'Top' 5 đột phá y học 2022
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngBáo Xuân
2023/01/28 - 11:29:35 AM

12:30 - 24/01/2023

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

Dù đại dịch Covid-19 chưa bị khống chế hoàn toàn, nhưng năm 2022 vẫn chứng kiến nhiều thành tựu y học mới.

Một số thành tựu sau đây được tờ The Atlantic đánh giá là đột phá nổi bật vì mở ra hy vọng trong chăm sóc sức khoẻ con người, từ chiến thắng ung thư, loại trừ sốt rét cho đến hồi sinh người mới chết!

1 – Hy vọng đảo ngược cái chết

Tháng 8/2022, một nhóm nghiên cứu của đại học Yale (Mỹ) làm thế giới sửng sốt khi bơm một chất lỏng vào mạch máu của những con heo chết và làm cho quả tim của chúng đập lại. Stephen Latham, chuyên gia đạo đức sinh học của đại học Yale và đồng tác giả nghiên cứu nói với báo chí, công nghệ này còn lâu lắm mới sử dụng trên người. Tuy nhiên, trước mắt người ta hy vọng nghiên cứu có thể giúp các bác sĩ bảo quản được mô tạng của người mới chết để dùng vào việc ghép tạng cho người khác.

Nhưng ứng dụng lâu dài của nghiên cứu mới đáng nói. Nếu khoa học có thể hồi sinh quả tim hay những bộ phận khác của động vật mới chết thì đến lúc nào đó họ có thể đảo ngược cái chết?  Liệu y học có thể hồi sinh những binh lính chết ngoài chiến trận? Liệu các bệnh viện có thể lưu giữ những bệnh nhân mới chết rồi giúp họ sống lại?

Những ý tưởng điên rồ trên không khác gì tiểu thuyết kinh dị Frankenstein của Mary Shelley. Sẽ có nhiều tranh cãi đạo đức, nhưng hàng triệu người mất người thân đột ngột vì đột quỵ hay nhồi máu cơ tim có quyền hy vọng hồi sinh người thân của họ nếu bị rơi vào tình cảnh đó trong tương lai.

Heo chết được hồi sinh trong thí nghiệm của đại học Yale. Ảnh: Reuters.

2 – Tạo phôi thai chuột không cần trứng hay tinh trùng

Vào mùa hè, các chuyên gia của Viện nghiên cứu Weizmann (Israel) đã tạo được một “phôi thai tổng hợp” trong phòng thí nghiệm mà không sử dụng trứng, tinh trùng hay tử cung. Thí nghiệm bắt đầu bằng cách thu thập các tế bào từ da chuột, chuyển chúng trở lại trạng thái tế bào gốc rồi đặt các tế bào này trong một lồng ấp đặc biệt để bắt chước tử cung. Sau 6 ngày, phôi xuất hiện đuôi và sau 8 ngày tim hoạt động được, thậm chí có cả dấu hiệu hoạt động của não.

Theo một số chuyên gia, dù những tế bào này có cấu trúc giống một phôi thai tổng hợp hoàn thiện nhất từ trước đến nay, nhưng không nên gọi chúng là “phôi” cho đến khi chúng thực sự tạo ra một cá thể sống và có khả năng sinh sản. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu cho biết họ có mục đích xa hơn, đó là thông qua nghiên cứu sẽ phát triển bộ phận cơ thể người từ tế bào gốc.

Giáo sư Jacob Hanna, người tham gia nghiên cứu, nói: “Trở ngại lớn đối với ghép tạng là tìm người hiến tặng phù hợp, nhưng cơ thể người được ghép tạng sẽ luôn có xu hướng đào thải hoặc họ phải dùng thuốc để ngăn chặn điều này. Nếu nghiên cứu của chúng tôi thành công, từ nay sẽ không cần tìm người hiến tạng và không có sự đào thải tạng ghép nữa”.

3 – Hy vọng chiến thắng sốt rét và những dòng virus cúm

Sau nhiều thập kỷ, các sử gia có thể gọi những năm 2020 là thời đại vàng của các đột phá vaccine, khởi đầu là vaccine mRNA giúp nhân loại vượt qua đại dịch Covid-19.  Không dừng lại đó, trong tháng 9 năm nay, đại học Oxford (Anh) đã nghiên cứu thành công một loại vaccine mới cũng được cho là cực kỳ hiệu quả chống lại bệnh sốt rét.

Thử nghiệm trên 450 trẻ em ở Burkina Faso bằng 3 mũi chích + 1 mũi nhắc lại, người ta nhận thấy 80% trẻ miễn nhiễm được với bệnh này. Sốt rét gây ra hơn 400.000 ca tử vong mỗi năm trên thế giới. Nghiên cứu đã mở ra hy vọng loại trừ được một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.

Vẫn chưa hết, vào tháng 11, một loại vắc xin cúm thử nghiệm đã cho thấy khả năng chống lại mọi type virus gây cúm ở động vật. Vắc xin này cũng dùng công nghệ mRNA, không phòng ngừa được mọi nhiễm trùng cúm, nhưng có thể gia tăng mức độ bảo vệ miễn dịch, làm giảm nỗi sợ hãi về một đại dịch kế tiếp có mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn Covid-19.

Vắc xin sốt rét mới nhất có thể giúp loại trừ bệnh sốt rét trên toàn thế giới. Ảnh: NPR.

4 – Tiến bộ kỳ diệu trong điều trị và phát hiện ung thư

Khi thử nghiệm một liệu pháp miễn dịch mới trên 18 bệnh nhân ung thư ruột trong năm nay, người ta thấy tất cả bệnh nhân đều khỏi bệnh. Bác sĩ Luis Diaz Jr. của Trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering nói với tờ The New York Times: “Lần đầu tiên trong lịch sử ung thư xảy ra chuyện này”.

Vài tháng sau, khi thử nghiệm một loại thuốc chữa ung thư vú di căn mới, người ta cũng nhận thấy điều tương tự. Đây là một kháng thể đơn dòng, nhắm vào các tế bào ung thư có protein HER2 đột biến và phá huỷ chúng với sự chính xác cao nhất, giúp kéo dài cuộc sống bệnh nhân được hơn 6 tháng.

Một đột phá khác về phòng chống ung thư trong năm nay là tìm ra giải pháp phát hiện ung thư tại nhà với độ chính xác cao. Đó là test máu Galleri của hãng Grail, có thể nhận diện DNA khối u lưu thông trong máu, giúp phát hiện được 50 loại bệnh ung thư với tỷ lệ dương tính giả chưa đến 1%. Xét nghiệm này còn đắt, gần 1.000 USD/test, và đang chờ Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt, nhưng mở ra hy vọng phát hiện ung thư sớm để điều trị hiệu quả hơn.

Giờ đây người béo phì hy vọng giảm được cân hiệu quả hơn bằng kết hợp thuốc, ăn kiêng và tập luyện. Ảnh: TLBY.

5 – Thuốc béo phì giúp giảm 1/5 cân nặng

Hàng trăm triệu người trên thế giới bị thừa cân, béo phì và đây là nguyên nhân có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường. Từ trước đến nay đa số bác sĩ có trách nhiệm không thể kê toa cho người béo phì một loại thuốc giảm cân nào ngoài việc khuyến cáo họ “tập luyện và ăn kiêng đúng cách”. Tuy nhiên trong năm nay số liệu nghiên cứu ở giai đoạn 3 về loại thuốc chống béo phì mới tirzepatide cho thấy nó giúp người thừa cân và béo phì giảm được tới 1/5 trọng lượng cơ thể trong 72 tuần. Nhiều khả năng thuốc sẽ được FDA phê duyệt trong năm tới.

Trước đó, trong năm 2021, FDA đã phê duyệt thuốc Wegovy (semaglutide), tác động lên thụ thể GLP-1, dùng để giảm cân. Tirzepatide ra sau Wegovy, thay vì tác động trực tiếp lên GLP-1 nó lại bắt chước một loại hormone gọi là polypeptide ức chế dạ dày (GIP), dẫn đến giảm lượng thức ăn thu nạp vào và tăng tiêu thụ năng lượng nhiều hơn.

Bình Yên (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Hẹn với sông Gâm núi Thúy

CG Đào Trung Thành: Nếu không chuyển đổi số, chúng ta chắc chắn sẽ bị tụt hậu

Những cô gái bán mắm!

Ngày về đảo

Một tản mạn về trà

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:đột phá y học

Tin khác

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Mừng tuổi bún ốc nguội

Phù phiếm giấm nuốc?

Khi gạo dài cọng lê thê món

Thăm lò nước mắm ở Ý

Hẹn với sông Gâm núi Thúy

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA