Có thu hồi SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách 'Cánh Diều'?
Tin mới
16:24
WHO tính hủy bỏ báo cáo điều tra về nguồn gốc Covid-19 ở Trung Quốc?
16:16
Người Mỹ ngày càng có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc
15:55
TP.HCM có 44.175 người thuộc danh sách được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19
11:04
EU buộc tội Apple bóp méo cạnh tranh trong thị trường nhạc trực tuyến
11:01
Lò mổ lớn nhất đóng cửa, Campuchia chuẩn bị cấm bán thịt chó
10:58
Ấn Độ áp luật mới lên Facebook, Twitter và YouTube
10:20
‘Sốt đất’ ảo vì dự án sân bay
10:03
Ý kiến trái chiều về đề xuất đại lộ ven sông Sài Gòn
09:52
Ngân hàng rao bán loạt bất động sản ngàn tỷ
15:51
Đề xuất cấp ‘chứng nhận tiêm chủng ngừa Covid-19’ chung cho ASEAN
15:32
Du lịch trong nước ‘rục rịch’ tái khởi động
15:26
Lithuania mở văn phòng tại Đài Loan, ‘cửa ngõ châu Âu’ thu hẹp với Trung Quốc?
15:22
Phát hiện 2 biến thể virus SARS-CoV-2 từ Anh vào Việt Nam
10:58
Bộ GD-ĐT giải thích thông tin tiếng Hàn là ngoại ngữ ‘bắt buộc’
10:36
Trung Quốc phủ nhận chuyện làm ngoại giao vắc xin
10:30
Một căn hộ ở Hong Kong lập kỷ lục với giá cho thuê 2 triệu USD/năm
10:22
TP.HCM: Sức mua sụt giảm mạnh
10:09
Covid-19 có thể tiêu tốn của Trung Quốc 417 tỷ USD vào năm 2021
10:04
Triển khai kế hoạch thu phí cảng biển tại TP.HCM
09:39
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường: cơ hội để ‘thay máu’?
Bản tin thị trường
10:13
Nhà đầu tư rời bỏ Myanmar, chuyển hướng đến Việt Nam và Campuchia?
09:46
Đài Loan thần tốc hóa giải cú ‘boom hàng’ triệu đô của Trung Quốc
08:53
Nhiều công ty Nhật Bản dời xưởng từ Trung Quốc sang Indonesia
09:45
Mỹ giữ vững vị trí bạn hàng lớn nhất của nông sản Việt
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Lối sốngVăn hóa - Giáo dục
2021/03/05 - 10:33:09 PM

10:40 - 19/11/2020

Có thu hồi SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách ‘Cánh Diều’?

Sau khi tài liệu chỉnh sửa sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều được NXB ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm TP.HCM công bố, dư luận tiếp tục bày tỏ chưa đồng tình với cách chỉnh sửa, hiệu đính…

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Đống Đa (quận Tân Bình, TP.HCM) trong giờ học môn Tiếng Việt, bộ sách Cánh Diều.

Vậy liệu cách sửa trên có được tiếp tục hay sẽ phải tính đến tình huống thu hồi SGK Tiếng Việt lớp 1 trên? Dư luận đang chờ câu trả lời từ Bộ GD-ĐT.

Sửa bao nhiêu là đủ?

Tài liệu chỉnh sửa SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều dài 12 trang giấy, trong đó nội dung chia làm 2 phần. Phần thứ nhất giới thiệu một số ngữ liệu bài đọc để giáo viên sử dụng thay thế các bài đọc bị cho là chưa phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh lớp 1 trong SGK. Phần thứ hai hướng dẫn điều chỉnh một số từ ngữ có âm đọc “trúc trắc”, ngữ nghĩa khó hiểu trong các bài đọc theo hướng thay thế bằng từ đơn giản, giúp học sinh dễ hiểu bài hơn.

Cô T.T., giáo viên lớp 1 tại một trường tiểu học ở quận Tân Bình (TP.HCM) cho biết, hàng loạt từ ngữ được cho là khó hiểu như tiếng quạ kêu “quà… quà” đã được chỉnh sửa thành “quạ… quạ”, hay từ “cuỗm” trong câu “Có kẻ đã cuỗm gà nhép” được thay bằng từ mới dễ hiểu hơn là “tha”… Tuy nhiên, từ “chả” vẫn không được sửa dù từ này không phù hợp với ngôn ngữ viết hiện đại của học sinh.

Theo PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình môn Tiếng Việt và Ngữ văn quốc gia năm 2018, quá trình biên soạn và phát hành một bộ sách khó tránh bị mắc lỗi, đặc biệt đối với các môn xã hội với đặc trưng rất nhạy cảm, nội dung giáo dục gắn với đạo đức, tư tưởng chính trị, xã hội. Cùng một vấn đề, một văn bản nhưng sẽ có người nói tốt, người nói không phù hợp. Trước thực tế đó, quan điểm được nhiều người đồng tình là không có ngữ liệu nào phù hợp chung cho tất cả học sinh trên cả nước vì mỗi vùng miền có đặc trưng riêng về văn hóa, mỗi trường học có điều kiện dạy học khác nhau, chưa kể khả năng tiếp nhận kiến thức không đồng đều giữa những người học.

Thu hồi SGK: phải có kết luận chuyên môn

Liên quan đến việc chỉnh sửa SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nói: “Bây giờ chúng ta tiếp cận SGK khác trước đây. Trước đây dạy và học phải theo đúng SGK, SGK cũng là căn cứ duy nhất để dạy và học. Nhưng với chương trình giáo dục phổ thông mới thì chương trình là pháp lệnh, SGK là tài liệu tham khảo, là lựa chọn để thầy và trò các cơ sở giáo dục dạy và học. Do đó, chúng ta cần tiếp cận SGK với tâm thế đó. SGK trước đây là 1 cuốn duy nhất, dùng cho tất cả, còn bây giờ SGK lớp 1 có tới 5 cuốn, mỗi cuốn thể hiện bản sắc riêng của tác giả, giáo viên được quyền lựa chọn”.

Theo GS Đào Trọng Thi, không riêng SGK mà tất cả các loại sách đều đã được quy định rõ trong Luật Xuất bản. Có những nội dung có thể đính chính, sửa chữa ngay, nhưng cũng có những nội dung đến khi tái bản sẽ sửa chữa, SGK thì tái bản hàng năm nên có những sửa chữa có thể đưa vào lúc tái bản.

“Còn có những thứ sai phải sửa ngay, phải khắc phục ngay, tức là có thể thu hồi. Thu hồi hay không cũng phải theo Luật Xuất bản. Vì không có khái niệm riêng về thu hồi cho SGK. Theo quy định, nếu ấn phẩm nào phải thu hồi thì mới bị thu hồi”, GS Đào Trọng Thi cho biết.

Do đó, phải đối chiếu với các quy định của pháp luật để xác định SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều đang sai ở mức nào, phải làm một cách nghiêm túc, khoa học, chứ không thể nói theo cảm tính được.

“Vấn đề này phải có đánh giá nghiêm túc của các nhà chuyên môn: kiến thức SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều có bị sai không, có đủ tiêu chuẩn sử dụng trong nhà trường không, có đến mức bị thu hồi hay không. Khi cơ quan chuyên môn đã xác định rõ mức độ sai phạm thì chiếu theo các quy định pháp luật để thực hiện”, GS Đào Trọng Thi nói.

“Bộ GD-ĐT đang xem xét phương án chỉnh sửa bộ SGK Cánh Diều, sẽ lập hội đồng thẩm định, tức là đang khá đúng quy trình, dù hơi chậm. Bởi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ quyết định phê duyệt SGK trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định. Chúng ta cần bình tĩnh chờ xem Bộ GD-ĐT sẽ công bố phương án nào đối với việc chỉnh sửa bộ sách SGK Cánh Diều”, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Theo Phan Thảo – Thu Tâm/SGGP (link bài gốc)

Có thể bạn quan tâm

Lắng nghe tiếng vạn vật

Bao đời nuôi dưỡng hồn lụa Mã Châu

Bộ GD-ĐT: Không nhập khẩu chương trình, SGK nước ngoài vì quá đắt

Neo lòng bến xưa

‘Call me by your name’ – vẻ đẹp của mối tình đầu

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:bộ GD-ĐTbộ sách Cánh Diềusgk lớp 1

Tin khác

Truyện trinh thám: yên ả và kịch tính

Truyện trinh thám: yên ả và kịch tính

2021, liệu có sự thay đổi vĩnh viễn của điện ảnh về cảm xúc tập thể bị chia rẽ bởi covid-19?

2021, liệu có sự thay đổi vĩnh viễn của điện ảnh về cảm xúc tập thể bị chia rẽ bởi covid-19?

Thiền sư Trần Nhân Tông đã nhắc nhở gì cho dân tộc Việt khi mùa xuân về?

Thiền sư Trần Nhân Tông đã nhắc nhở gì cho dân tộc Việt khi mùa xuân về?

Nhạc sĩ Quốc Bảo: Nhớ về một Nàng Thơ

Thủy Tiên – cô gái nước Nam

Nhà nước khởi tạo mô hình về vai trò định hướng thị trường của chính phủ

‘Lễ hội Tết Việt 2021’ với áo dài ngũ thân

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời ở tuổi 60

Ẩm thực - Du lịch
Một tản mạn về trà

Một tản mạn về trà

Cay đắng và vinh quang của ‘trái táo tình yêu’

Cay đắng và vinh quang của ‘trái táo tình yêu’

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

‘Kèn tây’ tung chiêu mới độc lạ ‘sà bì chưởng’

‘Kèn tây’ tung chiêu mới độc lạ ‘sà bì chưởng’

An toàn thực phẩm
Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Sức khỏe - Y tế
Phát hiện 2 biến thể virus SARS-CoV-2 từ Anh vào Việt Nam

Phát hiện 2 biến thể virus SARS-CoV-2 từ Anh vào Việt Nam

117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam

117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam

Nghiên cứu tại Anh chứng minh vắc xin Covid-19 hiệu quả ngay ở mũi đầu

Nghiên cứu tại Anh chứng minh vắc xin Covid-19 hiệu quả ngay ở mũi đầu

Israel chuẩn bị mở cửa trở lại nhờ tiêm chủng toàn dân ‘siêu tốc’

Israel chuẩn bị mở cửa trở lại nhờ tiêm chủng toàn dân ‘siêu tốc’

Văn hóa - Giáo dục
Truyện trinh thám: yên ả và kịch tính

Truyện trinh thám: yên ả và kịch tính

2021, liệu có sự thay đổi vĩnh viễn của điện ảnh về cảm xúc tập thể bị chia rẽ bởi covid-19?

2021, liệu có sự thay đổi vĩnh viễn của điện ảnh về cảm xúc tập thể bị chia rẽ bởi covid-19?

Thiền sư Trần Nhân Tông đã nhắc nhở gì cho dân tộc Việt khi mùa xuân về?

Thiền sư Trần Nhân Tông đã nhắc nhở gì cho dân tộc Việt khi mùa xuân về?

Nguyễn Hàng Tình: Sực nhớ mình là loài người

Nguyễn Hàng Tình: Sực nhớ mình là loài người

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA