Bà Carolyn Turk: Càng chần chừ, chi phí càng cao
Tin mới
10:17
Nhận ưu đãi 5% ngày Quốc tế Thiếu nhi tại Ngọc Thẩm Jewelry
10:16
Cùng Hoa Doanh Foods du lịch ẩm thực Việt Nam
10:14
Khuyến mãi sốc mua 3 tặng 1 tại Khánh Hòa Nutrition
09:56
Giữ dáng đẹp da cùng nước bưởi Tingco
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
12:24
Sức mua teo tóp
12:18
Bộ Công Thương: Điện nhập khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
12:11
Unilever chuẩn bị mở dịch vụ y tế từ xa tại Indonesia và Việt Nam
12:07
Châu Âu xoay xở giữa căng thẳng Mỹ – Trung
17:08
Doanh nghiệp loay hoay giữa ‘bài toán’ giảm giá và duy trì lợi nhuận
17:01
FLC lại thất hứa với cổ đông
16:58
NCB hé lộ giá bán 203 triệu cổ phần Bamboo Airways
16:45
82% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, ngừng kinh doanh
10:46
Nguy cơ bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm do rủi ro vỡ nợ
10:33
Mất đơn hàng vì chậm chuyển đổi xanh
10:28
Hạ lãi suất, vẫn cần thêm ‘cú hích’ tín dụng
10:13
Cường quốc điện gió phải đi nhập điện, vì đâu nên nỗi?
09:51
Sự kết hợp độc đáo từ nha đam và chanh dây trong nước giải khát Tingco
09:50
Đi chợ thế giới: ‘Kể chuyện sản phẩm bằng QR Code’
09:49
Động lực tạo nên sức hút khác biệt từ trang sức Ngọc Thẩm Jewelry
Bản tin thị trường
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
10:38
Thị phần xuất khẩu sang Mỹ mở rộng gấp đôi trong 5 năm
10:33
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát triển một loại drone ‘ăn được’
10:22
Lễ hội ‘Nông đặc sản vùng miền’ tại Gigamall từ 28/4-2/5
15:26
Dự báo giá vàng sẽ giảm về ngưỡng 1.930 USD
16:03
Thiếu hụt gạo trên toàn cầu sẽ đạt mức lớn nhất trong 20 năm
09:25
Giá vàng thế giới giảm sốc
12:03
Giá vàng nhẫn, vàng trang sức giảm mạnh
09:51
Giá vàng thế giới sụt giảm
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngMekong Connect
2023/05/29 - 10:31:23 AM

10:06 - 26/10/2022

Bà Carolyn Turk: Càng chần chừ, chi phí càng cao

Nghị quyết 120 của Chính phủ được ban hành năm 2017, vùng ĐBSCL đã đạt được một cột mốc đột phá, đánh dấu sự khởi đầu từ cách tiếp cận phòng thủ khí hậu thường thấy hướng tới mô hình “chủ động sống chung với thiên nhiên”.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB).

Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết thay đổi lớn hơn cùng với nhiễm mặn đã được coi là bình thường mới của ĐBSCL. Vùng ĐBSCL đã bắt đầu có chuyển đổi trong tư duy, tầm nhìn và cách tiếp cận đối với phát triển và quy hoạch ở cấp vùng – từ quy mô nông hộ nhỏ và quan điểm của tỉnh sang liên tỉnh và toàn vùng đồng bằng; từ quan điểm ngành ngắn hạn sang cách tiếp cận dài hạn, đa ngành và tổng hợp. Nền tảng của sự chuyển đổi này là quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL và chương trình tổng thể chuyển đổi nông nghiệp vùng.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) trình bày: Chuyển từ lập kế hoạch sang thực hiện, tôi cũng lo ngại hai thách thức to lớn đang phải đối mặt: 1/Khoảng cách về chính sách và thể chế, đặc biệt là khi liên quan đến phối hợp hành động ở cấp vùng; 2/Thiếu các giải pháp tổng hợp và sáng tạo cho thách thức phức tạp về nhân khẩu học, kinh tế xã hội, không gian và biến đổi khí hậu, chẳng hạn như dân số già hóa, thu nhập bình quân đầu người thấp từ một số loại cây nông nghiệp như lúa-đòi hỏi chuyển đổi nông nghiệp ở quy mô lớn và sinh kế bền vững. Cần phải quản lý nguồn tài nguyên nước tổng hợp hơn dựa trên lưu vực và phân tích thủy văn đầy đủ, quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ bờ biển và bờ sông và sụt lún đất. Cũng cần phải phối hợp trong lĩnh vực tài chính bền vững, kêu gọi sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân và tối đa hóa đòn bẫy.

Càng chần chừ lâu chi phí sẽ càng cao. Kinh nghiệm cho thấy chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh thông qua phân bổ đầu tư công một cách chiến lược và tăng cường môi trường thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp xanh và hiện đại”.

Ngành nông nghiệp dù đạt rất nhiều thành tựu vẫn là nhân tố đóng góp quan trọng vào việc phát thải khí nhà kính ở Việt Nam. Do đó, đã đến lúc bắt buộc phải chuyển đổi sang phương thức canh tác carbon thấp hơn.

Việc cải thiện quản lý nước và tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón và thuốc trừ sâu giúp nông dân duy trì hoặc tăng sản lượng từ 5 – 10%, đồng thời giảm chi phí đầu vào từ 20 – 30%, từ đó tăng lợi nhuận ròng khoảng 25%.

Quan trọng hơn, những kỹ thuật cải tiến này sẽ giúp cắt giảm phát thải khí nhà kính tới 30%. Những số liệu trên được chứng minh qua dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững ở Việt Nam” (VnSAT) do WB tài trợ thực hiện trên hơn 184.000 ha lúa canh tác trên cả nước. Bên cạnh đó, các thí điểm tại đồng ruộng vùng ĐBSCL cho thấy việc sử dụng công nghệ IoT (Internet vạn vật) – cảm biến trong tưới nước đã giúp nông dân tối ưu lượng nước, giảm tới 42% so với phương pháp ngập ruộng lúa thủ công. Đặc biệt hệ thống thủy lợi thông minh này có thể giảm lượng phát thải khí nhà kính lên đến 60 – 70% so với hệ thống tưới thủ công. Hiện nay, WB đã đồng ý tham gia một dự án mới ở ĐBSCL nhằm hỗ trợ giải quyết các thách thức về quản lý tài nguyên nước, xây dựng sinh kế nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

VCCI Cần Thơ thực hiện khảo sát với 113 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành nông nghiệp chịu tác động lớn của hạn mặn trong hai mùa khô 2018 – 2019. Kết quả cho thấy: Khoảng 90% doanh nghiệp có quan tâm vấn đề tác động của biến đổi khí hậu và hạn mặn, gần 23% cho rằng tác động rất nghiêm trọng. 80% doanh nghiệp được khảo sát cho biết sẽ tác động đến vùng nguyên liệu/vùng sản xuất; 34% tác động đến đối tác cung ứng và 32% cho biết sẽ ảnh hưởng đến nhà máy, xưởng sản xuất.

“Liên quan đến tài nguyên nước, nếu Việt Nam không hành động và có những can thiệp, thì dự báo đến năm 2035, biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại lên đến 6% GDP của Việt Nam. Đặc biệt, đối với ngành nông nghiệp ĐBSCL, thì con số đó sẽ vượt 6%”, ông Nguyễn Thanh Bình, chuyên gia của Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL dự báo.

Tại diễn đàn “Tác động của hạn, mặn đến phát triển kinh tế và doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long – các giải pháp thích ứng” do VCCI tổ chức ngày 21/10, ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ – cho rằng bên cạnh những doanh nghiệp tiên phong, vẫn còn nhiều doanh nghiệp thờ ơ do trình độ và hiểu biết hạn chế… Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển kinh tế hiện nay còn khá rời rạc.

Cũng theo ông Phương Lam, năm 2021, VCCI Cần Thơ cùng Quỹ châu Á thực hiện sáng kiến thành lập Mạng lưới Doanh nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu đồng bằng sông Cửu Long. Mạng lưới doanh nghiệp đầu tiên của cả nước này ra mắt hồi tháng 5.2022, với 41 thành viên, gồm đại diện các cơ quan nhà nước, Viện trường và doanh nghiệp tiên phong của vùng để trao đổi hợp tác về các nội dung, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, là bước đi đầu tiên và cụ thể để triển khai các hoạt động liên quan biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế. (Hiệp Bích)

Ngọc Bích (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Công nghệ, tiếp thị, minh bạch xuất xứ… lời giải cho bài toán nông nghiệp ĐBSCL

Khai trương ngôi nhà chung ‘The Mekong Connect’ tại Phú Quốc

Hai workshop trước thềm Mekong Connect 2019

Kẻ khóc người cười với thanh long

Bến Tre hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa gần 120 tỷ đồng

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Carolyn TurkĐBSCLphát triển bền vững

Tin khác

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Những cú bắt tay bạc tỷ

Những cú bắt tay bạc tỷ

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Năm 2030, diện tích tôm-lúa ở ĐBSCL sẽ đạt 300.000 ha

Miền Tây ‘thuận thiên’: phải để tư duy vượt ra tầm không gian lớn hơn

Miền Tây ‘thuận thiên’: con tôm ôm cây lúa

ĐBSCL: Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Cánh đồng lớn nhỏ dần

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Những cú bắt tay bạc tỷ

Những cú bắt tay bạc tỷ

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

GIZ đào tạo kinh doanh nông nghiệp cho 11.000 nông hộ ở ĐBSCL

GIZ đào tạo kinh doanh nông nghiệp cho 11.000 nông hộ ở ĐBSCL

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA