Để đất mãi là 'mái ấm'!
Tin mới
10:48
Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’
10:46
Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà
10:40
Hãy để cho con làm sai
10:33
Tạm biệt lý thuyết xám tìm đến cây đời xanh
16:37
Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường
16:29
Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc
16:24
Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản
15:54
Sau 7 lần tăng, giá xăng RON 95 giảm nhỏ giọt 110 đồng/lít
10:59
Sách tháng 6: ‘Bữa Tiệc’ sáu món
10:52
Vở kịch: ‘Làm bạn với bầu trời’
10:45
Zero-Covid ‘hô biến’ hàng không Hong Kong!
10:30
‘Em và Trịnh’ đẹp, tham vọng nhưng chưa sâu
10:21
Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư
10:18
Làm báo ở Sài Gòn thập niên 1960
09:36
Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry
09:32
3 món ngon từ thịt heo cho ngày hè thanh mát
16:24
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 lên mức 7%
16:10
Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đã ‘thông thoáng’
16:06
Tính đến 20/6, tín dụng đã tăng trưởng 8,51%
15:53
Nhiều dư địa cho xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2022/07/02 - 11:02:47 AM

11:44 - 03/05/2022

Để đất mãi là ‘mái ấm’!

17 tỷ USD (tương đương 400.000 tỷ đồng) là số vốn cam kết đầu tư vào hai huyện cửa ngõ Tây Bắc TP.HCM – Hóc Môn và Củ Chi – ngay trong hội nghị xúc tiến đầu tư vào hai huyện này hôm 12/4 vừa qua.

Đất không chỉ là “nền móng” của nhà, đất còn là “mái ấm” của cây cỏ và ngược lại. Ảnh: Nguyễn Tính.

Với con số đầu tư kỷ lục phân bổ trên 30 dự án được các tập đoàn, doanh nghiệp và chính quyền địa phương cam kết thực hiện “nói là làm, hứa phải giữ lời, làm tới nơi tới chốn”.

Nhưng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đại biểu Quốc hội tại địa bàn hai huyện này vẫn đặc biệt lưu ý tại hội nghị: “Hóc Môn, Củ Chi không phải mâm cỗ mới dành cho các nhà đầu tư bất động sản tận dụng cơn sốt giá nhà của TP.HCM”.

TP.HCM luôn trong tình trạng “hâm hấp” giá nhà, sốt đất. Chỉ cần một thông tin dưới dạng “đề xuất, kiến nghị” huyện lên quận, quận lên thành phố hay một dự án khủng dự kiến được đặt tại địa điểm nào đó thì gần như ngay lập tức, thị trường đất, nhà thi nhau nhảy múa, cò dập dìu đổ về, ảo thực không biết đâu mà lần cho đến khi chính quyền “kê đơn” cắt cơn! Hóc Môn, Củ Chi là ví dụ điển hình mới nhất trong năm qua.

Hay sau phiên đấu giá quyền sử dụng đất đạt mức kỷ lục đối với 4 lô đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, giá đất các khu lân cận tại TP. Thủ Đức được “thét” ở mức… thẳng đứng. Dù thực tế, chuyển nhượng hầu như không thể, nếu có cũng không đáng kể.

Trước căn bệnh mãn tính nói trên cũng như đối diện với một số diễn biến đấu giá quyền sử dụng đất công vừa qua, đặt trong quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể toàn phần/từng phần đối với quỹ đất thành phố, đã đến lúc cần phải hành động một cách công bằng với… đất. Đây cũng là cân bằng lại “thể trạng” cho sự phát triển bền vững của TP.HCM trong tương lai.

Trở lại phiên đấu giá đất đạt mức giá kỷ lục đối với 4 lô đất ở Thủ Thiêm, loại trừ động tác trả cọc của Tân Hoàng Minh và cú “sập bẫy” do chính tập đoàn này tự giăng đã có những tác động tiêu cực. Nhìn ở góc độ đầu tư lâu dài, tầm mức phát triển thì việc đấu giá một diện tích đất công – đồng nghĩa với đất sạch, đã được chính quyền “dọn dẹp” chỉnh chu trước khi đưa lên sàn đấu giá. Mảnh đất có diện tích khá lớn trong số quỹ đất “vàng” hiếm hoi còn lại của TP HCM, ở vị trí đắc địa, nhiều tiềm năng phát triển, nhất là đặt trong quy hoạch phát triển đô thị tương lai thì sẽ chấp nhận được mức giá “thuận mua vừa bán” vừa qua.

Đất là tài nguyên không tái sinh, nhưng khi tài nguyên “sở hữu toàn dân” ấy lại đang bị sự lạm quyền bởi những đại diện “do nhà nước quản lý”, dẫn tới hiện trạng manh mún, băm nát, phá vỡ, hủy diệt dần tài nguyên. Mất cân bằng sinh thái tự nhiên, gây bất ổn xã hội cũng là từ đây mà ra. Đất không tự… nứt nẻ, tất cả đều được “đẻ” bởi năng lực hạn chế, lạm dụng quyền lực để hưởng lợi, biến đất công thành đất riêng, đặc quyền cho nhóm lợi ích. Vậy, với tư cách lẫn trách nhiệm quản trị xã hội, chính quyền cần có biện pháp cao nhất, mạnh mẽ nhất để kiểm soát “dòng chảy” của tài nguyên -đất. Từ nghị quyết – quy hoạch đến triển khai – kế hoạch và cuối cùng là diễn biến thực tế, tại sao cứ bị phá vỡ đến… phá nát, ở hầu hết các địa bàn, địa hình?

Nhìn lên khu vực phía Bắc – Tây Bắc TP.HCM, với chủ trương mở rộng, phát triển, đầu tư sắp tới, lợi thế đất nông nghiệp của hai huyện Hóc Môn – Củ Chi, sẽ giữ lại vùng đặc thù nào, bao nhiêu, tận dụng khai thác bằng công nghệ cao trong nông nghiệp như thế nào; sẽ chuyển đổi bao nhiêu trong cơ cấu quy hoạch thành khu đô thị -sinh thái để vùng “đất thép” mở rộng này phát huy được lợi thế, tiềm năng.

Những “lá phổi” của thành phố, ở vùng Tây Bắc này chính là các nông trường còn sót lại, liệu có tiếp tục giữ và giữ được; để đất và không chỉ đất, kết nối với nước – qua hệ thống kênh rạch, sông Sài Gòn mà tạo dựng môi sinh cho cả khu vực thủy lẫn bộ. Vùng đất này, từ hơn 40 năm trước, với “sức người sỏi đá cũng thành cơm” đã biến từ “vành đai trắng”, trắng do bom cày đạn xới, trắng đất đai, tài nguyên, nhân lực con người thành “vành đai xanh”, với những nông trường, hợp tác xã giúp người dân vượt qua khó khăn, đói kém.

Liệu, giờ nó có tiếp tục được nhân rộng, không chỉ cho chính nó mà còn là không gian xanh của thành phố? Đất không chỉ là “nền móng” của nhà, đất còn là “mái ấm” của cây; và ngược lại.

Nhìn về khu vực phía Nam Sài Gòn, trục dẫn Quận 7 – Nhà Bè – Cần Giờ, quỹ đất ven sông, kể cả phần đất còn lại trong các “bản đồ” quy hoạch khu chế xuất, khu công nghiệp, hoặc các khu chế xuất, khu công nghiệp hiện hữu nay đã phát huy hết chức năng, cần sự chuyển đổi về cơ cấu, mô hình hoạt động. Đất sẽ được trưng dụng, tính toán như thế nào để vừa nâng cao chất lượng đô thị bậc cao (ở quận 7) vừa phát triển ưu thế đô thị – sinh thái bền vững (ở Nhà Bè), bảo vệ tài nguyên quý hiếm rừng ngập mặn ở Cần Giờ… Từ đây, mở ra, kết nối, tương tác giao thông, thị trường thực chất hơn, hiệu quả hơn với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đã có bao nhiêu cán bộ, quan chức ngã ngựa vì đất, bao nhiêu doanh nghiệp lụn bại cũng vì đất nhưng cũng còn đó bao nhiêu giấc mơ nơi nhân dân, mong có được một chỗ cắm dùi mà an cư, lạc nghiệp. Chừng nào một bộ luật về đất đai thật sự hoàn chỉnh, chặt chẽ, minh bạch được áp dụng công khai, thực thi công bằng thì chừng đó, đất – thứ tài nguyên không tái sinh nhưng sẽ được hồi sinh từ con, vì con người.

Lê Huyền Ái Mỹ (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Nợ xấu nhìn từ góc độ quản trị

Giải bài toán ‘cuộc chiến nước mắm’ từ góc độ thị trường

‘Nhập thuốc ung thư kém chất lượng còn thất đức nào hơn?’

‘Cân’ ngân sách bằng phí, tính sao cho ổn?

‘Tập trung vào chuyên môn’ kiểu Nhật

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:củ chi hóc mônquy hoạch đô thịTP.HCM

Tin khác

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

Cộng đồng trách nhiệm

Cộng đồng trách nhiệm

Triết lý chung cư sở hữu 99 năm của người Singapore

Sở hữu chung cư 50 năm hay vĩnh viễn?

Khi các nhà mạng nhỏ ‘hết cửa’

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Chất vấn và chất lượng quản trị quốc gia

Đột phá hạ tầng giao thông

Cà phê sáng
Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

Cộng đồng trách nhiệm

Cộng đồng trách nhiệm

Đừng để doanh nghiệp ‘sợ’

Đừng để doanh nghiệp ‘sợ’

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA