Tết người Việt một căn cước văn hóa
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngBáo Xuân
2023/01/28 - 11:16:01 AM

12:53 - 24/01/2023

Tết người Việt một căn cước văn hóa

Ký ức là hương mùa xuân huyền nhiệm trong mùi mứt được tao trên bếp thơm quyện trong tiếng pháo giao thừa xa xưa, hay nồi bánh chưng bánh tét nghi ngút khói đêm se lạnh. Vì hương xưa mùa nhớ nên không người con nào đi xa, lại không nôn nao về quê mẹ.

Mứt là hương vị hồn cốt của ngày Tết có lẽ đang dần dà phôi phai đối với các thế hệ trẻ. Ảnh: T.L.

Mẹ của chúng tôi, một phụ nữ Á Đông thuần khiết, trong những năm tháng xa quê hương đằng đẵng, đã luôn đắm mình trong ký ức về nơi mình sinh ra cũng như về gia đình mình, như một cách hướng về nguồn cội với những nhớ thương đầy khắc khoải.

Khi chúng tôi bắt đầu có trí nhớ, chúng tôi đã thấy mẹ nâng niu, vuốt lại cho phẳng phiu những trang báo tiếng Việt người nhà dùng để gói quà gửi sang cho gia đình chúng tôi. Mẹ đọc đi đọc lại những tờ báo. Trước mẹ không chỉ là những con chữ, mà là tên thành phố, tên núi, tên sông của đất nước mà trái tim mẹ thực sự thuộc về.

Mẹ là sách giáo khoa tiếng Việt

Về sau, mẹ sử dụng chính những trang báo ấy làm “sách giáo khoa” dạy tiếng Việt cho mấy anh chị em chúng tôi học đọc, học viết. Học đến đâu, mẹ giảng giải đến đấy khiến chúng tôi thấy mình như bước vào một cánh rừng kiến thức mà tiếng Việt như ánh sáng rọi chiếu. Chúng tôi thích đọc báo có lẽ là nhờ những “quyển sách giáo khoa” đặc biệt của mẹ. Có điều mẹ không biết, chúng tôi lại coi mẹ của mình mới chính là cuốn sách giáo khoa tiếng Việt tuyệt vời nhất. Tiếng Việt, với chúng tôi, không chỉ đơn thuần là một phương tiện để giao tiếp. Tiếng Việt, với những đứa con của mẹ, những đứa trẻ không sinh ra ở Việt Nam, đã trở thành chìa khoá mở ra cánh cửa quê hương. Vâng, là “quê hương mình” chứ nào đâu phải là đất khách? Với chúng tôi, hai từ “quê mẹ” vừa quá đỗi ấm áp lại vừa như thúc giục chúng tôi trở về.

Điều tuyệt vời nhất mà chúng tôi lĩnh hội được từ mẹ thông qua tiếng Việt là nề nếp gia phong. Nề nếp ấy mang đặc điểm riêng có của từng vùng miền chứ không hề có rào cản, lại càng không phải là nguyên cớ cho bất kỳ xung đột lớn nhỏ nào. Mẹ tôi dạy câu “anh em như thể tay chân” với những ví dụ mở rộng ra hơn cả mối quan hệ anh em trong một đơn vị gia đình. Mẹ nói với chúng tôi về khái niệm Mẹ Việt Nam và các con của Người với một sự xúc động sâu xa mà chúng tôi càng thấm thía…

Xin phép được dùng lại từ “căn cước văn hóa” để nói về trường hợp của mình. Việc biết thêm trên một ngôn ngữ, ngoài tiếng cha, tiếng mẹ của mình, đã giúp tôi không chỉ mở rộng tầm nhìn mà còn khiến tôi hiểu một cách sâu sắc hơn, nhân văn hơn về thế giới xung quanh. Nền văn hóa ở đâu cũng độc đáo và đặc sắc. Con người ở đâu cũng có người nọ kẻ kia, nhưng họ lại là chủ nhân của đất nước họ, là người đứng ra bảo vệ bờ cõi giang sơn của họ mỗi khi có hiểm họa ngoại xâm.

Thẻ căn cước “tiếng Việt”

Đã mười năm nay tôi đã sử dụng tấm thẻ căn cước “tiếng Việt” của mình một cách hữu hiệu. Tôi hiểu cụ thể hơn đời sống văn hóa, chính trị, kinh tế của Việt Nam thì đã đành. Cái được nhất là tôi đã trở thành người nhà, người thân của nhiều người Việt trên mọi miền đất nước. Tôi nhớ đến kỷ niệm được đón Tết Nguyên đán ở Sài Gòn – TP.HCM. Từ đây tôi biết thế nào là với nắng gió phương Nam thì chỉ có sắc mai vàng rực rỡ mới là đại diện xứng đáng cho đất và người nơi này. Nếu như hoa mai rực rỡ bởi nắng vàng phương Nam, thì đông giá khắc nghiệt của phương Bắc có sắc hồng của đào phai để tìm chút hơi ấm. Mai và đào làm nên sự độc đáo của Tết Việt. Không thể hoán đổi chỗ cho nhau được.

Những ngày đầu Xuân, tôi về thăm bà mẹ nuôi đẹp lão, hiền hậu người miền Tây của tôi rồi lại lộn về Sài Gòn đến thăm và chúc Tết những cụ già Hà Nội, dẫu đã mấy chục năm coi Sài Gòn là quê hương thứ hai mà vẫn giữ trọn vẹn âm sắc, phong thái Hà Nội.

Tất cả là nhờ tiếng Việt đã giúp tôi chinh phục không ít người Việt. Họ mở lòng với tôi. Họ kể cho tôi vui buồn của đời mình. Ở chiều ngược lại, họ cũng biết “tỏng” về tôi.

Khi đã có ngôn ngữ, tức chìa khóa mở ra cánh cửa “nhà mình”, chúng tôi nói với nhau rằng chúng tôi mang trái tim mình về quê mẹ, chứ không phải là chúng tôi chuẩn bị hành lý để đi du lịch ở Việt Nam!

Sao Mai Phạm (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

‘Kèn tây’ tung chiêu mới độc lạ ‘sà bì chưởng’

Khởi nghiệp xanh từ tài nguyên bản địa

Mặt trận chip không yên tĩnh từ 2020

FAANG 2.0 – bộ mặt mới trong các rủi ro địa chính trị

Ra đi và tâm thức trở về

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:căn cước văn hóatết nguyên đán

Tin khác

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Mừng tuổi bún ốc nguội

Phù phiếm giấm nuốc?

Khi gạo dài cọng lê thê món

Thăm lò nước mắm ở Ý

Hẹn với sông Gâm núi Thúy

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA