Suy tim đáng sợ như ung thư
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Lối sốngSức khỏe - Y tế
2023/01/28 - 11:43:24 AM

09:13 - 05/11/2022

Suy tim đáng sợ như ung thư

Không phải ung thư mà bệnh tim mạch – gồm bệnh tim và đột quỵ não – gây tử vong nhiều nhất toàn cầu với 18,6 triệu ca/năm (ung thư khoảng 10 triệu ca). Đáng nói trong nhóm bệnh tim thì suy tim rất đáng lo ngại nhưng lại bị nhiều người xem thường.

Theo các chuyên gia, để đạt hiệu quả điều trị, bệnh nhân suy tim cần kết hợp ba yếu tố chính: Dùng thuốc đều đặn, dinh dưỡng và luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong ảnh, bệnh nhân suy tim khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Ảnh: UMC.

Bệnh tăng do lối sống không lành mạnh

Tháng 7/2022, bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM đưa vào hoạt động phòng khám suy tim tại lầu 1 khoa Khám bệnh. Giữa tháng 10 qua, trong lúc ngồi chờ khám, ông M., 60 tuổi, ngụ tại Tiền Giang, bị suy tim 5 năm nay, chia sẻ: “Tôi không nghĩ mình có ngày này. Thời trẻ, tôi không tập luyện vì nghĩ mình luôn trẻ, khoẻ. Tôi hút thuốc 1 gói/ngày trong gần 20 năm và thường xuyên nhậu nhẹt. Sau năm 30 tuổi, tôi tăng cân nhiều và đến một ngày chân tôi bị phù, leo cầu thang không thở được. Đi khám, bác sĩ nói tôi bị ứ nước trong người vì suy tim”. Theo các chuyên gia, suy tim là hội chứng lâm sàng phức tạp, hậu quả của nhiều bệnh tim mạch, chuyển hoá hay bệnh phổi mạn tính như nhồi máu cơ tim; các bệnh van tim, cơ tim, tim bẩm sinh; cao huyết áp; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); hoặc do lối sống không lành mạnh (ăn mặn, hút thuốc, lạm dụng rượu-bia, thiếu tập luyện)…

Việt Nam chưa có nghiên cứu dịch tễ nào về suy tim, nhưng theo TS-BS Vũ Quỳnh Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, nếu căn cứ tỷ lệ suy tim chung trên thế giới là khoảng 2% dân số thì hiện tại nước ta có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cũng như các nước đang phát triển khác, tỷ lệ suy tim ở nước ta đang có xu hướng gia tăng. Năm qua một nghiên cứu đăng trên European Journal of Preventive Cardiology, tạp chí của Hội Tim mạch châu Âu, cho thấy số ca suy tim trên toàn cầu gần như tăng gấp đôi từ 33,5 triệu ca trong năm 1990 lên 64,3 triệu ca trong năm 2017.

Nghiên cứu thực hiện tại 195 quốc gia và lãnh thổ. Đáng chú ý là trong khi số ca suy tim trong giai đoạn này tại các nước thu nhập cao giảm đi thì tại các nước thu nhập trung bình và thu nhập thấp lại tăng lên. Chẳng hạn Trung Quốc tăng 30%, Ấn Độ tăng 16,6%. Điều này có liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khí, thừa cân béo phì, cao huyết áp và thói quen hút thuốc lá của người dân.

Các tác giả nhận định: “Ở những nước thu nhập thấp và trung bình, người dân vẫn chưa thực hiện lối sống lành mạnh như ăn uống tốt, tập luyện và ngưng hút thuốc”.

Gánh nặng tài chính

BS CKII Lý Văn Chiêu, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, cũng thừa nhận tỷ lệ bệnh nhân suy tim ở nước ta đang gia tăng và có liên quan đến lối sống không lành mạnh của nền kinh tế thị trường.

Không gây tử vong ngay như bệnh lý cấp tính nên suy tim hầu như không được nhiều người quan tâm đúng mức. Nhưng suy tim lại ảnh hưởng đáng kể lên cuộc sống bệnh nhân. BS Quỳnh Nga nói: “Suy tim là nguyên nhân hàng đầu gây tái nhập viện trong các bệnh lý tim mạch, làm giảm số năm sống cũng như chất lượng sống của người bệnh”. Chưa có khảo sát nào ở Việt Nam, nhưng tại Mỹ khảo sát vào năm 2020 cho thấy tiền thuốc điều trị cho 5,7 triệu bệnh nhân suy tim ở nước này từ 39 – 60 tỷ USD/năm, nhưng đến 2030 sẽ tăng lên 70 tỷ USD. Nếu cộng cả các dịch vụ y tế và mất năng suất lao động thì tổng chi phí lên đến 219 tỷ USD/năm.

Gánh nặng tài chính lên bệnh nhân suy tim chủ yếu do vòng xoáy nhập viện – xuất viện – tái nhập viện do bệnh lý gây ra, có thể chiếm đến 80% tổng chi phí.  Ông M. là một điển hình, ông tâm sự: “Năm đầu tiên tôi chỉ nhập viện 2 lần, nhưng những năm tiếp theo số lần nhập viện nhiều hơn, tốn rất nhiều tiền”.

Các chuyên gia cho biết, suy tim gây nhiều biến chứng như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, ngoài ra bệnh nhân thường có những bệnh kèm theo như đái tháo đường, COPD, bệnh thận, cao huyết áp cần điều trị và điều này làm cho gánh nặng tài chính của người bệnh thêm nặng nề.

Điều trị đúng có thể kiểm soát bệnh tốt

Nhằm giảm tỷ lệ tái nhập viện và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân suy tim, qua đó làm giảm gánh nặng tài chính vì bệnh tật của họ, nhiều bệnh viện lớn đã xây dựng phòng khám suy tim.

Bác sĩ Lý Văn Chiêu chia sẻ: “Phòng khám suy tim của bệnh viện Chợ Rẫy đặt mục tiêu phát hiện bệnh nhân nguy cơ mắc suy tim và tiền suy tim nhằm phòng ngừa nguyên phát, nâng cao hiểu biết về bệnh suy tim cho bệnh nhân, tối ưu hóa điều trị bệnh nhân suy tim cho đội ngũ y bác sĩ, chuẩn bị cho bệnh nhân suy tim giai đoạn tiến triển tiếp cận những giải pháp điều trị nâng cao như ghép tim hay sử dụng thiết bị cơ học hỗ trợ tim”.

Theo TS.BS Bùi Thế Dũng, trưởng khoa Nội tim mạch bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, suy tim là một trong những bệnh mạn tính nặng thường gặp nhất. Bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu người bệnh được chăm sóc hợp lý, sống lành mạnh và tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị, họ vẫn có thể kiểm soát bệnh, cải thiện chất lượng sống và giảm tỷ lệ nhập viện.

Thực tế là dù suy tim là một bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng không ít bệnh nhân vẫn chủ quan, mắc sai lầm trong tự chăm sóc. Chẳng hạn không dùng thuốc đều đặn, ngưng thuốc khi thấy giảm triệu chứng, không tái khám định kỳ hoặc không tuân thủ chế độ dinh dưỡng – vận động vì cho rằng uống thuốc là đủ.

Một khảo sát cho thấy suy tim không phải là vấn đề tầm thường. Cụ thể tỉ lệ tử vong là 10 – 15% sau 1 tháng chẩn đoán, 20 – 30% sau 1 năm và 40 – 50% sau 5 năm chẩn đoán. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các bệnh ung thư thường gặp như ung thư vú là 10%, ung thư máu 30% hay ung thư đại trực tràng là 34% sau 5 năm chẩn đoán.

Bác sĩ Thế Dũng nói: “Ngày nay suy tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tái nhập viện cao. Song nếu có được chương trình chăm sóc hợp lý, người bệnh vẫn có thể sống tốt và kéo dài tuổi thọ”.

5 hiểu biết sai thường gặp về suy tim

1. Suy tim không thể điều trị.

Sự thật: Suy tim là bệnh điều trị được. Thuốc men sẽ làm cho tim bạn mạnh mẽ hơn, và bạn có thể dùng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn để đào thải dịch khỏi cơ thể. Ngoại khoa giúp máu đi vòng khỏi mạch máu tắc nghẽn để đến tim. Nếu suy tim do van tim hư, bác sĩ có thể thay van tim. Cuối cùng, bác sĩ có thể ghép tim hay thiết bị hỗ trợ để tim đập tốt hơn.

2. Không thể phòng ngừa suy tim.

Sự thật: Bạn có thể làm giảm nguy cơ suy tim bằng cách:

–     Giải quyết những vấn đề sức khoẻ như đái tháo đường, bệnh mạch vành, cao huyết áp, ngưng thở khi ngủ, béo phì.

–     Không hút thuốc và không lạm dụng rượu, bia.

–     Vận động thể lực và duy trì cân nặng tốt.

–     Nếu bị stress quá độ, hãy tìm cách giải quyết, hoặc tư vấn bác sĩ.

3. Suy tim cũng tương tự như nhồi máu cơ tim.

Sự thật:  Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân gây suy tim, nhưng hai bệnh này khác nhau. Trong nhồi máu cơ tim, máu cung cấp cho một phần cơ tim bị giảm đi do mảng bám hoặc cục máu đông làm tắc mạch vành. Trong suy tim, tim không bơm đủ máu đi khắp cơ thể.

4. Không nên vận động khi bị suy tim.

Sự thật: Khi bị suy tim, nhiều người rất sợ vận động. Tuy nhiên, vận động đều đặn là một phần của lối sống tốt cho tim. Hãy hỏi bác sĩ về một kế hoạch tập luyện. Dĩ nhiên không nên vận động quá nhiều, nhưng tập luyện đúng cách có thể làm cơ tim mạnh mẽ, giúp máu lưu thông tốt và giảm nhẹ triệu chứng.

5. Chỉ người già mới bị suy tim.

Sự thật: Suy tim thường gặp ở người trên 65 tuổi, nhưng trẻ em và người trẻ vẫn có thể bị suy tim. Tuỳ tuổi tác mà triệu chứng và cách điều trị có thể khác nhau.      (Nguồn: WebMD)

Châu Giang (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Ngồi xem tivi nhiều giờ, máu dễ bị vón cục

TS Fauci: Không cần vắc xin đặc hiệu chống Omicron

90% nước nghèo không có vắc xin Covid-19 trong năm 2021?

Sống phản khoa học, hại mình, hại người

Miếng rửa chén chứa nhiều mầm bệnh hơn cả nhà vệ sinh

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:suy timung thư

Tin khác

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Người phụ nữ không bị ung thư đánh bại

Săn tìm vắc xin Covid-19 dạng xịt mũi

Nan giải đấu thầu thuốc

Ngủ ngon với quy tắc 4-7-8

Tiền mất tật mang vì thực phẩm chức năng

Ẩm thực - Du lịch
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Phù phiếm giấm nuốc?

Phù phiếm giấm nuốc?

An toàn thực phẩm
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra ethylene oxide

Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra ethylene oxide

Sức khỏe - Y tế
‘Top’ 5 đột phá y học 2022

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Nguy hại khi ăn chay cực đoan

Nguy hại khi ăn chay cực đoan

Văn hóa - Giáo dục
Tết người Việt một căn cước văn hóa

Tết người Việt một căn cước văn hóa

Mèo du xuân

Mèo du xuân

NSƯT Hạnh Thúy: Rực rỡ từ tro tàn

NSƯT Hạnh Thúy: Rực rỡ từ tro tàn

Đạo diễn Đỗ Khuê: Miền Tây văn hóa & du lịch thiếu hợp tác

Đạo diễn Đỗ Khuê: Miền Tây văn hóa & du lịch thiếu hợp tác

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA