Sài Gòn nhớ ngược Anh Tám Sạc-Ne và bé Ngôn bé Luận
Tin mới
16:19
Trung Quốc chật vật phục hồi hậu zero Covid
16:13
VN Index giảm mạnh
16:08
Mặt bằng lãi suất huy động cao tiếp tục hút tiền gửi từ dân cư
10:51
CPI tăng 0,52% trong tháng Tết Nguyên đán
10:43
Sức mua chưa hồi phục
10:39
Facebook, Google, Apple… kê khai, nộp thuế 1.800 tỷ đồng
10:35
Xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc trở lại bình thường sau kỳ nghỉ Tết
10:31
Thị trường giao đồ ăn Đông Nam Á ảm đạm
10:28
Sản xuất công nghiệp tháng đầu năm ‘lao dốc’
10:24
Trái phiếu đáo hạn: áp lực hay ‘ngáo ộp’ thị trường năm 2023
10:21
Năm 2023 vẫn đau đầu với ‘chuyện xăng dầu’?
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
Bản tin thị trường
10:54
Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Lối sốngVăn hóa - Giáo dục
2023/01/30 - 4:50:03 PM

08:58 - 31/10/2022

Sài Gòn nhớ ngược Anh Tám Sạc-Ne và bé Ngôn bé Luận

Bây giờ, nhờ tài liệu trên mạng phổ biến hơn, nhiều người có thể xem lại được những tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay và xem được tranh hí họa về những nhân vật “huyền thoại” của làng tranh biếm Việt trước 1945 ở miền Bắc như Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh…

Anh Tám Sạc-Ne chỉ sống, chỉ vui những lúc nằm mơ. Còn ngoài ra, thức giờ nào là mệt thân và mệt óc giờ đó. Xưa nay có bao giờ những bác tài taxi, xe lô, xích lô máy và xích lô đạp được nghỉ!

Tuy nhiên, do tài liệu hiếm hoi, không nhiều người biết hoặc còn nhớ nhiều đến các họa sĩ và nhân vật truyện tranh thời thập niên 1960 ở Sài Gòn. Đó là thời kỳ nở rộ của báo chí miền Nam. Từ đó, các tờ báo đẻ ra những nhân vật biếm họa để mượn hình thức biếm họa chuyển tải những nội dung không thể nói thẳng, để có thể cười cợt chính quyền, châm biếm thói hư tật xấu trong xã hội hoặc tạo nên nhân vật gần gũi với các em thiếu nhi.

Có lần tôi đọc ý kiến trên mạng của một vị phải ở tuổi trên bảy mươi. Ông cho rằng ở thập niên 60, những nhân vật truyện tranh trên báo chí Sài Gòn như “Thằng Bờm” của tuần báo Thằng Bờm, “Tám Sạc Ne” của báo Dân Chúng, “Bé Ngôn, bé Luận” của báo Ngôn Luận là khá phổ biến và theo ông, hai nhân vật này sau có nhiều thuận lợi để trở thành nhân vật thân thương của trẻ em Việt, kể cả người lớn, vì họa sĩ Văn Hiếu có nét vẽ rất hoạt hình, và cốt chuyện rất hấp dẫn. Tuy nhiên, tất cả đều mai một mà ông cho là thật đáng tiếc.

Anh Tám Sạc Ne là ai? Đó là nhân vật biếm họa xuất hiện hàng ngày trên trang nhất nhật báo Sài Gòn Tân Văn. Theo nhà báo Chánh Trinh viết trong cuốn Hồi ký không tên, “Anh Tám Sạc ne” là mục đáng nhớ nhất của tờ báo này. Anh ta được xây dựng là một phu đạp xích lô, mang râu cá chốt, nhậu ba xi đế và bàn chuyện thế sự một cách thâm thúy! Tác giả tranh liên hoàn này là nhà báo Cát Hữu. Ông từ Hà Nội vào Sài Gòn năm 1954 và là một trong những nhà báo thế hệ cũ có bằng tú tài Pháp, vào thời đó nhà báo có bằng tú tài rất hiếm. Nghe đâu thời trẻ Cát Hữu đi kháng chiến chống Pháp. Nhà báo Chánh Trinh cho rằng kể từ sau hai nhân vật hí họa Lý Toét – Xã Xệ, nhân vật Tám Sạc Ne của Cát Hữu là thành công nhất. Dù tác giả là người Bắc nhưng nhân vật Tám Sạc Ne chính cống Nam bộ. Sạc Ne (Charner) là tên con đường chính ở trung tâm Sài Gòn (đường Nguyễn Huệ bây giờ), thời trước chưa cấm xe xích lô đạp.

Nhân vật Tám Sạc Ne thu hút lớp người lớn tuổi, bây giờ khoảng bảy mươi tuổi trở lên. Còn lứa độc giả ở tuổi thiếu nhi thời đó nay đã trên sáu mươi nhớ nhiều nhất là hai nhân vật bé Ngôn bé Luận do họa sĩ Văn Hiếu vẽ trong chuỗi truyện tranh trên báo Ngôn Luận, chính xác hơn là trên phụ trang hàng tuần của tờ báo này, xuất bản khoảng đầu thập niên 1960. Phụ san này mỗi tuần ra một tờ chuyên về văn nghệ, thơ cho người lớn còn truyện và tranh cho con nít. Đó là cách thức thu hút của nhật báo thời đó, vì đa số độc giả là đàn ông quan tâm đến tình hình chiến sự và xã hội.

Bộ tranh vui đăng trên báo Xuân Tiền Phong Nhâm Tý 1972 của họa sĩ Văn Hiếu.

Không có nhiều thông tin về họa sĩ Văn Hiếu còn để lại. Có người kể rằng ông là một thầy giáo dạy văn trường Lê Quý Đôn. Cái tên Văn Hiếu rất nhiều người biết không chỉ riêng cho thiếu nhi vì ông có nét vẽ rất sinh động, duyên dáng. Các họa sĩ nổi danh sau này như Vivi, Nguyễn Trọng Khôi lúc còn trẻ cũng là độc giả thích tranh của Văn Hiếu. Họa sĩ Vivi trong một bài phỏng vấn cho là Văn Hiếu xứng đáng là bậc thầy vẽ tranh truyện. Trên báo Ngôn Luận, Văn Hiếu vẽ hai loạt truyện tranh là “Chúa đảo Mai Sơn” là loại truyện Tarzan Việt Nam, chuyên chống kẻ xấu, nội dung rất ly kỳ. Truyện “bé Ngôn – bé Luận” có cả bé Sơn và anh Hiếu Kỳ bên trong theo chủ đề thám hiểm không gian. Người ta tìm mua phụ trang báo Ngôn Luận chỉ để xem một truyện tranh Mai Sơn Chúa Đảo do họa sĩ Văn Hiếu vẽ. Độc giả ngày xưa còn nhớ trong truyện Bé Ngôn bé Luận còn có thêm chị Huyền và chị Mai. Chị Huyền trong truyện là một nữ sinh dịu dàng, dễ thương, tóc dài, mắt đen láy… được xác định là một nữ sinh có thật trong “Nhóm Huyền” cộng tác với báo Ngôn Luận. Chị Huyền có bạn trai là anh Hiếu Kỳ có nhiều sáng kiến độc đáo, dẫn đến các trò quậy của các Bé trong truyện. Sau này, nhân vật Bích Huyền là nguyên mẫu cho “chị Huyền” kể lại trong một bài viết là truyện Bé Ngôn bé Luận có mô phỏng truyện tranh Tintin của Bỉ để sáng tác. Đó là lời xác định của một người trong ban biên tập tờ báo. Còn nhân vật “chị Mai” được cho là vẽ theo nguyên mẫu ca sĩ Khánh Ly, tên thật là Lệ Mai.

Sau này, còn thấy tranh của Văn Hiếu trên báo Văn Nghệ Tiền Phong.

Ngoài ra, còn có truyện “Giặc Cờ Đen” có lẽ phóng tác từ truyện Nhật Bản do họa sĩ Huy Tường vẽ… Thời đó, có một tờ lấy tên là Tuổi Trẻ có truyện tranh với các nhân vật Bờm, Bê, Bốp phiêu lưu, hành động, phỏng theo truyện tranh Spirou của Pháp.

Sau năm 1975, có người còn thấy tranh của họa sĩ Văn Hiếu cộng tác trên báo Khăn Quàng Đỏ dành cho thiếu nhi và sau đó là mất hẳn.

Phạm Công Luận (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Ròm – một bộ phim có hồn Việt

KTS Hoàng Thúc Hào: Kiến trúc là làm ra sự ‘ngạc nhiên bền vững’

Cô gái đi dạy nghề viết content

Lắng nghe tiếng vạn vật

Miếng vỏ cây

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Anh Tám Sạc-Nebé Ngôn bé Luậnphạm công luận

Tin khác

Tết người Việt một căn cước văn hóa

Tết người Việt một căn cước văn hóa

Mèo du xuân

Mèo du xuân

NSƯT Hạnh Thúy: Rực rỡ từ tro tàn

NSƯT Hạnh Thúy: Rực rỡ từ tro tàn

Để đừng có câu hỏi: biết ông mày là ai không?

TS Lê Nguyên Phương: Phục tùng, chuẩn bị và chức năng của hành vi

Bảo Chấn – Đức Trí và một cuộc chuyển giao thế hệ trong một đêm nhạc

‘Mọi điều ta chưa nói’: xem kịch và gặp Marc Levy

Chờ cú bùng nổ của Avatar: The Way of Water

Ẩm thực - Du lịch
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Phù phiếm giấm nuốc?

Phù phiếm giấm nuốc?

An toàn thực phẩm
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra ethylene oxide

Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra ethylene oxide

Sức khỏe - Y tế
‘Top’ 5 đột phá y học 2022

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Nguy hại khi ăn chay cực đoan

Nguy hại khi ăn chay cực đoan

Văn hóa - Giáo dục
Tết người Việt một căn cước văn hóa

Tết người Việt một căn cước văn hóa

Mèo du xuân

Mèo du xuân

NSƯT Hạnh Thúy: Rực rỡ từ tro tàn

NSƯT Hạnh Thúy: Rực rỡ từ tro tàn

Đạo diễn Đỗ Khuê: Miền Tây văn hóa & du lịch thiếu hợp tác

Đạo diễn Đỗ Khuê: Miền Tây văn hóa & du lịch thiếu hợp tác

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA