Ai ơi bưng bát cơm đầy
Tin mới
16:21
EVN phải có kịch bản điều tiết cắt giảm điện công bằng
16:06
Bị cắt điện liên tục, doanh nghiệp cảng và logistics ‘kêu cứu’
15:55
Chứng khoán hồi phục, cổ phiếu Novaland vẫn liên tục bị bán giải chấp
15:50
Thiếu điện đã được cảnh báo từ trước khi diễn ra dịch Covid-19
15:16
Hàng loạt hồ thủy điện về mực nước chết
16:17
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới
16:13
Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè
16:09
VPBank giảm lãi suất tiền gửi dài hạn còn 6,5%/năm
15:54
Startup Ấn Độ – EV River huy động thành công 15 triệu USD
15:45
Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm
15:40
Chuyển động mới tại YeaH1
12:02
Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước
11:48
Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm
10:42
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
10:27
Doanh nghiệp bất động sản cần chuẩn bị thêm kịch bản rủi ro
10:12
Chủ tịch UBND TP.HCM: Giá trị cốt lõi của nghị quyết là ‘khai thông nguồn lực’
09:26
Hoa Doanh Foods ra mắt diện mạo mới cho bộ sản phẩm Viên Hoa Doanh
15:35
Xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam
14:55
Đô thị lớn như TP.HCM không thể ‘khoác chiếc áo’ như các địa phương khác
11:41
Baidu thành lập quỹ mạo hiểm AI để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
Bản tin thị trường
16:30
Việt Nam gia hạn thời gian điều tra CBPG với cáp thép dự ứng lực của 3 quốc gia
15:44
Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam
10:32
8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023
11:16
Các hãng xe Nhật tăng cường tuyển dụng kỹ sư phần mềm cho nhu cầu xe điện
11:13
Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới
11:06
USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh
12:16
Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngBáo Xuân
2023/06/09 - 9:02:08 PM

10:30 - 11/02/2021

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Ngày nay, mỗi lần mua gạo cho cả nhà chỉ 5 – 10kg đã là nhiều. Thời bao cấp tem phiếu, gạo phân phối theo nhân khẩu, hơn chục kg/tháng. Ngồi với nhau, người ta hay nói tới cái ăn, gạo, cơm, chứ ít quan tâm tới thứ khác.

Ông Phan Lương Hiển.

Chuyện những năm xa

“Ngoài vàm có chốt gác kiểm tra giấy tờ vận chuyển lương thực, từng đoàn từng đoàn ghe xuồng nối đuôi trên sông rạch, đã có trường hợp gấu ó nhau. Khi nghe nổ súng ngoài vàm thì tui nói quá sức rồi, không khéo lại đổ máu”, ông Tư Hiển đã ở tuổi 80, vẫn còn ám ảnh chuyện này.

“Cơm tẻ mẹ ruột. Chú Hiển lựa giống nào nở nổi mới ăn đủ, nhà tui đông con lắm”- ông Tư Hiển (Phan Lương Hiển) người lai tạo giống lúa KT, IR42… cao sản ở miền Tây Nam bộ vào những năm cuối thập niên 70, nhớ lại những ngày cùng ông giáo Tổng, ông Kha là những nông dân giỏi ở ấp Kênh Giữa, xã Kế An, huyện Kế Sách (Hậu Giang, nay tách tỉnh thuộc về Sóc Trăng) tuyển chọn giống lúa.

10 năm, “úp mặt xuống đất” lo tuyển chọn giống lúa cao sản, quên đi biết bao thách thức, lận đận đời người. Ông học cao đẳng nông nghiệp từ năm 1971, tới năm 72 phải vô lính, bị thương, giải ngũ về học đại học, tổng cộng thời gian học chuyên ngành nông nghiệp 7 năm. “Hai năm ở lại trường làm việc với ông Trương Vạn Tần, một người tận tụy  hết mình với cây lúa. Để khuyến khích tôi, ông bảo “cứ làm đi, tao biết ba mầy mà”, ông Hiển kể.

Thân sinh ông Hiển là nhân sĩ trí thức Phan Lương Báu, một trong 14 kỹ sư đầu tiên của miền Nam, từ Pháp về nước năm 1930, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Ông Báu đoán trước nhu cầu gạo của cách mạng nên đã chọn những giống lúa tốt từ Takeo, Kongpong Som bên Campuchia mang về trồng và nhờ đó có 20.000 giạ lúa góp cho cách mạng. Từng lấy bằng thạc sĩ ngành dâu tằm, ông Phan Lương Báu có công xây dựng và vận hành Trường cao đẳng Nông lâm mục ở Bảo Lộc (Đà Lạt), Nông lâm súc Cần Thơ, những cơ sở ban đầu đào tạo ngành nông nghiệp ở miền Nam. Ông Hiển có may mắn khi mỗi ngày làm việc trong ngân hàng gien giống lúa, bộ môn cây lúa với ông Trương Vạn Tần, học trò bác sĩ nông học Lương Định Của. Hai cha con ông Báu – ông Hiển sau 1975 cùng tham gia chương trình tuyển chọn giống lúa cải tiến HYV (High yield variaties) do GS Tôn Thất Trình chủ trì, kết hợp với canh nông thực hành và vật liệu di truyền từ Trường đại học Nông nghiệp I để có giống lúa ngắn ngày, kịp thời giải quyết tình trạng thiếu gạo trong cả nước. Đối với các con, ông Báu dạy rằng “mình ăn gạo, phải có trách nhiệm giúp người trồng lúa”.

“Cũng như ba má tui, ăn chén cơm thì phải giúp người trồng lúa. Được hưởng thụ nền giáo dục tốt thì ráng mà làm theo cho tốt” – ông Phan Lương Hiển.

Cơm áo… và lúa giống

“Năm 1945 – 1947, sau khi tìm mua được giống bông của Ấn Độ, ba tui mướn đất gần nơi sau này là Trường Nông lâm súc trồng bông vải, nhưng giống này cần thời gian nắng dài mà xứ mình nắng không đủ nên không trổ bông được. Trong đồn điền của ba tui nhiều người Khmer lấy bông mọc hoang, thử kéo sợi. Đàn bà được cái áo, con nít được cái quần.Nhưng kế hoạch làm áo quần thất bại”, ông Hiển nói.

Hỏng bông vải thì chuyển qua làm lúa gạo. Ông Báu kiên nhẫn tìm đất cấy lúa ở bãi than gần đình Bình Thủy, còn ông Hiển lo việc tuyển chọn lúa giống. Ông Năm Ngôn, chủ vườn lan (sau này là phim trường L’Amant ) sai con trai tới bảo ông Hiển “cứ lấy đất vườn lan mà trồng lúa”. Chỉ một thời gian ngắn, công việc trồng lúa rất phát triển, nhất là ông Hiển đã tìm ra giống KT (viết tắt của chữ kinh tế) và chọn được nhiều giống lúa từ IRRI (Viện Nghiên cứu lúa quốc tế). Đặc biệt giống lúa IR42 mang nhiều đặc tính tốt, chồi mẹ con đều có hạt, chịu phèn mặn, tự cố định đạm, kháng một số bệnh, thời gian sinh trưởng 135 – 140 ngày… Tuy nhiên lúc này lại nẩy sinh nhiều khó khăn, thiếu vật tư nông nghiệp và nhất là không có đất để thực nghiệm rộng. “Chọn giống chồi con có hạt như vậy để dân vẫn còn mót lúa được. Chọn giống năng suất cao vì tui cứ nhớ câu của người dân Kế Sách “chú lựa giống nào nở nồi mới đủ ăn, nhà tui đông con lắm”, ông Hiển nhớ lại.

Đang làm thì có lệnh trên yêu cầu giống mới đừng có chồi con. Thế nên IR42 không được chọn mà là IR48 và KT1 – dòng gần IR48.Sau này ông Hiển hợp tác với Viện Lúa làm từ KT1 tới KT9, gồm loại trung mùa và ngắn ngày, năng suất 8 – 10 tấn/ha. Ai nấy đều thích KT8 có thời gian sinh trưởng chỉ 80 – 90 ngày, tương tự IR26, IR36, MTL30, NN7A… Giống KT8 lấy từ nguồn Hungary, trong đó có gien Đê Cước Ô Tiên (lúa đen chân lùn) của Giao Chỉ – Ô Tiên đạo mà sách Đại Nam thực lục chính biên có nói, kể rằng người Tàu lấy cắp về trồng, không biết sao thành lúa lùn. Rất may IRRI còn giữ được giống này.

“Năm 1987, chấm hết! Tôi không làm gì đụng tới giống má nữa sau tai nạn. Buồn lắm vì vẫn còn nhiều việc phải làm. Lâu lâu, lấy album ra coi, có hình chụp tui và anh Cua (Hồ Quang Cua) ở Láng Biển, Sóc Trăng. Hồi đó còn làm lúa KT, tụi tui sát vai nhau.

Ngày xưa, tụi tui làm lúa với mục đích nhân đạo vì phải sớm đưa mọi người ra khỏi nạn thiếu lương thực, ông Hiển nói. “Bây giờ hết đói rồi nên làm lúa thương mại, một bước ngoặt đáng trân trọng. Tui nói với anh Cua phải ráng giữ vùng làm giống, đâu đó rõ ràng và tìm cách hợp tác phát triển thương mại. Bây giờ gạo xứ mình nổi danh, ST25 ngon nhất thế giới, giá trị kinh tế cao. Ăn cơm gạo lúa thường lâu quá rồi, đã tới lúc phải thay đổi, cho ra đời những giống lúa đặc sản, gạo thật ngon, cơm thật ngon, để biết thế nào là giá trị hạt gạo Việt Nam”.

Mười năm làm chương trình lúa giống nhân đạo, là người tham gia “giải bài toán lương thực” của đêm trước kỷ nguyên xuất khẩu gạo, ông Phan Lương Hiển được cấp kinh phí 15.000 đồng, tương đương 2,5 tấn lúa. Không đủ tiền bạc xoay xở lo toan cho việc nghiên cứu, mỗi khi người thân từ nước ngoài gửi quà về, ông không dám dùng mà đem ra thị trường hết, bao nhiêu quần jean áo pull, thuốc men… bán hết để có tiền nghiên cứu giống lúa. Giờ nhớ lại, thấy khổ trăm bề mà vẫn vui, tự hào.

Điều ông Hiển không kể nhưng tôi đã được nghe, rằng khi nghiên cứu giống lúa ngắn ngày, phải dùng thuốc cực độc để bảo vệ lúa giống, ông Hiển đã bị nhiễm độc. Có lần đột quỵ phải nằm 6 tháng. Tôi tò mò hỏi thêm, ông cười, có chi đâu, “cũng như ba má tui, ăn chén cơm thì phải giúp người trồng lúa. Được hưởng thụ nền giáo dục tốt thì ráng mà làm theo cho tốt”.

Bài và ảnh Hoàng Lan (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Nồng nã tương ớt Mường Khương

Thủy Tiên – cô gái nước Nam

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Bạn trẻ 8X rao bún dưa hấu, bánh tráng thanh long Việt ra chợ quốc tế

Nguyễn Hàng Tình: Sực nhớ mình là loài người

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Ai ơi bưng bát cơm đầyphan lương hiển

Tin khác

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Mừng tuổi bún ốc nguội

Phù phiếm giấm nuốc?

Khi gạo dài cọng lê thê món

Thăm lò nước mắm ở Ý

Hẹn với sông Gâm núi Thúy

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Cánh đồng lớn nhỏ dần

Cánh đồng lớn nhỏ dần

Những cú bắt tay bạc tỷ

Những cú bắt tay bạc tỷ

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

Đồng Tháp tổ chức lễ hội xoài dịp lễ 30/4

GIZ đào tạo kinh doanh nông nghiệp cho 11.000 nông hộ ở ĐBSCL

GIZ đào tạo kinh doanh nông nghiệp cho 11.000 nông hộ ở ĐBSCL

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA