũng đã hết, vụ hè thu ít người trồng loại này nên cung không đủ cầu, giá tăng mạnh.

Nhìn một cách tổng thể thị trường xuất khẩu gạo, ông Đôn vẫn khẳng định gạo xuất khẩu Việt Nam đang có giá tốt với nhiều loại, không riêng 5% tấm. Chẳng hạn, các giống gạo DT8 hiện đang bán với giá 570 USD/tấn trong khi vụ trước chỉ bán giá cao nhất là 540 USD/tấn. Hoặc gạo 5451, hiện công ty của ông Đôn đang xuất khẩu với giá 540 – 550 USD/tấn, trong khi vào vụ đông xuân trước, mức giá cao nhất cũng tầm 500 USD/tấn.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP.Cần Thơ), bổ sung giá gạo Việt đang có chiều hướng tốt hơn nhờ truyền thông thế giới đưa thông tin về gạo thơm của Việt Nam vào EU được hưởng thuế suất 0% theo Hiệp định Thương mại tự do VN – EU (EVFTA).

“EU là thị trường đẳng cấp, cứ gắn tên gạo Việt với thị trường này thì “hữu xạ tự nhiên hương” mà lên. Giá gạo Việt được đánh giá cao và thu mua với giá tốt hơn trong thời gian qua, nhờ EVFTA một phần không nhỏ. Thương hiệu gạo Việt đang được chú ý phần nào trên thị trường thế giới, sau cái tên Thái Lan là có thật. Chính vì điều đó, chúng tôi mới đàm phán xuất được gạo sang Pháp dưới tên của công ty, không xuất thô nữa. Thứ hai, gạo Việt Nam ngon và tốt thật, ngon hơn nhiều cùng chủng loại của Thái Lan”, ông Bình nói một cách tự tin.

Bán gạo lúc này phải biết “neo giá”

Tuy nhiên, ông Phạm Thái Bình cũng tỏ ra băn khoăn do các nhà xuất khẩu gạo Việt vẫn còn quá dễ dãi trong mua bán, chấp nhận bán giá thấp hơn giá gạo Thái Lan mà “không hề áy náy”. Ông nói thẳng: “Nhiều nhà xuất khẩu gạo chưa biết làm giá, chưa biết neo giá với khách hàng, nên vẫn bị gạo Thái lấn lướt”.

Chẳng hạn, hiện gạo thơm loại ngon của Việt Nam chưa bán nổi với giá trên 1.000 USD/tấn, trong khi cùng loại đó, Thái Lan đã bán giá 1.200 – 1.300 USD/tấn từ rất lâu. Trao đổi với chúng tôi, nhiều nhà xuất khẩu gạo bức xúc cho rằng điều này nằm trong tư duy của nhà xuất khẩu. Cứ luôn “an phận” rằng chấp nhận bán giá thấp hơn gạo Thái Lan, chính chúng ta luôn miệng gọi “gạo Thái” như danh từ riêng mặc định đồng nghĩa là “gạo ngon” khiến người mua nước ngoài dễ ép giá.

“Họ biết rõ gạo thơm ST24 của mình ăn đứt gạo “hom mali” của Thái Lan, ST24 của Việt Nam đã được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới rồi, hà cớ gì lại rẻ hơn gạo Thái? Làm gì có gạo ngon hơn bán giá 800 USD/tấn, trong khi gạo loại 2 lại có giá 1.100 – 1.200 USD/tấn? Ở đây do tư duy của mỗi chúng ta. Tại các buổi hội họp với các nhà xuất khẩu, không ít lần tôi phải “kêu gào” rằng chúng ta không nên bán phá giá, chúng ta không nên tự đánh giá thấp mình trong khi bản chất của vấn đề không như vậy. Bán giá thấp, chính chúng ta đang ép nhà nông Việt Nam, chứ không có gì hay ho hơn cả”, ông Bình bức xúc.

Ông Phạm Tài, nhà xuất khẩu gạo tại TP.HCM, cũng đồng quan điểm: “Giá gạo Việt tăng thì có vui, nhưng chưa thể hiện đúng chất lượng mình đang sở hữu. Gạo ST24 của Việt Nam được trao huy chương ngon nhất thế giới, hiện bán trong nước cao hơn giá xuất khẩu rất nhiều. Trong nước gạo ST24 đang bán giá 1.200 – 1.300 USD/tấn, trong khi xuất khẩu tối đa là 1.000 USD/tấn, có Công ty Trung An xuất được giá 1.050 USD/tấn, mà số doanh nghiệp xuất được giá đó rất hiếm, đa số bị trả giá 800 – 900 USD/tấn”.

“Điểm yếu của chúng ta lâu nay vẫn hay bị nói là thiếu liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị còn yếu, trồng trọt thiếu tính bền vững… thì nay những điểm yếu đó “vẫn còn tính thời sự”. Gạo Việt Nam muốn cạnh tranh tốt và bền vững với gạo các nước, vươn lên ngôi vị dẫn đầu… phải khắc phục các điểm yếu trên, không còn con đường nào khác”, ông Bình kết luận.

Nguyên Nga/Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Mekong Connect 2016: Đối mặt với vấn nạn môi trường và thách thức hội nhập

[Video] Mekong Connect 2019: ĐBSCL trước thách thức hội nhập và biến đổi khí hậu

Hơn 68.000 tấn gạo trong hạn ngạch đã được thông quan

Mekong Connect 2019: Giải pháp cho suy giảm xuất khẩu

Mekong Connect 2022: Câu chuyện truyền cảm hứng của một công ty thuần Việt bán drone cho cảnh sát Mỹ

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:evftagạo việtgiá gạo

Tin khác

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Những cú bắt tay bạc tỷ

Những cú bắt tay bạc tỷ

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Năm 2030, diện tích tôm-lúa ở ĐBSCL sẽ đạt 300.000 ha

Miền Tây ‘thuận thiên’: phải để tư duy vượt ra tầm không gian lớn hơn

Miền Tây ‘thuận thiên’: con tôm ôm cây lúa

ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Cánh đồng lớn nhỏ dần

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Những cú bắt tay bạc tỷ

Những cú bắt tay bạc tỷ

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

GIZ đào tạo kinh doanh nông nghiệp cho 11.000 nông hộ ở ĐBSCL

GIZ đào tạo kinh doanh nông nghiệp cho 11.000 nông hộ ở ĐBSCL

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA