Làm sản phẩm hữu cơ vào Nhật Bản không quá khó
Tin mới
10:48
Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’
10:46
Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà
10:40
Hãy để cho con làm sai
10:33
Tạm biệt lý thuyết xám tìm đến cây đời xanh
16:37
Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường
16:29
Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc
16:24
Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản
15:54
Sau 7 lần tăng, giá xăng RON 95 giảm nhỏ giọt 110 đồng/lít
10:59
Sách tháng 6: ‘Bữa Tiệc’ sáu món
10:52
Vở kịch: ‘Làm bạn với bầu trời’
10:45
Zero-Covid ‘hô biến’ hàng không Hong Kong!
10:30
‘Em và Trịnh’ đẹp, tham vọng nhưng chưa sâu
10:21
Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư
10:18
Làm báo ở Sài Gòn thập niên 1960
09:36
Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry
09:32
3 món ngon từ thịt heo cho ngày hè thanh mát
16:24
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 lên mức 7%
16:10
Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đã ‘thông thoáng’
16:06
Tính đến 20/6, tín dụng đã tăng trưởng 8,51%
15:53
Nhiều dư địa cho xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Nông nghiệpChuẩn hội nhập
2022/07/02 - 11:04:15 AM

08:42 - 28/03/2022

Làm sản phẩm hữu cơ vào Nhật Bản không quá khó

Hiện nay, thị trường Nhật Bản thường nhập hàng nông sản đã qua chế biến từ Việt Nam, nông sản tươi chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của Nhật.

Bà Ino Mayu trò chuyện với học sinh trường PTTH Nguyễn Quang Diêu, Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Đó là chia sẻ của bà Ino Mayu, điều phối viên chương trình “Seed to Table” tại tọa đàm “Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật” do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Trung tâm BSA phối hợp với Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II tổ chức hôm 18/3/2022 tại TP.HCM.

Theo bà Ino Mayu, để đáp ứng tiêu chuẩn JAS của Nhật không quá khó. Nông dân Việt Nam chỉ cần tập trung làm bài bản, làm có quy trình đồng bộ.

“Đặc biệt, nên tập trung nâng cao công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị cho nông sản Việt Nam.Sau đại dịch Covid-19, người Nhật đang có xu hướng tìm mua các loại hạt.Ngoài ra, họ cũng thích trái cây đóng hộp, trái cây đông lạnh của Việt Nam”, bà Mayu nói.

Bà Mayu cho rằng hiện nay nếu nông dân sản xuất không theo tiêu chuẩn thì không thể xuất bán ra nước ngoài, thậm chí tiêu thụ trong nước cũng khó.

Đồng tình với quan điểm này, chủ tịch HĐQT Seagull ADC Trần Phong Lan cho rằng điều quan trọng là phải ghi chép tỉ mỉ mọi thứ trong quá trình làm.

Để có được tiêu chuẩn hữu cơ JAS của thị trường Nhật Bản như hiện nay,  Seagull ADC bắt đầu với tiêu chuẩn VietGAP rồi sau đó là GlobalGAP, cứ thế đi lên. Trong quá trình này, phải ghi chép đầy đủ mọi thông tin của quá trình canh tác, từ bón phân, gieo hạt, trồng cây vào thời gian nào…

“Chúng tôi nói không với thuốc bảo vệ thực vật, nói không với phân hóa học… Chúng tôi tìm cách chế biến phân hữu cơ, chế biến các chế phẩm sinh học…”, ông chia sẻ.

Ông Phong Lan kể: “Ban đầu tôi nói với công nhân rằng chỉ muốn làm ra sản phẩm sạch, không cần chứng nhận. Nhưng có đơn vị Nhật Bản đi tìm kiếm thị trường, đến trang trại ở Tây Ninh và họ rất ngạc nhiên. Họ nói không thể tin rằng chúng tôi có thể làm được.Chúng tôi trả lời rằng muốn làm sản phẩm hữu cơ.Chúng tôi áp dụng các phương pháp cha ông tôi để lại, cộng thêm phương pháp ghi chép tôi đã học được từ VietGap và GlobalGap.Họ nghe vậy thì nói các anh như vậy là có thể đạt chứng nhận JAS.Thế là họ giúp chúng tôi làm các thủ tục để đạt được tiêu chuẩn JAS”.

Nhưng có một thực tế đáng buồn hiện nay, theo ông Trần Phong Lan, đó là đa phần các nước, muốn trồng hữu cơ phải bỏ hoang ba năm, còn Việt Nam là hai năm. Nhưng người nông dân Việt Nam khó kiếm được những mảnh đất mà chưa từng canh tác hóa học ở đó.

Sản phẩm bí hữu cơ của công ty Seagull ADC.

Trong khi đó, theo bà Tường Mỹ – công ty Yoshimi chuyên phân phối hàng Việt Nam qua Nhật Bản, hầu hết mặt hàng nông sản đã qua chế biến của Việt Nam khi xuất khẩu qua Nhật Bản thường gặp tình trạng bị nhiễm khuẩn E.coli và chứa chất bảo quản. “Người Nhật thích các loại trái cây đông lạnh như sầu riêng, mít, nhãn và có nhu cầu nhập nhiều mặt hàng này. Tuy nhiên, tôi lo ngại các mặt hàng này thường vướng vào chất bảo quản và nhiễm khuẩn E.coli nên chưa dám xuất  khẩu nhiều”, bà nói.

HTX sản xuất dịch vụ Tấn Đạt là một trong những HTX đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long có được tiêu chuẩn organic vào nhiều thị trường. Giám đốc Đoàn Văn Tài nói rằng Tấn Đạt không ngừng nỗ lực trong 10 năm qua, thu hút được 65 thành viên với diện tích đất 100 ha. Hiện tại, Tấn Đạt đã được cấp chứng nhận hữu cơ cho vùng trồng lúa dựa trên tiêu chuẩn hữu cơ ở ba thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Điều đáng nói, lúa làm hữu cơ của HTX Tấn Đạt bán ra có lợi nhuận cao đến 1,5 lần so với sản xuất lúa chất lượng cao thông thường. Bên cạnh đó, HTX còn nghiên cứu và chế biến trà gạo thảo dược từ gạo hữu cơ cung ứng cho thị trường từ 200 – 300 sản phẩm/tháng.

Trong khi đó, TS Trần Minh Hải, giám đốc Trung tâm đào tạo và tư vấn kinh tế hợp tác thuộc Trường Quản lý cán bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn II cho biết, dư địa xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường toàn cầu nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng là rất lớn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn đòi hỏi rất cao và nếu đạt được tiêu chuẩn vào thị trường Nhật Bản thì hàng hóa Việt Nam có cơ hội nhập khẩu vào nhiều thị trường khác.

Bộ tiêu chí “Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Chuẩn hội nhập” song song cùng với danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao – do người tiêu dùng bình chọn” được xây dựng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và thâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Cách đây ba năm, Global GAP đã cấp cho Hội DN HVNCLC quyền sở hữu tiêu chuẩn Local GAP ở Việt Nam. Chúng tôi quyết định cấp lại quyền đó cho người tham gia mà không tính chi phí quyền sở hữu. Do đó, Local GAP là bước trung chuyển để doanh nghiệp tự nâng cấp từ Viet GAP ra thị trường thế giới”, theo lời bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội DN HVNCLC

Hiện nay, Hội đang hỗ trợ cho các HTX ở tỉnh Bến Tre và các công ty khởi nghiệp làm Local GAP. Khi đã có chứng nhận này, tổ chức Global GAP sẽ cấp cho một mã số để các nhà bán lẻ trên thế giới tham khảo và tiếp cận sản phẩm.

Bài và ảnh Trần Quỳnh (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ nhãn hiệu thương mại cho các DN Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ

Ghi nhãn sản phẩm hàng vào Nhật

Chuỗi cung ứng toàn cầu: khâu ‘ngon ăn’, doanh nghiệp Việt vẫn đứng ngoài

Lão nông Cần Thơ đưa thanh nhãn xuất ngoại

Khởi nghiệp với thực hành tiêu chuẩn

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Nhật Bảnsản phẩm hữu cơtiêu chuẩn jas

Tin khác

Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản

Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản

Uống cà phê, mặc cà phê

Uống cà phê, mặc cà phê

Có tiêu chuẩn Halal, vải thiều sẽ có cơ hội lớn vào thị trường Ả Rập, Trung Đông

Có tiêu chuẩn Halal, vải thiều sẽ có cơ hội lớn vào thị trường Ả Rập, Trung Đông

Mô hình tôm – lúa sống khỏe ở vùng mặn

Đi đường xa với ‘tiêu chuẩn’

Làm sản phẩm hữu cơ vào Nhật Bản không quá khó

Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật

Tọa đàm: ‘Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật’

Chuẩn hội nhập
Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản

Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản

Uống cà phê, mặc cà phê

Uống cà phê, mặc cà phê

Có tiêu chuẩn Halal, vải thiều sẽ có cơ hội lớn vào thị trường Ả Rập, Trung Đông

Có tiêu chuẩn Halal, vải thiều sẽ có cơ hội lớn vào thị trường Ả Rập, Trung Đông

19 nhà máy chế biến cá tra được FSIS công nhận xuất khẩu vào Mỹ

19 nhà máy chế biến cá tra được FSIS công nhận xuất khẩu vào Mỹ

Mekong Connect
Có một ngày không đủ 24 giờ của TIM

Có một ngày không đủ 24 giờ của TIM

Một khu bảo tồn cá tư nhân

Một khu bảo tồn cá tư nhân

9 điểm nhấn chiến lược của quy hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021-2030

9 điểm nhấn chiến lược của quy hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021-2030

5 năm tới sẽ đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng phát triển giao thông ĐBSCL

5 năm tới sẽ đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng phát triển giao thông ĐBSCL

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đã ‘thông thoáng’

Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đã ‘thông thoáng’

Nhiều dư địa cho xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ

Nhiều dư địa cho xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trở lại vị trí đỉnh bảng

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trở lại vị trí đỉnh bảng

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng năm 2022 đạt gần 28 tỷ USD

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng năm 2022 đạt gần 28 tỷ USD

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA