Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống 'lạ' quá
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngBáo Xuân
2023/01/28 - 11:20:46 AM

12:09 - 25/01/2023

Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá

Cứ ngang qua trục đường có cái ngã ba Krông Bông (Tây Nguyên) đó, tôi lại đón chị. Hình ảnh người phụ nữ nhỏ thó xác xơ cầm chiếc nón bảo hiểm đi miết, lâu lâu đỡ mỏi cổ thì lại ngoái đầu nhìn tiếp ra phía sau vẫy một chiếc xe đang tới để đi nhờ trông thương gì đâu.

Chị bảo độ hai mươi năm trước cứ vẫy tay là ai cũng cho quá giang. Làm nghề bán vé số như chị tiền đâu mà đi xe ôm, cuốc bộ và quá giang từng đoạn là giữ lại được chỗ tiền của ngày công đi bán. Yên xe nào phía sau trống để không cũng vậy thôi, nhưng sao nó lại thế này. Tôi hỏi, theo chị vì sao người ta không còn cho người đời quá giang? Chị bảo vì con người không còn tin con người. Bởi không riêng chị mà ai khi xin cũng như thế cả. Người ta chạy xe thẳng mà không cần phải nhìn vào xem qua người đang mong cầu được quá giang là người dáng mạo thế nào. Cả chị lẫn tôi đều không thể lý giải họ sợ điều gì, là cướp xe, giết người, xịt thuốc mê, móc ví, đoạt ba lô, túi xách. Tôi đoán chắc vấn đề nằm ở “tình thương người”. Tình thương người bỗng mai một, tức sự bàng quan, vô cảm lớn lên. Hay nói khác thế nhân chỉ thương người trong sự an toàn, làm điều thiện bằng lý trí, có tính toán thiệt-hơn, kiểm soát được. Có tình thương thì không để ý đến rủi ro, nhưng người đời đang rất sợ rủi ro.

Thôn quê được người ta xưa giờ nghĩ là chốn chơn chất mà nó thế, huống chi nơi thị thành. Làm sao mà quá giang xe được ở đô thành hay ngủ nhờ nhà tha nhân qua đêm nếu sa cơ, cháy túi. Ở đó là sa mạc của niềm tin, nhưng là cánh đồng màu mỡ của hoài nghi và cảnh giác. Thứ tư duy sinh tồn đó đã “về” tới làng quê, hoặc làng quê đang tự biến đổi bên trong, hay nó đang tìm cách sinh tồn.

Cái “tình” bỏ trốn đi đâu mất. Đến nhà Chùa, nay cũng lao nhao. Chạy đua chùa to, Phật lớn, chuông bự, dù to bự là từ tiền bá tánh, chúng sinh. Lòng từ không bao giờ có tường, có cổng, “Cửa chùa” là cửa mở – tinh thần an lạc từ bi quảng đại phổ độ của nhà Phật, từ trong nội hàm (Dhamma-Pháp) đến biểu hiện ra hình tướng trước chúng sinh, giờ cũng nằng nặng. Giờ chùa toàn rào và tường.

Cũng chẳng hiểu sao nay đây đó đến nghĩa địa cũng giăng tường rào. Nghĩa địa mà cũng loay hoay, thập thò, “cát cứ”.

Xưa nghèo vẫn an nhiên. Nay giàu mà vẫn lo sợ, phập phồng. Sợ mất cái đã giàu và sợ giàu chưa đủ.

Liệu cuộc sống sinh tồn có quá khắc nghiệt khiến chúng ta hốt hoảng vì nghèo?

Đất, trong cộng đồng, từ chỗ vô tư cho người ta canh tác, cho người ta ở, ngó lơ, bỏ hoang, hiến tặng nơi cần, cho người thân lẫn lạ, bỗng khiếu kiện đòi nhau đến từng mét. Nghĩa tình không bằng …tiền và niềm tự hào là giàu, oai. Đây đó máu trong những gia đình ruột thịt đã đổ bởi đất, phân ly bởi đất. Bệnh viện là nơi cứu người, mà chưa chồng tiền trước là chưa mổ. Trường học, chưa đóng tiền, không được học tiếp. Tri thức cho tha nhân mà cũng như mớ thịt, bó rau, lít xăng, con cá. Đến trường học, nhà thương (bệnh viện) mà gửi cái xe máy cũng bắt móc tiền ra, không sót chiếc nào; mua chỗ đậu theo lần, ngày, tháng, quí. Kiếm tiền bằng mọi cách.  Huy động sức dân bằng mọi lúc. Không còn cái gì, chỗ nào vô tư, phúc lợi cộng đồng, tự nhiên, công sản, miễn phí cả. Sòng phẳng. Bán mua. Lạnh lùng.

Ai đó đã viết bản nhạc có tên “Tiền thắng Tình thua”, giờ đâu đâu cũng nghe hát. Ai đó đã viết câu thơ: “Đất cát bây giờ như giáo gươm”. “Đất” trở thành “bom đạn”. Thời buổi “uy quyền” của đất đai. Thời buổi người làm ông tơ bà nguyệt se duyên cho giới trẻ (như chương trình “Bạn Muốn Hẹn Hò” trên một đài truyền hình lớn), cứ luôn mở miệng hỏi một trong hai phía đàng trai đàng gái: “Có đất, có nhà chưa!?”. Người ta tốt bụng thực tiễn và thải độc, gieo rắc “Đạo đức xổi” một cách tàn nhẫn với tương lai tử tế cùng văn minh của xã hội loài thượng đẳng (con Người). Thay vì củng cố giá trị tình yêu hướng giới trẻ thương nhau chân chính thiết tha và cùng chăm lao động để tạo ra mấy thứ công cụ kia phục vụ cuộc sống, gìn giữ tình yêu lâu dài. Thay vì kéo giá trị cuộc đời lên thì kéo xuống, mách cho người trẻ về đổi chác và mặc cả, “ra điều kiện” trong chuyện thiêng liêng-Tình yêu lứa đôi. Và, nghệ thuật thanh cao thì nên cho đi, trả nó về cho cuộc đời và đại chúng, nếu không “trả” hết thì ít phần nào đó sau khi đã phổ biến, kiếm cơm áo từ nó, thế mà người ta (người thân) đi đòi từng đồng khi ai biểu diễn (hát) những bản nhạc mà nhạc sĩ đã khuất núi ấy viết ra. Dù pháp luật bảo hộ tác quyền là hiển nhiên đúng, lẽ phải công bằng mà; nhưng sao thấy nó lành lạnh, “hàng hóa”, sòng phẳng đến rợn người.

Dù đời bây giờ tri thức tràn đầy, thông tin rộng khắp, có mấy ai mà ngu đâu. Dân cày miệt Nam bộ có câu cửa miệng khi giao du hay làm ăn với người ở phố: “Khôn như thế ở quê tao đầy!”. Nhưng Cái Khôn bỏ qua nhân tính kia nó len lỏi khắp ngóc ngách cõi nhân quần. Từ công sở đến hãng xưởng, cửa hiệu, siêu thị, chợ búa, nhà hàng, bãi cá, bến xe, và rẫy nương, ruộng đồng. Từ khi nào ở đời sự  “khôn” đồng hành với tính vị kỷ, vô tâm, rời khỏi tình thương? Từ khi nào “khôn” là sự đê hèn. Cái khôn nhơi nhơi, khôn đến độ cứ nghĩ người ta không biết mình láo cá, là hạ nhân. Từ khi nào “cái khôn” là … cái Ác.

Tà tri thức (và kỹ năng sống của nó) lấn áp Thiện tri thức (và kỹ năng sống của nó).

Khi cái xấu và nhơ nhuốc được xem bình thường thì tư cách đạt đến độ kinh khiếp. Nhân tính chung của cộng đồng bị thách đố. Người ta làm giàu nhờ cần mẫn để tạo ra những sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Cái vỏ quyền thế, giàu có, thành công bị nhầm lẫn là “giá trị con người”, trong khi nó chỉ là việc sinh tồn của người ta. Nhưng cộng đồng chúng ta đã chấp nhận, hoặc giả vờ chấp nhận. “Giả vờ chấp nhận” là một thứ xấu phái sinh khác, tội lỗi khác. Nghệ sĩ giải trí “có danh” nhờ bán thân chúng ta cũng chấp nhận. Người “có ghế to” nhờ bán linh hồn chúng ta cũng chấp nhận. Người giàu nhờ phá sơn lâm, sông biển, buôn bán tài nguyên đất đai chúng ta cũng “thừa nhận”. Phim ảnh không hở da thịt, nhà đầu tư không chịu đầu tư. Bởi  khán giả chúng ta đang muốn xem phim “hở”. Bởi chúng ta đang muốn “ăn” văn hóa nghệ thuật thay vì thưởng thức, suy tưởng, thăng hoa. Bởi chúng ta chủ trương sống “xổi”. Thỏa mãn cái xác phàm. Bởi bạc tiền nó thống trị linh hồn. Bởi linh hồn chúng ta đang đi tìm lại thời man dã. Bởi chúng ta sợ bị coi thường, nếu nghèo. Chúng ta hốt hoảng vì nghèo. Chúng ta ám ảnh về độ an toàn, khi cuộc sinh tồn đang đẩy vào đà khắc nghiệt, miếng ăn, chỗ ở, niềm tự hào. Bởi chúng ta quá dồi dào mặc cảm. Cái vỏ vật chất sẽ cứu rỗi điều đó. Bởi chúng ta muốn thành trưởng giả. Thuận tiện bất chấp; thu lợi bất chấp; giàu bất chấp; “thành đạt” bất chấp; tự hào bất chấp. Những giả hình lên ngôi. Chúng ta quên mất mình đang tiếp “năng lượng” cho họ, dung dưỡng, thỏa hiệp, đồng lõa, “ủng hộ”. Chúng ta đang tung hô điều trái đạo, phi lý; đang tung hứng niềm đau. Hoạt động xấu tồi, gây đau đớn cho cộng đồng chung, tung tiền làm từ thiện thì được tẩy trắng, “rửa” sạch. Con người không nhận ra hay con người vô lối, vô cảm? Con người đang dễ dãi, hay con người đang buông xuôi, vứt trách nhiệm với ngày mai (!?).  Chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa phàm phu đang lớn mạnh đến thế, trong từng người. “Gật đầu”, thì cuộc sống này cứ diễn ra tất cả như thế.

Bởi chúng ta tạo ra thế giới của cải vật chất không trên sự điềm tĩnh. Vì điềm tĩnh là điều khó khăn.

“Cái đầu” chúng ta muốn đi du lịch chứ không phải “Tâm hồn” chúng ta đi du lịch. Vì cần trải nghiệm chứ không cần thăng hoa. Vì cần “đã” mắt, “no say” mắt, chứ không cần thẩm nghiệm. Chúng ta cần vật chất chứ không cần tâm linh, dù tâm linh là “nơi” cuối cùng họ sẽ nương náu.

Chúng ta đang hạnh phúc vật vã.

Chúng ta đang giàu của cải và nghèo niềm tin. Chúng ta sợ niềm tin sẽ “bắt cóc” chúng ta, phản bội chúng ta. Chúng ta yêu sự lành mạnh, nhưng không “kết hôn” với nó. Lành mạnh có vẻ như là vật cản đường. Chúng ta sợ giải những phương trình khó. Chúng ta chỉ cần “đáp số”, vớ lấy ngay, ở đâu đó, kể cả trên tay người, đầu người. Chúng ta sợ đổ nhiều mồ hôi, vất vả.

Tác giả (bìa phải) trò chuyện với một người dân B’Lao- nơi vừa qua có cơn “sốt đất”.

Nội lực của Nền đạo đức và nền văn hóa đang yếu ớt.

Khi kết cấu tâm hồn và nhận thức bên trong mỗi người đã vụn vỡ đến mức đó thì luật pháp nào mà quét cho hết đủ các loại “rác”, “rác” phi qui luật, phi truyền thống, phi thời đại, phi văn minh.

Sự đàng hoàng, chân chính có còn đất sống? Còn, nhưng nó phải chống đỡ rất lớn. Hy vọng, nhưng thách hỏi nhau: khi của cải ngập mặt thì Niềm tin và lối sống đạo hạnh có nâng lên?

Nơi nghị trường, những năm gần đây, vài đại biểu quốc hội lên tiếng về sự suy thoái đạo đức và văn hóa của xã hội. Những cộng đồng văn minh họ không giàu theo kiểu đó, không thành đạt theo kiểu đó, không tự hào theo kiểu đó, không tăng trưởng theo kiểu đó, không nổi tiếng theo kiểu đó. Họ không sống “xổi”, và không chấp nhận rẻ rúng. Nó đều trên nền tảng của đạo đức, tự trọng, danh dự, sự lao động chăm chỉ, sản phẩm chân chính, và năng lực thực sự, nghĩa là thành công mà không làm tổn thương đến cộng đồng, cháu con, không gian sinh tồn của dân tộc, quê hương, nòi giống, và thiên nhiên.

Văn hóa cần một mái nhà. Mái nhà đủ chắc với chất liệu là đạo đức, thực thà, thành tâm, tự trọng, chính trực, giá trị phổ phát, tình thương, nóc không dột, rách. Bắt đầu bằng tinh thần sống không nói dối và không cần tính hào nhoáng.

Khó quá phải không, bởi đã thành quán tính và sự mặc cảm đã mang tính lịch sử.

Chị bán vé số kia ơi, một ngày nào đó, khi chị thất thểu với chiếc nón bên đường, mọi người chạy xe ngang qua thấy thế sẽ dừng lại hỏi chị: Có quá giang không?,  chứ không cần chị phải vẫy tay xin nhờ đâu. Vì trong con người ai cũng có tình thương nhau, chỉ là tạm thời nó lắng xuống hay thất lạc đâu đó thôi. Vì người Việt ta đã từng sống như thế!

Tùy bút của Nguyễn Hàng Tình (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Bobun Paris

Lương Việt Quốc ‘sanh’ drone Hera

Dấu ấn nguồn cội

Tết năm mèo, khởi nghiệp cùng mèo!

Chiên có mùi mắm nên ngon nhất

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:nguyễn hàng tình

Tin khác

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Mừng tuổi bún ốc nguội

Phù phiếm giấm nuốc?

Khi gạo dài cọng lê thê món

Thăm lò nước mắm ở Ý

Hẹn với sông Gâm núi Thúy

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA