Hơn 80% thanh, thiếu niên lười vận động!
Tin mới
20:54
Chuyến hàng khai xuân của văn phòng phẩm Thuận Nam
12:00
Thị trường khởi sắc nhưng nguy cơ vẫn còn
11:54
Vietjet kiến nghị cho phụ thu xăng dầu, bỏ giá trần để ‘tăng nội lực’
11:50
Thu hồi giấy phép của 6 thương nhân phân phối xăng dầu
10:00
TP.HCM không có bất động sản ‘tồn kho’
09:56
Thời của dầu ăn đã qua sử dụng
09:49
Đầu năm, thị trường lúa gạo, trái cây ĐBSCL sôi động
09:36
Hai xu hướng định hình hành vi người tiêu dùng Việt
09:32
ChatGPT có thể làm ai mất việc?
09:28
Đừng bỏ quên ‘mỏ vàng’ FTA thế hệ mới
09:08
Lãi suất cho vay vẫn thách thức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
16:27
Xử lý khủng hoảng kiểu Johnson & Johnson
16:19
Chính sách chiết khấu bất động sản còn hấp dẫn?
11:52
Các ngân hàng tiếp tục lãi lớn
11:48
Google, Baidu tham gia cuộc đua với ChatGPT
11:45
Việt Nam tiêu thụ gần 60 tấn vàng trong năm 2022
09:22
Fed tăng lãi suất 0,25%
09:19
Sửa luật Thuế thu nhập cá nhân: sao phải chờ đến 2026?
09:14
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi đơn ‘cầu cứu’ Thủ tướng
09:09
FDI với vùng kinh tế Đông Nam bộ
Bản tin thị trường
12:07
Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam
11:37
Giá vàng rơi thẳng đứng trước sức ép của đồng USD
07:22
USD tự do duy trì mức thấp hơn các ngân hàng trong nhiều ngày liền
11:59
Giá bán vàng SJC giảm mạnh sau ngày Vía Thần tài
10:23
Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng
10:54
Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Lối sốngSức khỏe - Y tế
2023/02/04 - 8:56:22 AM

10:42 - 30/11/2019

Hơn 80% thanh, thiếu niên lười vận động!

Cuộc cách mạng điện tử đã thay đổi những dạng thức chuyển động của con người trong học tập, làm việc, chơi đùa, du lịch. Họ vận động ít hơn và dần dần tự cô lập ngay trong nhà, các chuyên gia sức khoẻ cảnh báo.

  • Trẻ em khắp thế giới thiếu tập luyện
  • Không tập luyện còn tệ hơn cả hút thuốc

Hoạt động thể chất giúp thanh, thiếu niên có sức khỏe tốt suốt đời.

Trong một nghiên cứu toàn cầu ở từng quốc gia và vùng về hoạt động thể chất của 1,6 triệu người từ 11 – 17 tuổi, các chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân tích kết quả thu thập tại 146 quốc gia vào năm 2001 và 2016, cho thấy 81% người được khảo sát không đạt được khuyến cáo của WHO về việc vận động một giờ mỗi ngày từ trung bình đến tích cực.

TS Fiona Bull, một trong những tác giả chính của nghiên cứu đăng trên The Lancet Child & Adolescent Health, nói: “Không ngạc nhiên vì sao tỷ lệ này lại cao như thế. Điều thất vọng là những nỗ lực bao lâu nay không mang lại kết quả hoặc không tác động như những gì chúng ta mong muốn. Mức độ thiếu vận động vẫn cao, đó chính là mối lo lớn”.

Với tình hình này, TS Bull cho rằng mục tiêu giảm 15% tỷ lệ không hoạt động ở người trẻ trên toàn cầu vào năm 2030 của Đại hội đồng sức khoẻ thế giới WHO nhiều khả năng không đạt được. Đáng lo hơn, trong khi tỷ lệ không hoạt động của nam chỉ giảm nhẹ từ năm 2011 – 2016, thì ở nữ lại không thay đổi.  Bà nói: “Cần hành động cấp bách và thực tế cho thấy những gì chúng ta đang làm không đủ”.

Tuy nhiên các dữ liệu này cần được đánh giá tuỳ theo bối cảnh, vì lý do dẫn đến lười vận động có thể khác nhau tuỳ từng vùng. Nhìn chung tỷ lệ cao nhất ở những nước châu Á thu nhập cao, trong đó về nữ giới, Hàn Quốc có tỷ lệ cao nhất, với 97% không đạt khuyến cáo vận động của WHO.

Ở vùng này, theo Bull có hai yếu tố, một là bùng nổ tăng trưởng kinh tế làm gia tăng sử dụng các công nghệ dựa trên màn hình và số hoá, khiến trẻ em lười vận động, hai là nền văn hoá ưu tiên học hành hơn vận động thể chất.

Tại Việt Nam, nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ thiếu vận động là 86,9% vào năm 2011 và 87,3% vào năm 2016. Nghĩa là sau năm năm tỷ lệ không giảm đi nhưng tăng thêm 0,4 điểm. Tại Lào, con số này là 86% và 86,1%, và ở Campuchia 90,3% và 91,6%. Thái Lan có chuyển biến tốt hơn khi các con số là 81,5% và 80,3%.

Theo khuyến cáo của WHO, người vị thành niên cần bỏ ra một giờ/ngày để vận động trung bình đến tích cực như đi bộ, đạp xe ở trường và tham gia các trò chơi ngoài trời.

Vận động thể chất cần thiết để phát triển sức mạnh xương và cơ bắp, cần cho sức khoẻ tim, phổi. Nó giúp người trẻ tránh được béo phì, bệnh tim, ung thư và đái tháo đường. Có nhiều bằng chứng cho thấy vận động cũng giúp phát triển nhận thức và các kỹ năng xã hội, vận động.

Bull nhận định: “Thật không tốt chút nào cho những người trẻ, vì chúng ta luôn mong muốn họ có một khởi đầu tốt đẹp trong cuộc sống. Các dữ liệu gây lo lắng cho cả phụ huynh, cộng đồng và hệ thống sức khoẻ”.

Để chống lại “bệnh dịch lười vận động” của thanh, thiếu niên, theo Bull ngoài nhà trường thì cộng đồng, các tổ chức thể thao và chính quyền thành phố cũng phải góp sức đưa ra những kế hoạch để khuyến khích người trẻ vận động. Ngoài ra, sự cổ vũ của cha mẹ và việc họ làm gương cũng có giá trị.

TS Mark Tremblay, bệnh viện Nhi đồng của viện Nghiên cứu Tây Ontario (Canada), người cũng tham gia nghiên cứu, cho biết lười vận động thể lực là yếu tố nguy cơ thứ tư gây tử vong sớm trên thế giới. Ông nói: “Cuộc cách mạng điện tử về cơ bản đã thay đổi những dạng thức chuyển động của con người. Họ ngủ ít đi, ngồi nhiều hơn, đi bộ ít hơn, lái xe thường  hơn và ít vận động hơn so với trước đây. Họ ngày càng chuyển động nhiều từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ nông thôn đến thành thị, từ ngoài trời vào trong nhà, từ đứng sang ngồi, từ đi bộ sang lái xe, và từ chơi đùa tích cực sang vui chơi dạng số. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng sâu xa đến sức khoẻ con người”.

Bình Yên (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Báo động về tình trạng trẻ thiếu các hoạt động ngoài trời

Đạp xe đi làm có thể ngừa ung thư và bệnh tim

‘Kiệt quệ’ là… bệnh!

Pfizer bắt tay thử nghiệm thuốc uống ngừa Covid-19

Kummerow, kẻ thù của chất béo trans

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:hoạt động thể chấtLười vận độngthanh thiếu niên

Tin khác

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Người phụ nữ không bị ung thư đánh bại

Săn tìm vắc xin Covid-19 dạng xịt mũi

Nan giải đấu thầu thuốc

Ngủ ngon với quy tắc 4-7-8

Tiền mất tật mang vì thực phẩm chức năng

Ẩm thực - Du lịch
Bánh cuốn nằm trong danh sách 10 món ăn hấp dẫn nhất thế giới

Bánh cuốn nằm trong danh sách 10 món ăn hấp dẫn nhất thế giới

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

An toàn thực phẩm
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra ethylene oxide

Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra ethylene oxide

Sức khỏe - Y tế
‘Top’ 5 đột phá y học 2022

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín – Người mộng mơ của can thiệp tim bẩm sinh

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Tập Yoga, Pilates, thái cực quyền hay khí công?

Nguy hại khi ăn chay cực đoan

Nguy hại khi ăn chay cực đoan

Văn hóa - Giáo dục
Tết người Việt một căn cước văn hóa

Tết người Việt một căn cước văn hóa

Mèo du xuân

Mèo du xuân

NSƯT Hạnh Thúy: Rực rỡ từ tro tàn

NSƯT Hạnh Thúy: Rực rỡ từ tro tàn

Đạo diễn Đỗ Khuê: Miền Tây văn hóa & du lịch thiếu hợp tác

Đạo diễn Đỗ Khuê: Miền Tây văn hóa & du lịch thiếu hợp tác

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA