Nan giải đấu thầu thuốc
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Lối sốngSức khỏe - Y tế
2023/01/28 - 11:42:58 AM

09:15 - 07/11/2022

Nan giải đấu thầu thuốc

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) có thiết kế một chương riêng về đấu thầu thuốc, nhưng chưa đi đến tận cùng của vấn đề, còn tâm lý sợ sai nên vẫn phải đấu thầu.

Đây là chia sẻ của đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) với Diễn đàn Doanh nghiệp.

– Theo bà, việc bổ sung một chương riêng về đấu thầu thuốc trong dự thảo Luật Đấu thầu lần này, liệu có tháo gỡ được những nút thắt đang làm khó cho bệnh viện trong mua sắm thuốc hay không?

– Cho đến nay, chúng ta vẫn tranh cãi với nhau trên lý thuyết. Bởi vì, đối với ngành y tế từ những vấn đề nóng nhất như tự chủ bệnh viện, xã hội hoá cho đến thuốc giá rẻ và chất lượng điều trị vẫn chưa có một nghiên cứu nào cho đến tận cùng.

Trong khi đây là một ngành kỹ thuật nên phải thông qua số liệu, như trước đây làm sao, sau này như thế nào, có lợi hay có hại… Nhưng tôi không hiểu tại sao cho đến bây giờ chúng ta vẫn né tránh và không có một đánh giá nào. Bệnh viện nào cũng “kêu” đấu thầu, người ủng hộ đấu thầu thì lý luận, thuốc được cấp GMP, đạt “chuẩn này, chuẩn kia”.

Nhưng chỉ có bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân với kinh nghiệm trị liệu của mình mới hiểu, cũng mặt hàng đó thì nên mua ở đâu, dùng như thế nào, và tại sao chất lượng lại khác nhau. Thuốc có nhiều trên thị trường, nhưng trong quá trình sử dụng cho bệnh nhân, bác sĩ tự đánh giá cho bệnh nhân riêng của mình, từ đó mới rút ra được kinh nghiệm trị liệu. Cho nên mới có bác sĩ giỏi, bác sĩ “dở”.

– Có ý kiến cho rằng, đấu thầu thuốc là để chống tiêu cực. Bà bình luận như thế nào về vấn đề này?

– Nếu nói đấu thầu thuốc để chống tiêu cực, tôi xin khẳng định chính đấu thầu đã làm cho tiêu cực “len lỏi” một cách “dữ dội”.

Chưa kể, bản chất của đấu thầu với đặc thù mặt hàng thuốc thì sẽ trở thành đấu giá làm sao cho giá rẻ nhất. Vì trong quá trình xây dựng hồ sơ kỹ thuật, thuốc có đặc thù, đặc biệt với mặt hàng thuốc generic (thuốc sao chép).

Cụ thể, thuốc phân làm hai loại, một loại là thuốc đặc trị độc quyền. Thuốc này do các hãng dược độc quyền phát minh ra, chỉ có một hãng bán trên thế giới cho một người. Như vậy, đấu thầu ở đây là vô nghĩa. Bởi họ muốn đặt giá bao nhiêu cũng được, và việc này đòi hỏi phải có vai trò của nhà nước trong tiến hành đàm phán giá để lấy được giá thích hợp nhất cho người dân của mình.

Đa số những hãng dược đa quốc gia này họ rất giàu có và cũng hay đối thoại với các nước. Mặt hàng thuốc này có đặc thù, nếu so sánh với những thuốc khác thì đây là thuốc có chất lượng cao.

Vì đây là kết quả của quá trình nghiên cứu độc quyền, nhưng đi cùng với đó là giá rất cao, vì họ cũng phải bỏ ra rất nhiều tiền của để nghiên cứu. Và giá cao là trên toàn thế giới mà không chỉ cao riêng ở Việt Nam.

Cho nên, nếu là người bệnh thì ai cũng muốn dùng thuốc này. Nếu người bệnh tự chi trả thì không nói làm gì, nhưng nếu là của bảo hiểm y tế thì chúng ta phải tính toán lại, và không phải chỉ riêng Việt Nam, mà tất cả các nước kể cả những nước giàu họ cũng không thể dùng quỹ bảo hiểm y tế để chi trả 100% những loại thuốc độc quyền này.

Cho nên phải “xoay” sang phương án hai, đó là những thuốc chất lượng “thua” thuốc độc quyền một chút, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu trị liệu với giá rẻ hơn rất nhiều. Đó là thuốc thuốc generic.

Thuốc generic sau 20 năm độc quyền, theo luật tất cả các hãng dược trên thế giới đều có quyền khai thác, tức là có quyền mua nguyên liệu về làm ra viên thuốc của riêng mình, đương nhiên họ sẽ không có được bí mật của các nhà phát minh ban đầu của hãng độc quyền kia. Như vậy, chúng ra sẽ có rất nhiều thuốc generic.

Ở đây cho thấy điều gì? Cái khó của chúng ta là khi phiên những tiêu chí, kỹ thuật của các thuốc để đấu thầu thì hầu như giống nhau, ở đây tôi nói đến thuốc generic, còn thuốc band name (biệt dược gốc) không nói đến đấu thầu vì nó vô nghĩa.

Đối với thuốc generic đều như nhau, vì nguyên liệu như nhau, nhà máy phải đạt chuẩn… do đó rất khó phân biệt. Từ đây, thuốc đã “bay” thẳng đến “ phân khúc” thứ hai là đấu giá. Và cuối cùng chỉ chọn giá rẻ nhất.

– Vậy, bà có kiến nghị gì cho dự thảo lần này?

– Thứ nhất, đấu thầu không phải biện pháp duy nhất.

Thứ hai, trong đấu thầu cũng có chỉ định thầu, mua sắm cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi… Đấu thầu rộng rãi cũng không phải là biện pháp duy nhất, cho nên theo tôi cần để mở phương án này.

Thứ ba, tăng cường tính tự chủ của bệnh viện, bác sĩ với mục tiêu cao nhất là phục vụ cho chất lượng khám chữa bệnh. Không phải mục tiêu “nhăm nhăm” giá rẻ nhất để tiết kiệm cho quỹ bảo hiểm y tế. Bởi vì tiết kiệm chỗ này nhưng kỳ thực lại lãng phí chỗ khác, như lãng phí sức lao động, con người. Đặc biệt, niềm tin sẽ bị mất mát đi rất nhiều.

Thứ tư, chúng ta phải trải qua đấu thầu ở bệnh viện thì mới thấy hết được sự “bạc bẽo” như thế nào. Đấu thầu rất mất thời gian, trong khi có nhiều trường hợp “kêu thầu” nhưng không có ai đến tham gia thầu, do sau nhiều lần đấu thầu bị thiệt hại nên họ “nản”.

Có trường hợp khi đấu thầu trúng giá, nhưng một thời gian sau ở nơi khác giá trúng thầu thấp hơn thì bảo hiểm y tế lại “xoay” sang thanh toán với giá thấp hơn, bỏ mặc mọi quy luật thị trường, mọi pháp luật, pháp lý khác. Cuối cùng chúng ta “tung hô” mỗi năm tiết kiệm được “tỷ này, tỷ kia” thông qua đấu thầu. Vấn đề này rất cần sớm tháo gỡ.

Thứ năm, ngành này đang phải đối phó với tình trạng nhập khẩu “vô tội vạ”, cái gì chúng ta cũng cho phép nhập, trong khi với các nước thuốc vào thị trường của họ rất khó khăn, vì những ràng buộc hàng rào kỹ thuật.

Thứ sáu, thị trường lớn nhất cho bệnh nhân trong bệnh viện nhưng cuối cùng chỉ theo hướng là giá. Khi chúng ta chỉ làm một sản phẩm với mục tiêu làm sao cho giá rẻ nhất thì làm sao có thể phát triển bền vững.

Thứ bảy, phải có sự thay đổi trong tâm thức của lãnh đạo. Tâm lý hiện nay là sợ “vỡ” quỹ bảo hiểm. Mà không vỡ mới lạ, vì giá đóng thì thấp nhất thế giới, đóng một lần cơ bản nhưng lại muốn “bao hết” 100% tiền viện phí, tiền thuốc, trừ thuốc ung thư đắt quá chịu không nổi thì “bao” 50%. Tuy nhiên, đây là một tỷ lệ “kinh hoàng” đối với các nước.

Theo Nguyễn Việt/DĐDN

Có thể bạn quan tâm

Nước tro tàu có độc hại không?

Giảm cân bằng nước chanh chỉ là… huyền thoại

Dị ứng bia? Xin chia buồn…

Bộ Y tế đề nghị cho bác sĩ Lương được tại ngoại

Thủ tướng Anh cảnh báo về ‘sóng thủy triều’ Omicron

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:đấu thầu thuốcphạm khánh phong lan

Tin khác

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Người phụ nữ không bị ung thư đánh bại

Săn tìm vắc xin Covid-19 dạng xịt mũi

Nan giải đấu thầu thuốc

Ngủ ngon với quy tắc 4-7-8

Tiền mất tật mang vì thực phẩm chức năng

Ẩm thực - Du lịch
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Phù phiếm giấm nuốc?

Phù phiếm giấm nuốc?

An toàn thực phẩm
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra ethylene oxide

Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra ethylene oxide

Sức khỏe - Y tế
‘Top’ 5 đột phá y học 2022

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Nguy hại khi ăn chay cực đoan

Nguy hại khi ăn chay cực đoan

Văn hóa - Giáo dục
Tết người Việt một căn cước văn hóa

Tết người Việt một căn cước văn hóa

Mèo du xuân

Mèo du xuân

NSƯT Hạnh Thúy: Rực rỡ từ tro tàn

NSƯT Hạnh Thúy: Rực rỡ từ tro tàn

Đạo diễn Đỗ Khuê: Miền Tây văn hóa & du lịch thiếu hợp tác

Đạo diễn Đỗ Khuê: Miền Tây văn hóa & du lịch thiếu hợp tác

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA