ĐBSCL: Trái cây đi đâu, về đâu?
Tin mới
22:44
Cúm A/H5N1: bệnh cũ, lo mới
22:38
Đi bộ giúp ngừa 1 trong 10 cái chết sớm
22:36
6 sai lầm về sức khỏe khi hỏi Google
22:29
Nho nhỏ Tuy An rạng rỡ miền cổ xưa
22:21
Đẹp-ngon xứ Nẫu: Về nghỉ làng chài, đùa con sóng nhỏ
22:11
Thực phẩm từ trái cây đầy màu sắc cùng Duy Anh Foods
22:10
Bổ sung dinh dưỡng cùng nước yến sào Kidgrow Plus HMO Khánh Hòa Nutrition
21:54
Trang sức kim cương NTJ: Giác cắt hoàn mỹ – hào quang hội tụ
21:43
TP.HCM: vốn doanh nghiệp mới giảm gần 40% so với cùng kỳ
21:40
EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng trong năm 2022
15:27
Bất động sản và ngân hàng trong ‘tầm ngắm’ của các thương vụ M&A
15:21
Lãi suất liên ngân hàng qua đêm xuống dưới mốc 1%
15:17
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng không biết khi nào giá heo hơi hồi phục
15:02
Bộ Tài chính sắp công bố kết luận thanh tra 4 DN ép khách hàng mua bảo hiểm
14:43
Năm 2030, diện tích tôm-lúa ở ĐBSCL sẽ đạt 300.000 ha
14:29
Nở rộ chiêu thức ghép mặt, giả giọng để mượn tiền bằng ứng dụng Deepfake
14:11
Lận đận ‘danh phận’ condotel, officetel
14:06
Ràng buộc về tài sản thế chấp làm khó doanh nghiệp nông nghiệp
13:44
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì thiếu vốn, thiếu đơn hàng
16:26
Không chỉ là thuế suất
Bản tin thị trường
15:19
Vàng SJC vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
12:33
Giá vàng đảo chiều đi xuống
10:23
Vàng được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá
10:39
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh
10:04
Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngMekong Connect
2023/04/02 - 11:11:06 AM

10:20 - 19/02/2022

ĐBSCL: Trái cây đi đâu, về đâu?

Sau khi Lạng Sơn có văn bản tạm thời dừng tiếp nhận phương tiện chở mặt hàng rau quả tươi lên cửa khẩu từ ngày 16 đến 25/2, Sở Công Thương các tỉnh ĐBSCL đã gửi văn bản kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ thanh long, mít Thái và một số loại trái cây khác, góp phần giúp nông dân tiêu thụ nông sản, tái sản xuất.

Thu hoạch thanh long bán cho thương lái tại tỉnh Long An. Ảnh: Ngọc Phúc.

Lâu nay, huyện Châu Thành được xem là vùng trồng nhãn lớn nhất tỉnh Đồng Tháp với hàng ngàn hécta nhãn Edor. Trước đây, giá nhãn 25.000-26.000 đồng/kg, nhưng nay giảm còn 17.000-18.000 đồng/kg mà không có thương lái đến mua. Ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Canh Tân hội quán (xã An Nhơn, huyện Châu Thành) cho biết: “Chỉ tính riêng 3 ấp cù lao của xã An Nhơn có khoảng 700ha trồng nhãn, thu hoạch mỗi hécta khoảng 20 tấn trái, cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Hiện tại nhãn đang thu hoạch, giá giảm mạnh khiến nông dân lo ngại”. Nhãn tiếp tục rớt giá là do tỉnh Lạng Sơn tạm thời đóng các cửa khẩu, không nhận xe container chở trái cây xuất sang Trung Quốc. Khó khăn là vậy, nhưng đến nay chưa có đơn vị hay doanh nghiệp nào hỗ trợ nông dân tiêu thụ, chủ yếu do nông dân tự mang đến các chợ bán lẻ.

Tại tỉnh Vĩnh Long, ông Nguyễn Tấn Phát, Chi hội trưởng Hội nông dân ấp Mỹ Phước 1 (xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh) chia sẻ, năm nay nông dân trồng bưởi rất khó khăn, bởi giá 1 tấn bưởi chỉ đủ mua vài bao phân bón và thuốc phun xịt, chưa kể khi vào vụ thu hoạch lại xảy ra tình trạng rớt giá. Chỉ riêng gia đình ông Phát, với 8 công bưởi Năm Roi, mỗi năm thu hoạch trên 30 tấn trái thì năm nay giảm đến 60% sản lượng.

“Chúng tôi rất cần chính sách hỗ trợ bền vững, kết nối đầu ra, bao tiêu sản phẩm với giá ổn định để nông dân an tâm sản xuất”, ông Nguyễn Tấn Phát bày tỏ. Ông Trương Ngọc Trọng, Giám đốc HTX bưởi Mỹ Hòa (xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh) cho biết, không riêng gì bưởi mà các loại trái cây khác cũng bị ảnh hưởng và rớt giá. Những ngày qua, tình trạng bưởi xuất khẩu bị ảnh hưởng đáng kể, hiện tại HTX chủ yếu tiêu thụ nội địa.

Nỗ lực tìm đầu ra

Trước tình hình trái cây ùn ứ vì khó tiêu thụ, các ngành chức năng tỉnh Long An nỗ lực kết nối với các sàn thương mại điện tử nhằm hỗ trợ nông dân. Tính đến thời điểm này đã tiêu thụ được gần 20.000 tấn thanh long, gần 5 tấn mít Thái, hơn 5 tấn dưa hấu và một số mặt hàng nông sản khác. Bà Châu Thị Lệ, Phó Giám đốc Sở Công Thương Long An, cho biết, vừa qua ngành chức năng tỉnh đã đến Bình Dương làm việc với các doanh nghiệp tại đây, tìm phương án lâu dài trong tiêu thụ trái cây, nhằm giảm áp lực đầu ra cũng như hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

“Hiện tại, Long An còn hơn 1.000 tấn thanh long trái vụ. Ngành chức năng tỉnh đang chuẩn bị phương án tiêu thụ cho vụ thanh long tiếp theo vào tháng 4. Trước đó, Sở Công Thương đã chủ động làm việc với các sở, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp… hỗ trợ người dân tiêu thụ gần 26.000 tấn thanh long”, bà Châu Thị Lệ nói.

Có thể thấy, mỗi khi phía Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long thì việc tiêu thụ gặp nhiều trở ngại. Theo ghi nhận, tại Long An và Tiền Giang, nhiều nhà kho có hệ thống kho đông lạnh, sức chứa lớn… nhưng không dám trữ vì sợ thua lỗ. Bên cạnh đó, trước tình hình thu hoạch nhưng đầu ra không ổn định nên nông dân không mạnh dạn đầu tư chăm sóc thanh long như những vụ trước. Tỉnh Long An có khoảng 10.000ha thanh long, sản lượng mỗi năm khoảng 294.000 tấn.

Qua rà soát, hiện có 117 kho thanh long trên địa bàn tỉnh, trong đó có 100 kho đông lạnh, với tổng công suất khoảng hơn 5.000 tấn. Còn tại Tiền Giang, huyện Chợ Gạo là vùng chuyên canh thanh long lớn nhất với hơn 7.400ha. Hiện nay, nông dân huyện Chợ Gạo đang thu hoạch thanh long nghịch vụ, nhưng thương lái ít thu mua khiến nông dân khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Nhã (ngụ xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết, thời điểm trước và cận tết, mít Thái bị rớt giá do ùn ứ tại cửa khẩu. Thời điểm này sản lượng mít không nhiều, do nông dân thua lỗ trước đó nên không tập trung chăm sóc, vì vậy mít Thái đợt này đủ tiêu thụ trong nước. Mặt khác, tại địa phương hiện có nhiều doanh nghiệp sấy trái cây khô, nếu mít khó tiêu thụ sẽ được chuyển đến các cơ sở này sấy, đóng gói. Tuy lợi nhuận không bằng xuất đi Trung Quốc, nhưng nông dân cũng thu được phần nào để chuẩn bị cho vụ tiếp theo.

Câu chuyện khó khăn về đầu ra cho nông sản không phải là vấn đề mới. Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, ở góc độ địa phương, công tác trồng và tiêu thụ cần phải được quan tâm, nhất là khâu nâng cao chất lượng hàng hóa để xuất sang nhiều thị trường trên thế giới, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Theo Nhóm PV/SGGP

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công Thương kiến nghị bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo

Nông nghiệp đồng bằng: đưa chim sẻ hoá phượng hoàng

‘Trồng’ chuỗi giá trị bền vững cho cây dừa Bến Tre

Vay vốn không tài sản thế chấp: giải pháp cho DN nhỏ và vừa ĐBSCL

Du lịch trải nghiệm marathon ở Mekong

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ĐBSCLtrái câyxuất khẩu trái cây

Tin khác

Năm 2030, diện tích tôm-lúa ở ĐBSCL sẽ đạt 300.000 ha

Năm 2030, diện tích tôm-lúa ở ĐBSCL sẽ đạt 300.000 ha

Miền Tây ‘thuận thiên’: phải để tư duy vượt ra tầm không gian lớn hơn

Miền Tây ‘thuận thiên’: phải để tư duy vượt ra tầm không gian lớn hơn

Miền Tây ‘thuận thiên’: con tôm ôm cây lúa

Miền Tây ‘thuận thiên’: con tôm ôm cây lúa

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư ĐBSCL

‘Ai đã sống trên đất phèn-mặn, mới hiểu thế nào là thử thách và cái gì là vui’

Ngành gạo kỳ vọng thắng lớn

Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Năm 2030, diện tích tôm-lúa ở ĐBSCL sẽ đạt 300.000 ha

Năm 2030, diện tích tôm-lúa ở ĐBSCL sẽ đạt 300.000 ha

Miền Tây ‘thuận thiên’: phải để tư duy vượt ra tầm không gian lớn hơn

Miền Tây ‘thuận thiên’: phải để tư duy vượt ra tầm không gian lớn hơn

Miền Tây ‘thuận thiên’: con tôm ôm cây lúa

Miền Tây ‘thuận thiên’: con tôm ôm cây lúa

ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA