Nguyễn Vĩnh Nguyên: Sách – giữ lại con người trong con người
Tin mới
10:04
Du lịch hè bùng nổ: khách quốc tế chưa như kỳ vọng
09:57
Thị trường vàng vẫn ‘ngóng’ quy định mới
09:47
Lãi suất cho vay tăng
09:43
Sắc vàng nổi bật cho mùa hè rực rỡ từ những đôi hoa tai
09:41
Nâng tầm phong cách với áo mưa măng tô Sơn Thủy
09:37
Ngân sách bội thu, kinh tế thêm dư địa phục hồi
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ MagazineBáo Xuân
2022/07/07 - 11:08:33 AM

10:02 - 07/02/2022

Nguyễn Vĩnh Nguyên: Sách – giữ lại con người trong con người

Trong một đời sống chao đảo vẫn còn những kẻ lầm lì tin rằng sách giúp mình nhìn sâu hơn vào giá trị và ý nghĩa sinh tồn, nên những cuốn sách vẫn có mặt (ít ra, vì chính những kẻ ấy).

Từ sự tương cầu đó, việc đọc sách lúc bấy giờ đưa con người hướng về phía tương lai dài hạn mặc cho cuộc sống đang đặt ra những thách đố ngắn hạn.

Tồn tại: con người, quốc gia và thế giới

Sách triết và thiền thì cần nhắc đến đầu tiên. Các dịch phẩm sáng giá của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn vẫn được ấn hành khá đều; tuy được coi là “phân vùng hẹp” xét về khía cạnh thị trường, nhưng tạo được một nguồn cảm hứng và năng lượng lớn trong đời sống xuất bản.

Năm nay, ông Bùi Văn Nam Sơn dịch và giới thiệu, chú giải hai cuốn đặc biệt: một dịch phẩm dày hơn 450 trang của Martin Heidegger (tuyển dịch từ tiếng Đức các tác phẩm: Das Ding [Vật], Bauen Wohnen Denken [Xây ở suy tư], Der Ursprung des Kunstwerkes [Nguồn gốc của tác phẩm nghệ thuật] và phần dẫn nhập của tác phẩm Sein und Zeit [Tồn tại và thời gian] và một tiểu luận bản gốc tiếng Pháp chưa đầy 60 trang: Le Mal – Un défi à la philosophie et à la théologie (Cái ác – Một thách thức đối với thần học và triết học) của triết gia Pháp Paul Ricoeur.

Cuốn Cái ác nhanh chóng được tái bản. Có lẽ bởi nan đề tác phẩm đặt ra tuy nằm trong phạm trù tư tưởng, nhưng khơi gợi và chạm đến những băn khoăn của con người đang đối diện với những “sự dữ”: đại dịch, thiên tai, xung đột, bạo lực. Những suy tư từ cuộc “vật lộn” với khổ đau và sự mất mát trong cuộc đời triết gia Paul Ricoeur gói gọn trong một cuốn sách mỏng với chủ đề tưởng xưa cũ nhưng lại là cánh cửa hẹp đi vào thế giới tinh thần và thái độ sống bình thản giữa chặng suy thoái của văn minh.

Là một triết gia quan tâm và thấu hiểu sâu sắc về phong trào hiện sinh, đồng thời là chuyên gia hàng đầu về Martin Heidegger (và cả Carl Jaspers, Edmund Husserl), Paul Ricoeur trong Cái ác, mặc định rằng độc giả đã đọc qua các văn bản triết học của Heidegger để có thể đi vào những thông diễn của ông. Vì vậy, với độc giả Việt Nam năm qua, khi đặt Cái ác bên cạnh tuyển tập dịch phẩm Martin Heidegger, sẽ có một trường tham chiếu sâu rộng để khi nhắc tới “tồn tại”, thì chữ này không dừng ở nghĩa “sống sót”.

Sách thiền năm nay vẫn nhiều vô kể. Nhưng bên bờ sông xin chọn một viên cuội lành. Cuốn Fear (Sợ hãi) của Thích Nhất Hạnh dẫn dắt độc giả đi vào pháp môn Làng Mai qua một lối của sự thấu hiểu. Gốc rễ của nỗi sợ là gì, vì sao nỗi sợ luôn đeo đẳng trong tâm con người từ ban sơ  đến trưởng thành và kéo dài tới phút lâm chung? Nuôi dưỡng hơi thở, chánh niệm vẫn là phương thức thực tập nhất quán để chữa lành tâm, giúp con người thoát khỏi căng thẳng, bất an. Một tinh thần chủ động đón nhận các cảm thọ và chuyển hóa.

Không phải là cuốn sách viết để đón bắt thời sự của khoa tâm lý, nhưng quả thực, đặt ra các vấn đề “hơi thở”, “nỗi sợ hãi” hay sống bình thản là những tiếp chạm khẽ khàng vào vùng nội tâm đang lung lay và khao khát phục hồi của con người trong đại dịch.

Về mảng sách kinh tế chính trị, bộ sách có thể được liệt vào danh tác mới của Francis Fukuyama gồm hai cuốn Nguồn gốc trật tự chính trị và Trật tự chính trị và suy tàn chính trị đã có bản dịch tiếng Việt. Có thể xem đây là bộ sử lớn về chính trị. Lịch sử các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, kinh tế tự do, chính phủ kiến tạo, phân phối tài sản xã hội, hình thái tổ chức chính trị của các xã hội… được trình bày sáng rõ. Bộ sách như một bản lược khảo đầy đủ và cô đọng về các hình thái tổ chức chính trị của xã hội loài người từ nguyên thủy đến cách mạng Pháp và từ cách mạng công nghiệp đến thời toàn cầu hóa.

Một trong những luận điểm đúc kết qua bộ sách hai cuốn đồ sộ này và cũng là tư tưởng chính trị luận nhất quán của Francis Fukuyama: “Các xã hội có hình thái tổ chức chính trị khác nhau khi thích ứng theo từng môi trường cụ thể của mình” nhưng cũng “tạo ra những giải pháp giống nhau đến lạ thường cho vấn đề tổ chức trên các môi trường khác nhau”. Ông đã có những minh chứng về “một trật tự chính trị vận hành tốt phải gồm ba hệ thống thể chế chính trị – nhà nước, pháp luật và trách nhiệm giải trình – dưới dạng cân bằng nhất định”; “một nhà nước pháp quyền bảo vệ các quyền cá nhân thật sự sẽ thừa nhận công dân là người trưởng thành có khả năng có những lựa chọn đạo đức cho mình”.

Từ lịch sử tiến hóa của các mô hình chính trị, học giả Francis Fukuyama cũng cho rằng không thể có một hệ thống chính trị cụ thể nào sẽ ở trạng thái cân bằng với môi trường của nó mãi mãi.

San sẻ những thử thách tối cao

Sách biên khảo ấn hành trong năm qua có thể kể đến tác phẩm Người hùng mang ngàn gương mặt của Joseph Campbell. “Chân lý chỉ có một, hiền giả gọi nó bằng nhiều tên” – câu kinh Veda làm nguồn cảm hứng để trong 500 trang sách (trong đó, đến 100 trang là chú thích và tài liệu tham khảo), tác giả làm một chuyến du ngoạn theo dấu vết các vị thần, những anh hùng trong các thần thoại và huyền sử để tìm ra quy luật, mẫu thức làm cho họ trở nên sống động, vững vàng, tạo nên sự ngưỡng vọng trong sinh hoạt tâm linh, tâm thức nhân gian thuở xa xưa.

Bước sang xã hội hiện đại, con người với tư duy lý tính và công cụ khoa học đã làm cho tấm mạng giấc mơ dệt từ thần thoại rơi ra. Liệu còn chỗ ẩn nấp cho các vị thần trước viễn vọng kính và kính hiển vi? Hay các vị thần đã hóa thành những thần tượng mới khi mọi công thức tôn giáo cũ đã bị phân rã triệt để? Nỗi cô đơn của con người chủ động trước thế giới vắng bóng thánh thần được hé lộ vào cuối cuốn sách: “Mỗi người chúng ta đều phải san sẻ cái thử thách tối cao – vác thập giá của đấng cứu chuộc – không phải trong những khoảnh khắc tươi sáng chiến thắng vẻ vang của cả bộ tộc, mà trong những khoảng lặng im nỗi tuyệt vọng riêng tư”.

Cuốn sách là một cách tiếp cận huyền thoại học mới mẻ và gợi mở nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm bom tấn thuộc văn hóa đại chúng.

Về văn chương, ngoài những tác phẩm đang gây tiếng vang của các tác giả đoạt giải thưởng lớn đương thời (như Ocean Vuong với Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian, Kazuo Ishiguro với Tàn ngày để lại…) thì người viết bài này đặc biệt chú ý đến tác phẩm mỏng của một hiện tượng văn chương Á châu mới: Trắng (Han Kang, Hàn Quốc) và một liên tưởng gần về thi pháp trong tác phẩm Một cái tên của nhà văn Đức W.G. Sebald.

Trắng, một tác phẩm phi thể loại mang đầy thi tính hoài niệm và chiêm nghiệm mất mát. Từ chuyện một cô gái trên con đường trở về quá khứ kiếm tìm dấu vết, cái chết của một người chị ruột, tiểu thuyết gia đã sắp đặt một bức tranh trắng xóa về thân phận con người. Màu trắng vây quanh vạn kiếp người: dòng sữa trắng từ bầu vú mẹ, những chiếc tã trắng quấn quanh em bé sơ sinh, màu tuyết trắng của vùi chôn, những đêm trắng của cô đơn tuổi trẻ, tóc trắng của tuổi già và màu vải liệm trắng khi con người rời xa thế giới… Gọn gàng và nhẹ hẫng tựa một bài thơ thuần khiết đầy khoảng trống, Han Kang tạo nên vẻ đẹp của sự lặng im chìm sâu trong một làn khói.

Cuốn Một cái tên của W.G.Sebald cũng là một hành trình ngược về quá khứ, nhưng thực ra, là quá khứ đã chiếm lĩnh và đè nặng lên đời sống của nhân vật chính Jacques Austelitz – một người Prague nhập cư vào Anh quốc năm 1939. Từ bước đường lần dò manh mối và lai lịch cá nhân của một người lưu lạc, đã hiện lên tấm bản đồ châu Âu đầy thương tổn trong một thời đại bị lãng quên, bôi xóa quá vội vàng thời hậu chiến. Thứ văn chương chậm rãi đi cùng các bức ảnh những con người, chi tiết sự vật, phong cảnh, kiến trúc… tất cả như được trích xuất từ một bảo tàng trĩu nặng u hoài mà ta khó tìm thấy đâu khác ngoài W.G. Sebald. Trước đó, độc giả Việt Nam từng đọc Ký ức lạc loài, và gần hơn, là cuốn Chóng mặt (đều do Đăng Thư dịch) của nhà văn độc đáo này.

Thắt lại dây an toàn

Vẫn phải trở lại với dự cảm về một tương lai bất định.

Hai năm qua, các sách viết về Covid-19 được xuất bản nhiều nơi trên thế giới với nhiều lối tiếp cận khác nhau, từ bệnh học, lịch sử đại dịch, điều chế vắc xin, dự báo kinh tế và xã hội hậu đại dịch… Dự báo để có một sự chuẩn bị tâm thế cho cuộc sống bất ổn cũng là những gì khiến các tác giả viết sách và người đọc tìm sách. Cuốn 10 bài học cho thế giới hậu đại dịch của Fareed Zakaria là một tác phẩm có thể tham khảo. Các đại dịch trong quá khứ đã từng định hình lại thế giới. Từ trục nhìn đó, chuyên gia bình luận quan hệ quốc tế này đã đưa ra nhiều luận cứ thuyết phục, ví dụ: mạng lưới toàn cầu hóa không bị phá vỡ, nhưng giá trị toàn cầu hóa cần được tái thiết trên sự liên kết sâu sắc hơn không chỉ đơn giản và lệ thuộc vào mục đích kinh tế; con người trong thế giới hậu đại dịch vẫn ở trên chiếc xe tiện nghi nhưng thay vì với cuộc đua bạt mạng, thì cần thắt dây an toàn; cuộc sống sẽ cần đến nhiều chuyên gia hơn, nhưng chuyên gia và giới tinh hoa sẽ phải kết nối với người dân và đặt nhu cầu người dân vào trung tâm, tuyến đầu; trí tuệ nhân tạo sẽ phát triển ở bậc cao hơn nhưng nó không nên là thứ làm cho con người phải hy sinh giá trị của mình – “cần phải trân trọng những điều con người nhất trong ta”…

Đây là một cuốn sách mà tác giả nghiền ngẫm trong thời gian giãn cách trên những dữ liệu sẵn có, trong khi các dữ liệu mới mà loài virus đang chi phối thế giới thì luôn mới và đòi hỏi cập nhật thường xuyên. Điều đó khiến những bài học và dự báo “post-pandemic” cần được tiếp nhận như là những gợi mở thận trọng và tương đối.

Bất bình đẳng về phân phối tài sản là bất cập được phơi bày ở nhiều quốc gia trong đại dịch. Khảo sát trên 20 quốc gia từ thế kỷ 18 trở lại đây, Thomas Piketty đã đưa ra bức tranh về tích lũy tư bản thông qua phân phối tài sản, thu nhập, bình đẳng xã hội. Cuốn sách từng gây tranh cãi có nhan đề Tư bản thế kỷ 21 của Thomas Piketty có thể là một tài liệu tham chiếu và lý giải cho sự bất bình đẳng trong phân phối tài sản; những khác biệt về bất bình đẳng ở các quốc gia tư bản chính danh với các quốc gia “tư bản thân hữu ngụy trang” – nơi những người có nhiều tiền chưa bao giờ thất bại trong việc bảo vệ lợi ích của chính mình…

Đọc sách dịch trong một năm đại dịch, có cảm giác rằng nhiều cuốn sách đến thật đúng lúc. Sách không phải là thứ giúp con người lờ đi những cơn suy thoái, lãng tránh những nan vấn của đời sống, mà đặt con người trước những tình thế phải chọn lựa phác đồ trị liệu cho tinh thần bản thân và cộng đồng quốc gia, tạo ra những chuyển hóa cần thiết từ nội tại để thích ứng và kiếm tìm giải pháp phục hồi.

Khi chúng ta đọc sách, thì những cuốn sách cũng đang đọc chúng ta.

10 CUỐN SÁCH NÊU TRONG BÀI

Martin Heidegger, do Bùi Văn Nam Sơn tuyển, dịch và chú giải, Trustbooks & NXB Hồng Đức, 2021.

Cái ác – Một thách thức đối với triết học và thần học, Paul Ricoeur, do Bùi Văn Nam Sơn dịch, chú thích và giới thiệu, Phanbook & NXB Hồng Đức, 2021.

Sợ hãi – Hóa giải sợ hãi bằng tình thương, Thích Nhất Hạnh, do Chân Đạt dịch, Thái Hà Books & NXB Thế Giới, 2021.

Nguồn gốc trật tự chính trị, Francis Fukuyama, do Nguyễn Khắc Giang dịch, Omega Plus & NXB Tri Thức, 2021.

Trật tự chính trị và suy tàn chính trị, Francis Fukuyama, do Bùi Kim Tuyến dịch, Omega Plus &NXB Tri Thức, 2021.

Người hùng mang ngàn gương mặt, Joseph Campbell, do Thiên Nga dịch, Nhã Nam & NXB Dân Trí, 2021.

Trắng, Han Kang, do Hà Linh dịch, Nhã Nam &NXB Hà Nội, 2021.

Một cái tên, W.G. Sebald, Dương Mạnh Hùng dịch, Phanbook & NXB Hội Nhà Văn, 2021.

10 bài học cho thế giới hậu đại dịch, Fareed Zakaria, do Huy Minh dịch, NXB Trẻ, 2021.

Tư bản thế kỷ 21, Thomas Piketty, do Trần Thị Kim Chi, Hoàng Thạch Quân dịch, Vũ Thành Tự Anh hiệu đính, NXB Trẻ, 2021.

Nguyễn Vĩnh Nguyên (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Thiền sư Trần Nhân Tông đã nhắc nhở gì cho dân tộc Việt khi mùa xuân về?

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

Nực quá thèm canh chua

Tái cấu trúc nông nghiệp và câu chuyện phát triển bền vững

Nguyễn Hàng Tình: Đầm lầy rực rỡ

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Đọc sáchnguyễn vĩnh nguyênsách giữ lại con người trong con người

Tin khác

Nồng nã tương ớt Mường Khương

Nồng nã tương ớt Mường Khương

Dọc đường gia vị miền Trung

Dọc đường gia vị miền Trung

Nực quá thèm canh chua

Nực quá thèm canh chua

Kho tới bao giờ mới quẹt?

Châu Hồng Vỏ – gạo chọn người… nhai

Mồng gà ba bữa Tết

Mùa dỡ mắm của má

Chiên có mùi mắm nên ngon nhất

Báo Xuân
Nồng nã tương ớt Mường Khương

Nồng nã tương ớt Mường Khương

Dọc đường gia vị miền Trung

Dọc đường gia vị miền Trung

Nực quá thèm canh chua

Nực quá thèm canh chua

Về U Minh, thưởng thức mắm ong non

Về U Minh, thưởng thức mắm ong non

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA