Vấn đề nội tại của con người thời bình
Tin mới
16:12
VinFast sẽ mở nhà máy ô tô tại Mỹ vào năm 2022
16:08
Ông Nguyễn Đức Tài không lo MWG bị thâu tóm
16:03
Người Đài Loan cũng phải ‘giải cứu dứa’ sau lệnh cấm của Trung Quốc
15:51
Trung Quốc có thêm 259 tỷ phú trong năm 2020
15:43
VISSAN vận động đóng góp cho quỹ mua vắc xin Covid-19
15:35
Chuỗi siêu thị Big C đổi tên thương hiệu thành Tops Market
09:49
Doanh nghiệp địa ốc: kỳ vọng và lo lắng
09:40
Tại sao Huawei lại chuyển sang nuôi heo công nghệ cao?
09:22
Giá ô tô tại Việt Nam sẽ ngày càng rẻ hơn?
22:32
Tỷ phú Warren Buffett tin tưởng vào triển vọng kinh tế Mỹ
22:00
Chỉ còn 1 người Việt trong ban lãnh đạo Sabeco
16:25
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Anh tăng mạnh
16:02
2 tháng đầu năm 33.000 doanh nghiệp rời thị trường
15:39
ByteDance lấn sân mảng giáo dục trực tuyến
15:28
Mỹ kêu gọi giới đại học ‘bảo vệ nghiên cứu công nghệ’
15:22
Ngành cá tra lại đối mặt thiếu nguồn cung cục bộ
15:17
Đầu tư của Trung Quốc vào Úc giảm gần 2/3
09:40
Vắc xin chưa thể cứu ngành du lịch?
09:35
CPI tháng 2 của TP.HCM tăng 1,19%
09:31
Đập Tam Hiệp góp phần ‘khai tử’ sông Dương Tử
Bản tin thị trường
09:45
Mỹ giữ vững vị trí bạn hàng lớn nhất của nông sản Việt
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Lối sốngVăn hóa - Giáo dục
2021/03/02 - 5:16:24 PM

16:22 - 06/08/2020

Vấn đề nội tại của con người thời bình

Xin bạn đọc ba trích đoạn dưới đây từ ba cuốn sách đã lần lượt được dịch và nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành của nhà văn Svetlana Alexievich – người đoạt giải Nobel văn chương 2015 với nhiều tranh cãi.

  • Sách mới tháng 7: ‘Nhất Linh, cha tôi’
  • Đọc sách: Ba gã say luận đàm thế sự

Sách về chiến tranh của Svetlana.

Nhưng là những tranh cãi đưa lại cho bà sự quyết tâm hơn để tiếp tục viết, với góc nhìn của một nhà báo, nhà văn, người mẹ, người đàn bà trước những thân phận con người.

Lời nguyện từ Chernobyl (1997)

“Một con người hy sinh mạng sống của mình không ý thức được rằng mình là một cá nhân độc nhất vô nhị trên đời này. Anh ta mang trong mình khao khát được đóng vai trong cuộc sống. Trước đó anh ta là một con người không có tên trong kịch bản, không có tên trong danh sách. Anh ta chỉ làm diễn viên quần chúng mà thôi. Và bây giờ bỗng dưng anh ta trở thành nhân vật chính. Đó là niềm khao khát được trở nên có ý nghĩa. Kiểu tuyên truyền của chúng ta gồm những gì? Hệ tư tưởng của chúng ta là gì? Bà được trao cho một cơ hội chết để bà có thể trở nên có ý nghĩa và được nâng cao. Họ sẽ trao cho bà một vai! Đó là giá trị cao của cái chết, bởi vì cái chết là vĩnh cửu. Đó là những gì người đàn ông tranh luận với tôi đã chứng minh cho tôi thấy”. (trang 221)

Những cậu bé kẽm (1991)

“Họ đã trả về cho tôi một con người khác. Đó không phải là con tôi. Mà chính tôi đã đưa nó vào quân ngũ. Tôi muốn nó trở thành người dũng cảm. Tôi thuyết phục con và chính mình rằng quân đội sẽ trui rèn nó tốt hơn, mạnh mẽ hơn… (trang 14)

Không thể giết quyền con người. Không được học giết người. Nó không được ghi trong bất cứ hiến pháp nào…

… Nghĩ về cái chết như nghĩ về tương lai. Có điều gì đó đang xảy ra với thời gian khi bạn nghĩ về cái chết và trông thấy nó. Bên cạnh nỗi sợ cái chết là sự hấp dẫn của cái chết”. (trang 30)

Solo cho giọng trẻ em 

“Chúng bắn mười bốn người và bắt đầu lấp hố. Còn chúng tôi đứng nhìn chúng ném đất, dậm giày. Ở trên cùng, chúng còn vỗ những lát xẻng, để gọn gàng hơn. Chỉn chu hơn. Thậm chí chúng còn vuốt các góc thật cho ngay ngắn. Một ông già người Đức lấy khăn tay ra lau mồ hôi, như thể ông ta đang làm việc ngoài đồng. Một con chó nhỏ bỗng chạy đến chỗ ông ta. Không ai hiểu
nó từ đâu ra? Của ai nhỉ? Ông ta vuốt ve nó.

Hai mươi ngày sau chúng mới cho phép thân nhân đào người chết lên, đưa về nhà chôn. Chỉ khi đó những người phụ nữ mới gào thét, cả làng khóc la. Rền rĩ.

Nhà văn Svetlana Alexievich đã quen thuộc với chúng ta khi cuốn Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ, sau khi đoạt giải Nobel văn chương, đã xuất bản tại Việt Nam, do nhà văn Nguyên Ngọc dịch, NXB Hà Nội và công ty sách Tao Đàn ấn hành năm 2016. Năm đó, NXB Phụ Nữ cũng xuất bản cuốn Lời nguyện cầu từ Chernobyl do Nguyễn Bích Lan chuyển ngữ và tiếp tục mạnh dạn mua bản quyền hai cuốn sách tiếp theo Zinky Boys và The Last Witnesses. Đó là những tác phẩm bà viết về nạn nhân của các cuộc chiến tranh mà Liên Xô tham chiến, đã chính thức ra mắt vào tháng 7/2020 mới đây ở Việt Nam. Các tác phẩm của Svetlana trên hết, đó không còn là những câu chuyện kể về chiến tranh, mà đó là những “cuộc đối thoại giữa con người với con người trong chính mình”, bà viết. “Với nỗi tuyệt vọng tôi chỉ làm đúng một việc (từ quyển sách này sang quyển sách khác) – giảm thiểu lịch sử xuống còn một con người”.

Trong cuốn Những nhân chứng cuối cùng bà ghi lại câu chuyện của những người đã lớn kể lại thời ấu thơ của họ đối diện với chiến tranh. “Một giáo sư sử học thì nói những điều rất khác, rất “người lớn” về chiến tranh. Nên cần nhiều thời gian, bốn hay năm giờ đồng hồ để lộ ra được diện mạo một cậu bé có mẹ bị quân Đức lôi ra khỏi nhà đem bắn. Để cậu bé có thể nhìn tận mắt mình: “Tại sao họ bắn mẹ. Mẹ đẹp như thế…”. Cần phải đạt tới được những chi tiết chân thực, tinh khôi, trẻ thơ đó. Vấn đề là gột sạch cái người lớn từ những chuyện kể này”. Tác giả đã làm như thế với cả trăm câu chuyện trẻ thơ, được kể lại bởi những người mà khi Chiến tranh vệ quốc nổ ra, họ mới từ 4, 5 đến 12 tuổi. Hơn 100 câu chuyện…

Nước mắt trẻ thơ, dẫu chỉ một giọt thôi, cũng nặng hơn vô vàn lý lẽ chiến tranh nào, dịch giả Phan Xuân Loan viết.

*  *  *

Giải quyết những xung đột từ bên trong con người thời bình là một trong những ẩn ức từ các câu chuyện kể trong tiểu thuyết phi hư cấu của Svetlana. Vấn đề này không chỉ ở một đất nước trải dài chiến tranh như nước Nga Xô Viết ngày trước, mà nó còn là câu chuyện của thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tôi đã đặt vấn đề này với hai bạn trẻ ở hai thế hệ khác nhau, tôi hỏi họ nghĩ gì về chiến tranh và hoà bình. Họ đã trả lời.

Tôn Nữ Tường Vy (1991): Đó là năm 2012, trong khi tôi đang làm khoá luận tốt nghiệp thì nhận được lời mời tham gia “Hành trình sông Mekong” đi thực địa ở ba nước Thái Lan, Lào và Myanmar. Tham gia khoá học xong, tôi nhận ra: hoà bình không đơn giản như trước đây mình từng nghĩ là không có chiến tranh súng nổ. Hoà bình cũng chính là lúc con người bắt đầu nảy sinh những cuộc chiến – xung đột bên trong mình.

Hồ Trần Anh Trí (2002): Năm 2019 một người trong nhóm nhạc của chúng tôi mất vì bị ung thư, anh ấy mới có 28 tuổi. Chúng tôi quyết định trao số tiền chúng tôi cùng kiếm được cho một quỹ chống lại nạn tự tử ở Mỹ, vì đó là vấn đề mà tất cả chúng tôi đều đang gặp phải, kể cả bạn tôi. Anh ấy vốn là người rất trẻ khoẻ và yêu đời cho đến khi phát bệnh. Nhưng trước đó, tất cả chúng tôi đã có “bệnh”, căn bệnh của thời đại hoà bình: luôn bị ám ảnh, giằng xé, xung đột bởi sự thúc ép, căng thẳng, áp lực của đời sống, dẫn đến trầm cảm và tự tử. Con số thống kê năm 2019 cho thấy, những năm gần đây số người chết vì tự tử còn nhiều hơn số người chết vì chiến tranh. Chuyện gì xảy ra vậy, người anh của chúng tôi vốn đã bị bệnh trầm cảm từ những câu chuyện quá khứ của chiến tranh mà người thân của anh hứng chịu, khi biết mình bị bệnh và đối mặt với cái chết gần hơn nữa, anh ấy đã không chống chọi nó mà đi đến với nó nhanh hơn. Đó là điều mà chúng tôi rất lo sợ. Những vấn đề của thời bình đối với chúng tôi rất kinh khủng, nó không như mọi người nghĩ, thậm chí không chỉ có người trẻ bị, những người trung và lớn tuổi cũng bị rất nhiều, lý do là họ đã từng có nhiều vấn đề nhưng không thể giải quyết được nên cho qua, cho tới khi nó phát bệnh, họ cũng không đủ sức lực và kinh nghiệm để chống lại, nên chọn cái chết. Vì vậy, đối với chúng tôi, làm sao để giải quyết các vấn đề của chính mình mới là điều mà chúng tôi cần phải học, và ai có thể làm điều đó tốt hơn, người đó mới thật sự đáng khâm phục”.

*  *  *

NYM – tôi của tương lai

Tiến sĩ tâm lý học Lê Nguyên Phương viết trên Fb của mình về cuốn “NYM” – sách mới nhất của tác giả Nguyễn Phi Vân: “…ngồi với Phi Vân và Công Thắng bàn chuyện sức khỏe tinh thần của thế hệ Z và Millennial, những điều thế hệ đi trước có thể làm được cho các bạn trẻ này.

Câu chuyện xong thì trời cũng đổ mưa tầm tã. Bỗng dưng nhớ lại những sai lầm và đổ vỡ của quá khứ. Nhớ đến một buổi chiều cách đây 40 năm trong Fahasa trên đường Nguyễn Huệ với người yêu bên cạnh mà vẫn đau đớn khi nghe bài The Winner Takes It All. Đến sau này mới biết khổ đau vốn đến từ những vọng tưởng của tâm chứ không phải từ những điều được mất đến từ ngoại cảnh.

Bây giờ, mình lại tha thiết muốn các bạn của các thế hệ sau được sống trong bình yên và hạnh phúc với khả năng tự thức [self-awareness] và tự tri [self-knowledge] để có thể tự quyết [self-determination] và tự chủ [self-governance], có tự chủ thì mới tự lập [self-constitution] để tựu thành con người tự do [self-liberation].  Hay nói đúng hơn là trở về tự tánh tự do của chính mình.

… Mới đọc vài chương đầu của Nym: Tôi Của Tương Lai của Phi Vân mà đã xúc động: “Ngôn ngữ tan hoang, nói một câu thật lòng, nhìn vào đáy mắt nhau bỗng biến thành câu chuyện thần tiên của thế giới sắc màu bên kia cầu vồng lung linh nắng. Câu chuyện người xơ xác. Bàn tay run rẩy bám vào từng con phím, mong ai đó còn lắng nghe sự tồn tại của cá nhân mình.”

Có lẽ chưa có cuốn sách về “công nghệ” và “máy móc” mà thấm đẫm những bài học lớn về tình người cũng như về “thể tính của tính thể” của “cõi người ta” như đến thế.

bài và ảnh Tịnh Thủy (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

‘Blade Runner 2049’: hai thế hệ đạo diễn cùng tạo nên một kiệt tác

Một trái tim lớn đã ngừng đập

GS Hoàng Tuỵ: Sống ở đời không thể là phù vân

Sáng qua, không có chiếc xe nào dừng lại ở phố Ái Mộ

Lon gạo cho người ăn xin

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:con người thời bìnhNobel văn chươngsvetlana alexievich

Tin khác

Truyện trinh thám: yên ả và kịch tính

Truyện trinh thám: yên ả và kịch tính

2021, liệu có sự thay đổi vĩnh viễn của điện ảnh về cảm xúc tập thể bị chia rẽ bởi covid-19?

2021, liệu có sự thay đổi vĩnh viễn của điện ảnh về cảm xúc tập thể bị chia rẽ bởi covid-19?

Thiền sư Trần Nhân Tông đã nhắc nhở gì cho dân tộc Việt khi mùa xuân về?

Thiền sư Trần Nhân Tông đã nhắc nhở gì cho dân tộc Việt khi mùa xuân về?

Nhạc sĩ Quốc Bảo: Nhớ về một Nàng Thơ

Thủy Tiên – cô gái nước Nam

Nhà nước khởi tạo mô hình về vai trò định hướng thị trường của chính phủ

‘Lễ hội Tết Việt 2021’ với áo dài ngũ thân

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời ở tuổi 60

Ẩm thực - Du lịch
Một tản mạn về trà

Một tản mạn về trà

Cay đắng và vinh quang của ‘trái táo tình yêu’

Cay đắng và vinh quang của ‘trái táo tình yêu’

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

‘Kèn tây’ tung chiêu mới độc lạ ‘sà bì chưởng’

‘Kèn tây’ tung chiêu mới độc lạ ‘sà bì chưởng’

An toàn thực phẩm
Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Sức khỏe - Y tế
117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam

117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam

Nghiên cứu tại Anh chứng minh vắc xin Covid-19 hiệu quả ngay ở mũi đầu

Nghiên cứu tại Anh chứng minh vắc xin Covid-19 hiệu quả ngay ở mũi đầu

Israel chuẩn bị mở cửa trở lại nhờ tiêm chủng toàn dân ‘siêu tốc’

Israel chuẩn bị mở cửa trở lại nhờ tiêm chủng toàn dân ‘siêu tốc’

Ngày 23/2, hơn 200.000 liều vắc xin Covid-19 Astra Zeneca sẽ về Việt Nam

Ngày 23/2, hơn 200.000 liều vắc xin Covid-19 Astra Zeneca sẽ về Việt Nam

Văn hóa - Giáo dục
Truyện trinh thám: yên ả và kịch tính

Truyện trinh thám: yên ả và kịch tính

2021, liệu có sự thay đổi vĩnh viễn của điện ảnh về cảm xúc tập thể bị chia rẽ bởi covid-19?

2021, liệu có sự thay đổi vĩnh viễn của điện ảnh về cảm xúc tập thể bị chia rẽ bởi covid-19?

Thiền sư Trần Nhân Tông đã nhắc nhở gì cho dân tộc Việt khi mùa xuân về?

Thiền sư Trần Nhân Tông đã nhắc nhở gì cho dân tộc Việt khi mùa xuân về?

Nguyễn Hàng Tình: Sực nhớ mình là loài người

Nguyễn Hàng Tình: Sực nhớ mình là loài người

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA