Những nụ cười thắp sáng ngành y
Tin mới
16:12
VinFast sẽ mở nhà máy ô tô tại Mỹ vào năm 2022
16:08
Ông Nguyễn Đức Tài không lo MWG bị thâu tóm
16:03
Người Đài Loan cũng phải ‘giải cứu dứa’ sau lệnh cấm của Trung Quốc
15:51
Trung Quốc có thêm 259 tỷ phú trong năm 2020
15:43
VISSAN vận động đóng góp cho quỹ mua vắc xin Covid-19
15:35
Chuỗi siêu thị Big C đổi tên thương hiệu thành Tops Market
09:49
Doanh nghiệp địa ốc: kỳ vọng và lo lắng
09:40
Tại sao Huawei lại chuyển sang nuôi heo công nghệ cao?
09:22
Giá ô tô tại Việt Nam sẽ ngày càng rẻ hơn?
22:32
Tỷ phú Warren Buffett tin tưởng vào triển vọng kinh tế Mỹ
22:00
Chỉ còn 1 người Việt trong ban lãnh đạo Sabeco
16:25
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Anh tăng mạnh
16:02
2 tháng đầu năm 33.000 doanh nghiệp rời thị trường
15:39
ByteDance lấn sân mảng giáo dục trực tuyến
15:28
Mỹ kêu gọi giới đại học ‘bảo vệ nghiên cứu công nghệ’
15:22
Ngành cá tra lại đối mặt thiếu nguồn cung cục bộ
15:17
Đầu tư của Trung Quốc vào Úc giảm gần 2/3
09:40
Vắc xin chưa thể cứu ngành du lịch?
09:35
CPI tháng 2 của TP.HCM tăng 1,19%
09:31
Đập Tam Hiệp góp phần ‘khai tử’ sông Dương Tử
Bản tin thị trường
09:45
Mỹ giữ vững vị trí bạn hàng lớn nhất của nông sản Việt
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Lối sốngSức khỏe - Y tế
2021/03/02 - 5:30:57 PM

09:16 - 27/02/2018

Những nụ cười thắp sáng ngành y

Họ là những người bác sĩ trẻ dù ở Hà Nội hay tình nguyện lên công tác tại những vùng núi cao đều mang trong lòng một hoài bão hết lòng phục vụ người bệnh, vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân nhân.

  • Bác sĩ ‘Hiệp khùng’ chữa bệnh giá rẻ
  • Vị bác sĩ có tim trong lồng ngực
  • Chuyện ông bác sĩ xây cầu cho dân
bs_Cuong

Bác sĩ Cương hiến tiểu cầu trong ngày mùng 1 Tết vừa qua.

Hai bác sĩ trẻ, mỗi người một cảnh ngộ, nhưng tất cả đều hội tụ một niềm tin, một tình yêu nghề dào dạt, như một ngọn lửa được họ sưởi ấm, gìn giữ ngày qua ngày.

“Ngân hàng máu sống” di động

Người bác sĩ trẻ sinh năm 1984 với nụ cười tươi tắn, vui vẻ, hòa đồng và đặc biệt, anh được mệnh danh là “Ngân hàng máu sống” cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh về máu.

Đó là bác sĩ Hoàng Chí Cương – Phó trưởng Khoa Miễn dịch Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Tính đến nay, bác sĩ Chương đã đạt được kỷ lục với (86 lần) hiến máu và tiểu cầu để cứu sống cho nhiều người bệnh.

Kể về duyên cớ đến với việc hiến máu, bác sĩ Cương nhớ lại, đó là vào năm 2003. Khi ấy, một người bạn thân của anh mắc bệnh ung thư máu, rất cần máu để chữa trị. Lúc đó, mọi người còn rất xa lạ với việc hiến máu cứu người và chưa được hưởng ứng nhiều.

Hiểu được hoàn cảnh của bạn khi tính mạng phải vật lộn giành giật sự sống nhờ những giọt máu, anh càng trân trọng hơn ý nghĩa của việc hiến máu cứu người.

Sau khi gặp hoàn cảnh người bạn cùng lớp của mình mắc bệnh và cần máu như vậy, ý thức của mọi người bắt đầu thay đổi. Đó là lần đầu tiên bác sĩ Cương hiến máu, khi đó, anh đang là sinh viên trường y năm thứ ba.

Rồi sau đó, anh về công tác tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thì mối lương duyên ấy càng có cơ hội nảy nở và phát triển hơn. Vậy là từ năm 2008 đến nay, năm nào bác sĩ Cương cũng đi hiến máu.

Đặc biệt, qua những lần xét nghiệm tại Viện kết quả cho thấy, tiểu cầu của bác sĩ Cương rất cao và tư vấn anh nên hiến tiểu cầu. Nguyên nhân là do thời gian hồi phục sau khi hiến tiểu cầu nhanh hơn hiến máu toàn phần. Với người hiến máu, phải sau gần 3 tháng mới hiến được máu đợt tiếp theo, tuy nhiên, với những người hiến tiểu cầu thì chỉ cần sau 20 ngày là có thể hiến được đợt tiếp.

Trung bình mỗi năm bác sĩ Cương tham gia hiến tiểu cầu từ 8-13 lần. Bác sĩ Cương cho hay, với anh mùng 1 Tết trong thời gian gần đây đã trở thành thông lệ là ngày đầu tiên anh đi hiến tiểu cầu của năm. Đã 4 năm nay, mùng 1 nào cũng là ngày đầu tiên của năm anh đi hiến tiểu cầu cho những bệnh nhân cần máu.

Bác sĩ Cương giải thích: “Tiểu cầu chỉ bảo quản được 5 ngày. Trong khi mỗi dịp Tết, người dân được nghỉ dài từ 7-9 ngày, nếu không có đủ lượng tiểu cầu được hiến thì bệnh nhân rất khan hiếm máu. Vậy nên, cứ được phân công trực Tết ở viện vào Mùng 1 Tết là tôi lại hiến tiểu cầu.”

Những năm qua, với tâm niệm sẵn sàng giúp đỡ khi bệnh nhân cần máu, tiểu cầu, bác sĩ Cương không ngần ngại đăng ký tên mình vào danh sách “Ngân hàng máu sống” của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương để khi nào có bệnh nhân cần, chỉ cần một cú điện điện thoại là anh lập tức có mặt.

bs_Tuan

Bác sĩ Tuấn thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh:PV/Vietnam+

Sẽ là phiên dịch cho bệnh nhân dân tộc

Sau khi tốt nghiệp loại giỏi tại Trường Đại học Y Hải Phòng, bác sĩ Phạm Văn Tuấn (sinh năm 1989) – quê ở Hải Dương, đã tham gia vào dự án đưa bác sĩ trẻ tình nguyện lên công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa của Bộ Y tế.

Tuấn là một trong số 7 bác sĩ trẻ đầu tiên của dự án được tuyển chọn. Gần 7 tháng qua, bác sĩ Tuấn đã “cắm chốt” gắn bó tại Trung tâm Y tế huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn).

Khi tham gia dự án, Tuấn đã được Bệnh viện Nhi trung ương tuyển dụng, đào tạo trong vòng 2 năm để có thể tự mình xử trí nhiều ca bệnh khó tại nơi làm việc vùng sâu vùng xa.

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Bể Đinh Mạnh Cường cho hay, sau hơn 6 tháng công tác tại trung tâm, bác sĩ Tuấn đã thực hiện được 33 kỹ thuật, trong đó 4 kỹ thuật mới được triển khai sau khi bác sĩ trẻ về công tác. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, khi về vùng khó, bác sĩ Tuấn còn trực tiếp giảng bài theo các chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn cho các đồng nghiệp tại đơn vị.

Với sự có mặt của bác sĩ Tuấn, nhiều trường hợp bệnh chuyên khoa nặng đã được điều trị thành công tại trung tâm y tế, như: trẻ bị vàng da sơ sinh, tràn dịch màng phổi, viêm cầu thận cấp tiến triển nhanh…

Đặc biệt, qua quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân nhi, bác sĩ Tuấn đã phát hiện sớm những ca bệnh tim bẩm sinh, tư vấn cho gia đình khám và can thiệp thành công. Trong khi đó, thường các ca bệnh này trước khi phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Hiện những bệnh nhi này đã hồi phục tốt.

Kể về những khó khăn của mình khi về vùng sâu vùng xa công tác, bác sĩ Tuấn cho hay, chuyên môn thì không ngại khó ngại khổ, điều mà bác sĩ Tuấn phải bổ sung ngay đó là việc học thêm tiếng dân tộc để giao tiếp với những bệnh nhân là người dân tộc. Bởi chỉ khi hiểu được họ nói gì thì người bác sĩ mới khám và chẩn đoán chính xác được bệnh.

Bởi vậy, 6 tháng qua, cùng với việc khám chữa bệnh cho người dân, bác sĩ Tuấn cũng dùng mọi cách để “vận công” làm sao học tiếng của những người dân nơi đây nhanh và hiểu nhất để giao tiếp với bệnh nhân.

Bác sĩ Tuấn kể, đa số bà con ở đây là dân tộc Tày, một số ít là người Mông và Dao nên việc giao tiếp thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ.

Vậy nên, Tuấn đặt ra mục tiêu, sau 3 năm “nằm vùng”, “trình” tiếng dân tộc sẽ được cải thiện đáng kể.

Bác sĩ Tuấn cười: “Ba năm mình không chỉ mang kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao, mình đang cố gắng học thêm tiếng Tày, phần để hiểu người bệnh hơn. Bởi biết đâu, anh sẽ là phiên dịch viên của những bệnh nhân người dân tộc khi về điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Toàn ngành y có hơn 400.000 cán bộ nhân viên y tế đang hoạt động tại các cơ sở y tế trên khắp mọi miền của đất nước. Dù ở thành thị hay những vùng núi cao, họ vẫn tỏa sáng, mang trên mình màu áo trắng với trái tim ấm giúp đỡ người bệnh ở mọi nơi.

Theo Vietnam+/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tái tạo van tim bằng màng ngoài tim: niềm hy vọng cho người nghèo

Bệnh nhân viêm phế quản: làm 27 xét nghiệm

‘Khủng hoảng sức khỏe’ toàn cầu về bệnh lao và tử vong trẻ em

Bệnh viện ở TP.HCM xin hoạt động theo mô hình doanh nghiệp

Tăng huyết áp và nhịp tim ở người trẻ hút thuốc lá điện tử

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:bác sĩbác sĩ trẻngành y

Tin khác

117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam

117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam

Nghiên cứu tại Anh chứng minh vắc xin Covid-19 hiệu quả ngay ở mũi đầu

Nghiên cứu tại Anh chứng minh vắc xin Covid-19 hiệu quả ngay ở mũi đầu

Israel chuẩn bị mở cửa trở lại nhờ tiêm chủng toàn dân ‘siêu tốc’

Israel chuẩn bị mở cửa trở lại nhờ tiêm chủng toàn dân ‘siêu tốc’

WHO trấn an về việc tiếp cận vắc xin ngừa Covid-19

Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19

Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%

Vắc xin Covid-19 của Moderna giúp cơ thể miễn dịch ít nhất trong 1 năm

Việt Nam đàm phán mua vắc xin Covid-19 với 4 nước

Ẩm thực - Du lịch
Một tản mạn về trà

Một tản mạn về trà

Cay đắng và vinh quang của ‘trái táo tình yêu’

Cay đắng và vinh quang của ‘trái táo tình yêu’

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

‘Kèn tây’ tung chiêu mới độc lạ ‘sà bì chưởng’

‘Kèn tây’ tung chiêu mới độc lạ ‘sà bì chưởng’

An toàn thực phẩm
Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Sức khỏe - Y tế
117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam

117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam

Nghiên cứu tại Anh chứng minh vắc xin Covid-19 hiệu quả ngay ở mũi đầu

Nghiên cứu tại Anh chứng minh vắc xin Covid-19 hiệu quả ngay ở mũi đầu

Israel chuẩn bị mở cửa trở lại nhờ tiêm chủng toàn dân ‘siêu tốc’

Israel chuẩn bị mở cửa trở lại nhờ tiêm chủng toàn dân ‘siêu tốc’

Ngày 23/2, hơn 200.000 liều vắc xin Covid-19 Astra Zeneca sẽ về Việt Nam

Ngày 23/2, hơn 200.000 liều vắc xin Covid-19 Astra Zeneca sẽ về Việt Nam

Văn hóa - Giáo dục
Truyện trinh thám: yên ả và kịch tính

Truyện trinh thám: yên ả và kịch tính

2021, liệu có sự thay đổi vĩnh viễn của điện ảnh về cảm xúc tập thể bị chia rẽ bởi covid-19?

2021, liệu có sự thay đổi vĩnh viễn của điện ảnh về cảm xúc tập thể bị chia rẽ bởi covid-19?

Thiền sư Trần Nhân Tông đã nhắc nhở gì cho dân tộc Việt khi mùa xuân về?

Thiền sư Trần Nhân Tông đã nhắc nhở gì cho dân tộc Việt khi mùa xuân về?

Nguyễn Hàng Tình: Sực nhớ mình là loài người

Nguyễn Hàng Tình: Sực nhớ mình là loài người

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA