Ra đi và tâm thức trở về
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngBáo Xuân
2023/01/29 - 2:06:01 AM

12:51 - 24/01/2023

Ra đi và tâm thức trở về

Người Việt chúng ta, dù làm việc ở hải ngoại hay trong nước, làm việc ở đô thị hay nông thôn đều có tâm tưởng quay về, và về nhà mỗi lúc có cơ hội, đặc biệt là ngày tết.

Vài tháng cuối năm qua, tôi đón nhận hai chuyến “ra đi lớn” (đại hành) của hai đồng hương, ở hai nơi khác nhau. Một đi làm ăn tại Tân Vạn (Bình Dương) gặp tại nạn và mất ở bệnh viện. Một đi làm tại Trung Quốc và mất bên đó.

Trường hợp ở Bình Dương, tôi may mắn cùng bà con đồng hương chung tay lo hậu sự như trợ giúp tài chính, quan tài, xe vận chuyển… về quê nhà Nghệ An an táng. Theo PGS. TS. Nguyễn Đức Lộc, nguồn vốn xã hội chủ yếu – điểm tựa vững chắc trong phúc lợi của người lao động – là mối quan hệ thân tộc và đồng hương; trường hợp này đã phát huy.

Còn người kia đi làm “chui”, chấp nhận lót tay cò môi giới khoảng 10 triệu đồng để vượt biên sang làm việc cho các ông chủ người Trung Quốc. Anh mất, theo gia đình, vì một căn bệnh hiểm nghèo không có tiền chạy chữa. Đi chui nên không đáp ứng các thủ tục chuyển xác về. Ngặt nỗi, gia đình nghèo, không tiền hỏa táng, người thân thuộc đành kêu gọi cộng đồng và bà con trợ giúp để có thể đưa hũ tro cốt được về quê mẹ. Họ ra đi để tìm một tương lai tốt hơn, đồng thời cũng vô tình “khước từ” nguồn vốn xã hội, lâm vào tình thế nguy hiểm, đơn chiếc.

Giới chủ người Trung Quốc phi khả năng thuê thổ dân, bao gồm tiền lương và chế độ, họ tận dụng người Việt qua đó làm chui các công việc nặng, làm trong các cơ sở sản xuất chui… Vô hình trung, cả hai bên đều cam kết “ngầm” là không xuất hiện ra bên ngoài. Chỉ có làm và làm, có thu nhập thì gởi về cho bên nhà. Họ ra đi với cùng đích khi trở về gia đình an vui, hạnh phúc như bao người khác. Đây là “Lựa chọn… phải đối mặt với những luồng dư luận tiêu cực…” nhưng “Cuộc sống mới đã ra lệnh cho họ phải tìm ra phương cách để tồn tại” (Nguyễn Đức Lộc).

Nói về lựa chọn, Jean-Paul Sartre cho rằng “Khi nói con người tự mình lựa chọn, thì chúng tôi hiểu là mỗi người trong chúng ta tự mình lựa chọn, nhưng qua đó, chúng tôi cũng muốn nói rằng trong khi tự mình lựa chọn, ta chọn cho tất cả mọi người”. Khi bắt buộc phải lựa chọn, ngoài lý do cá nhân, đương sự còn có trách nhiệm với thân nhân.

Nhiều người cùng tuổi, cùng thời, cùng lớp của tôi ngày trước đã bỏ học giữa chừng, có người học hết THPT rồi đi làm, và có người học xong đại học rồi thấy cái ngành học không hạp, lương không cao… cũng đi nước ngoài làm công việc chân tay, thu nhập tốt hơn… Đó là lựa chọn của họ và có người thỏa mãn mong ước, có người hài lòng về sự thay đổi… nhưng không ít người từ làng quê, đã tìm kiếm mãi giấc mơ thay đổi số phận, tìm kiếm một cơ hội mà họ được xứng đáng nhận được khi sống trên quê hương này vì những cố gắng làm việc dù chỉ là công việc kiếm sống bằng sức lao động chính đáng. Vậy mà sao họ vẫn thất nghiệp? “Trong bước đường di dân, sự giằng co giữa giá trị truyền thống đã được ăn sâu trong tâm thức và giá trị mới nảy sinh làm cho chủ thể mong muốn bản thân mình “trở thành” khác đi để vượt qua những giới hạn của cuộc sống” (Sự trở thành được Gilles Deleuze đưa ra và được tác giả Thái Kim Lan dịch như sau, “trở thành luôn ở giữa, người ta chỉ có thể nắm bắt nó ở giữa. Sự trở thành không là một, cũng không là hai, cũng không là sự liên hệ của cả hai, nó ở giữa hai bên, là giới hạn hay đường thoát, đường rơi, chạy đứng thẳng đến hai bên”). Trong khi đó, đất nước chúng ta thiếu nhiều lao động, thêm vào đó là nhan nhản người lao động nước ngoài hành nghề bất hợp pháp.

Đề tài di cư, di cư bất hợp pháp đều đã được các nhà nghiên cứu để tâm và có nhiều công trình có giá trị. Tuy nhiên, di cư bất hợp pháp dẫn đến mất mạng vẫn chưa phải là những chủ đề lớn được nghiên cứu.

Nói theo cách của nhà Nhân chủng học Ruth Benedict thì “Một bình diện hành vi của con người có thể bị bỏ qua ở một số xã hội cho tới khi nó gần như không còn tồn tại”. Dù tại Việt Nam, mỗi lần có công dân tử vong tại nước ngoài luôn làm cho người Việt thổn thức, ngước mắt lên trời để che dấu nước mắt xót xa và nguyện cầu cho tha nhân xấu số, cho tương lai con cái. Có thể sẽ có những quy kết về hành vi cá nhân đi làm việc không theo quy định để đảm bảo chính sách an sinh, chế độ theo quy định nhằm tránh con mắt soi mói về trách nhiệm và rồi sự việc qua đi trong im lặng, cuộc sống thường nhật hối hả cuốn trôi những hoàn cảnh ấy. Việc ai nấy làm, ai ra đi thì đã ra đi rồi! Người ta vẫn thường nói vậy. Nhưng chính “một không gian định chế vốn đặt con người dưới sự lệ thuộc vào những hệ giá trị truyền thống” ràng buộc tâm trí con người ray rứt cho đồng loại.

Người nông dân từ nông thôn lên thành thị hoặc đi lao động ở nước ngoài làm việc, thì nhóm người ra đi và ở lại luôn thường ít hơn nhóm quay về quê sống (dù có sự khác biệt giữa các vùng miền). “Nhà” họ vẫn ở “quê”. Nếu thành công trong sự lựa chọn ra đi, họ mãn nguyện với mình và với “nhà”, vượt qua những giới hạn trong cuộc sống, tái thiết được “lãnh thổ” mới. Họ đạt đến khái niệm “giải lãnh thổ hóa” do hai người Pháp Gilles Deleuze và Félix Guattari đưa ra. Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn giới thiệu: “Giải lãnh thổ hóa là tháo gỡ những mối quan hệ cứng nhắc để đưa sự vật đến với những hình thức tổ chức mới, hay nói cách khác, là vận động mang lại sự thay đổi và biểu thị tiềm lực sáng tạo của một tập hợp nhất định”. Động thái đó gồm ba tiến trình: hình thành lãnh thổ; giải lãnh thổ hóa; tái lãnh thổ hóa gắn liền với nhau trong bất kỳ một lĩnh vực nào. Cuộc sống và sự lựa chọn của họ, cũng như nhận định về thân phận gợi lên rất nhiều ý tưởng về những chủ thể hiện sinh đối với những con người còn tồn tại hôm nay.

Nguyễn Minh Thanh (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

GS.TS Trần Văn Thọ: Sâu công nghệ, tinh nhân lực để hình thành nền kinh tế mới

Hy vọng

Mong manh & thua cuộc

‘Ông lớn’ tái khởi nghiệp

Nực quá thèm canh chua

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:tết xa xứvề quê

Tin khác

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Mừng tuổi bún ốc nguội

Phù phiếm giấm nuốc?

Khi gạo dài cọng lê thê món

Thăm lò nước mắm ở Ý

Hẹn với sông Gâm núi Thúy

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA