Cuộc đời mới cho 'phó sản'
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vững
2023/01/29 - 1:23:35 AM

08:26 - 28/11/2022

Cuộc đời mới cho ‘phó sản’

Doanh nhân người Nhật Toshinao Tanaka đã nhìn ra cơ hội từ những thứ mà các hãng thủy hải sản Việt Nam đổ bỏ, như vỏ tôm, cua, ghẹ và phần loại bỏ khi chế biến cá tra.

Takesho Food Việt Nam đầu tư 8 triệu USD cho nhà máy xử lý đầu tôm tại Khu công nghiệp Trà Nóc. Ảnh: Trung Chánh.

Ông quyết định thành lập Công ty TNHH Takesho Food Việt Nam tại Ô Môn, Cần Thơ. Ông chứng minh rằng công nghệ và tầm nhìn sẽ làm cho phó sản có một cuộc đời xán lạn hơn.

Nhà máy chính thức hoạt động từ đầu tháng 6/2022. Khoản đầu tư 8 triệu USD không thuộc loại “khủng”, nhưng đây là dấu ấn của doanh nghiệp nước ngoài ứng phó vấn đề lãng phí tài nguyên.

“Ba mươi năm trước, chúng tôi bắt đầu cung cấp bột trộn gia vị (seasoning), dần dần nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển, năng lực sản xuất để trở thành một công ty thương mại độc đáo.Chúng tôi tập trung mở rộng đối tượng khách hàng ra trên toàn Nhật Bản”, ông Tanaka nói. Vị doanh nhân từ tỉnh Niigata tiếp tục “khoa học hóa độ ngon” khi cung cấp các bột trộn gia vị riêng biệt, góp phần hỗ trợ khách hàng trong việc phát triển sản phẩm mới.

Năm 2019, các nhân viên của công ty Takesho cùng với chuyên gia trường Đại học Cần Thơ (CTU) nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm bột gạo đa tính năng.Takesho cũng hợp tác với Đại học Niigata và nhiều trường đại học khác nghiên cứu nâng cao công nghệ cho nhà máy sản xuất bánh gạo, sản xuất bánh dày (mochi), sản xuất chả cá (kamaboko). Takesho cũng nghiên cứu và phát triển đa dạng nhiều sản phẩm như thức uống protein dạng bột, các loại bột làm bánh tráng miệng, bột trộn gia vị…

“Ban đầu, chúng tôi có nhiều lo lắng. Nhưng đã thành công bước đầu với việc đưa các loại gạo Việt Nam vào loại bột gạo đa tính năng của Takesho và phát triển gia vị bột tôm bằng việc tận dụng đầu và vỏ tôm thành công bước đầu. Hơn nữa, nhận thấy nhu cầu gia công (OEM) của bột trộn, nên chúng tôi đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy ở Ô Môn”, ông Tanaka nói.Ông cũng kể về cơ duyên khi lần đầu tới thăm Đại học Cần Thơ năm 2017.

Nhìn đồng bằng Sông Cửu Long với trụ cột thủy sản, lúa gạo và trái cây, ông Tanaka nghĩ tới “thung lũng thực phẩm”. Ý tưởng này hình thành từ Giáo sư Ueyama Shinichi thuộc Đại học Keio ở Niigata trong giai đoạn 2007 – 2014.

Đặt phụ phẩm vào đúng vị trí

Quỹ Vietnam Investments Group (VIG) đầu tư vào nhà máy Vietnam Food chuyên xử lý các phụ phẩm từ tôm với công suất 70.000 tấn mỗi năm. Tổng Giám đốc Vietnam Food Phan Thanh Lộc cho rằng phụ phẩm tôm là gánh nặng môi trường hay nguyên liệu của ngày mai. “Ăn thua là do cách người ta đặt phụ phẩm vào đúng vị trí để tạo ra giá trị gia tăng hay không mà thôi”, ông nói.

Mỗi ngày các nhà máy chế biến tôm thải ra khoảng 1.000 tấn đầu tôm. Tới năm 2025, đầu tôm, vỏ tôm lột cần xử lý gấp ba lần số đang có hiện nay hay hơn nữa khi Việt Nam quyết tâm đưa ngành tôm đạt giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD. Việt Nam hiện phải nhập khẩu 2,5 tỷ USD thức ăn giàu đạm về cho chăn nuôi. Ông Lộc tính nếu được khai thác hợp lý, giá trị gia tăng của phụ phẩm tôm có thể tạo ra giá trị gia tăng gấp trăm lần.

Sau bảy  năm hoạt động, hai nhà máy ở Cà Mau và Hậu Giang của Vietnam Food xử lý mỗi ngày 100 – 150 tấn nguyên liệu, trích xuất giá trị từ dưỡng chất, đa dạng hóa sản phẩm tạo ra bốn cụm sản phẩm dược phẩm, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và phân bón. Cuối năm 2019, trước khi đại dịch bùng phát, Vietnam Food đã giành giải thưởng sáng tạo trong cuộc thi toàn cầu về Dinh dưỡng cho tương lai (Future of Nutrition). Vietnam Food là công ty châu Á đầu tiên thắng giải ở châu Âu.

Việt Nam xài cả trăm ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật mỗi năm, chăn nuôi dùng kháng sinh gấp sáu lần các nước châu Âu, đứng thứ tư trong các nước xài nhựa… “Cần có giải pháp xanh để phát triển bền vững”, ông Lộc nói.

Khoa học công nghệ sẽ giải quyết được vấn đề “xài không được thì bỏ” nếu gắn việc quản lý chuỗi.

Chính phủ Iceland xem liên kết chuỗi cung ứng (trung tâm  nghiên cứu, chế biến, thương mại,  dịch vụ…) là cách tối ưu hóa chuỗi giá trị. Tái cấu trúc, phát triển sản phẩm từ  nhu cầu khách hàng. Kết quả, ngành cá tuyết đã sử dụng đến 95%  khối lượng đầu vào. Giá trị  phụ phẩm đạt 1,3 tỷ USD (năm  2010), gấp 1,5 lần giá trị chính phẩm. Theo ông Lộc, phụ phẩm tôm nếu đặt đúng vị trí có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Tất nhiên, phải có công nghệ tiên tiến kết hợp nhân lực, trí lực.

Tại Việt Nam công nghệ tái chế còn lạc hậu. Theo Giáo sư Stefano Pascucci, Đại học Exeter (Vương quốc Anh), muốn thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp để sử dụng hợp lý nguồn lực tự nhiên, để tái tạo phục hồi đất đai, nguồn nước và sử dụng các thành phần của hệ sinh thái một cách thông minh hiệu quả hơn- nên áp dụng theo chiều ngang – mỗi cụm chuyên canh chuyên biệt và hỗ trợ nhau chứ không phải theo chiều dọc là trồng trọt và chăn nuôi trong cùng một vùng. Người ta đã chế biến những phế phẩm của ngành trồng trọt thành sản phẩm đầu vào cho ngành chăn nuôi, rồi từ chất thải của ngành chăn nuôi làm thành phân bón cho ngành trồng trọt. Các vùng chuyên trồng trọt hoặc chuyên chăn nuôi có thể kết nối với nhau theo chuỗi lớn để trụ vững trước cú sốc về môi trường.

Được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1990 bởi Pearce và Turner, thuật ngữ kinh tế tuần hoàn dựa trên quan điểm mọi thứ đều có thể là đầu vào của một quá trình sản xuất. Bản chất của kinh tế là thay vì kết thúc vòng đời phát thải thì nguyên liệu sẽ quay vòng khép kín, khôi phục theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó. Điều đó có ý nghĩa với ĐBSCL – nơi nguồn tài nguyên càng cạn kiệt, hệ lụy ngày càng lớn trong bối cảnh biến đổi khí hậu khó lường.

Hội thảo quốc tế Phụ phẩm nông nghiệp – Nguồn tài nguyên tái tạo do Bộ NN-PTNT tổ chức tại TP.HCM cuối tháng 9 cho biết: Ít nhất, 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, quá trình chế biến nông sản đang bị bỏ phí, thậm chí gây ô nhiễm môi trường. Trong đó, ngành trồng trọt thải ra  (chiếm 56,7%); 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%); 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,5%); 1 triệu tấn từ ngành thủy sản (10,6%). Phần sinh khối phụ phẩm nông nghiệp từ các cây trồng chính có thể cung cấp khoảng 43 triệu tấn phân hữu cơ.

Hoàng Lan (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Cồn Sơn – sức sống diệu kỳ

Chuyển đổi số: bốn vấn đề then chốt

Nhà sản xuất bao bì thiết tha với môi trường

Xây dựng cộng đồng tiêu dùng thường xuyên trong khởi nghiệp

Việt Nam đề xuất kiểm toán chung về sử dụng nguồn nước sông Mekong

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:phó sảnTakesho Food Việt Nam

Tin khác

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Mừng tuổi bún ốc nguội

Phù phiếm giấm nuốc?

Khi gạo dài cọng lê thê món

Thăm lò nước mắm ở Ý

Hẹn với sông Gâm núi Thúy

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA