Didier Raoult - Nhà khoa học bịp hay Đấng cứu thế?
Tin mới
12:22
VISSAN ký kết hợp tác Chương trình ‘Phúc lợi đoàn viên’ với Liên Đoàn Lao động Đà Nẵng
12:10
Xiaomi phản bác cáo buộc của Mỹ
11:37
Cước tàu biển tăng cao, doanh nghiệp lao đao
10:47
Mỹ đánh giá cao Việt Nam trong hợp tác điều tra chính sách tiền tệ
23:20
VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây
23:15
Google chốt thỏa thuận mua lại Fitbit
23:11
Cố vấn thương mại Navarro lên án đảng Dân chủ luận tội ông Trump
15:56
Người ủng hộ ông Trump chuyển sang MeWe, Gab và Rumble
15:40
Ông Biden tiết lộ kế hoạch bơm 1,9 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế
15:33
Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19
15:18
Nông sản xuất khẩu sẽ tăng mạnh nhờ tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người
10:28
EIU: Việt Nam là trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
09:47
Mỹ đưa thêm doanh nghiệp Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ về kinh tế
09:43
Tập đoàn LG muốn đầu tư thành phố thông minh 20.000 tỷ ở Đồng Nai
09:33
TP.HCM tìm cách ‘cứu’ chợ truyền thống
16:18
Mỹ áp thuế quan mới lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ EU
16:05
Đóng cửa nhà máy vì cước tàu biển tăng dồn dập
15:58
‘Nhiệm kỳ mới cần phải sửa ngay Luật Đất đai’
15:55
Alibaba, Tencent, Baidu ‘thoát’ lệnh cấm đầu tư của Mỹ
15:37
Ông Trump tung đòn chống Trung Quốc vào phút chót
Bản tin thị trường
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
11:43
Hàng không thế giới đủ sức tồn tại để đón bình minh?
09:28
Apple sẽ đưa ra xe tự lái iCar ra thị trường vào năm 2024
10:57
Thiếu hụt container rỗng đẩy giá gạo Việt lên đỉnh cao trong 9 năm
09:45
Doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon chỉ để làm thương hiệu?
09:25
Nông sản đồng bằng cần nhắm phân khúc giá cao
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Lối sốngSức khỏe - Y tế
2021/01/18 - 4:21:56 AM

11:40 - 11/07/2020

Didier Raoult – Nhà khoa học bịp hay Đấng cứu thế?

Nếu chọn ra một gương mặt khoa học gây tranh cãi nhiều nhất trong đại dịch Covid-19, thì có lẽ chẳng ai qua được bác sĩ người Pháp Didier Raoult. Kẻ ghét người ưa, nhưng qua đó người ta lại thấy được nhiều sự thật về khoa học.

  • Súc họng có ngừa Covid-19 không?
  • Dinh dưỡng thời Covid-19: Cẩn thận với tin giả, tin…

Ngoại hình kỳ dị của GS Didier Raoult (có người nói giống nhà thơ Bùi Giáng của Việt Nam!) đã nói lên tính cách của ông. Ảnh: Gomet.net.

Tên tuổi BS Raoult vụt sáng ngay từ đầu đại dịch Covid-19 nhờ gắn liền với cái tên hydroxychloroquine. Y học và không ít công chúng có lẽ không xa lạ thuốc này, vì nó được dùng hàng chục năm qua để ngừa và trị sốt rét, ngoài ra còn dùng trị thấp khớp, lupus ban đỏ.

Nghiên cứu thiếu chuẩn mực?

Chẳng có gì đáng nói nếu BS Raoult không từ nghiên cứu của mình nhanh chóng kết luận hydroxychloroquine là thuốc chữa Covid-19 tuyệt vời: 57,1% bệnh nhân dùng thuốc hết sạch virus corona sau 6 ngày, trong khi nhóm dùng kháng sinh azithromycin là 12,5%. Thậm chí kết quả còn tốt hơn nếu kết hợp hydroxychloroquine với azithromycin: 100% hết virus corona sau sáu ngày!

Nhưng nghiên cứu của vị giáo sư đang đứng đầu viện – trường bệnh nhiễm trùng Địa Trung Hải Marseille (IHU), nhanh chóng bị giới khoa học chỉ trích, vì phạm nhiều lỗi cơ bản như: cỡ mẫu ít (24 người), bệnh nhân không được chia ra ngẫu nhiên và tuổi tác hai nhóm khác nhau quá lớn.

Trong một thông báo sau đó, Andreas Voss – chủ tịch hiệp hội Hoá trị liệu kháng khuẩn quốc tế (ISAC) – cho biết “nghiên cứu không đáp ứng tiêu chuẩn nào của hiệp hội”, còn  Art Caplan – người đứng đầu ban đạo đức y khoa của trường y khoa New York (Mỹ) – gọi “đây là một nghiên cứu hoàn toàn thất bại”. Chỉ trích nhắm vào GS Raoult càng mạnh mẽ khi ngay sau đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa hydroxychloroquine lên tận mây xanh như “anh hùng” của cuộc chiến chống Covid-19. Nguyên văn đoạn tweet của ông Trump ngày 21/3: “Hydroxychloroquine kết hợp với azithromycin thực sự trở thành một trong những kẻ thay đổi cuộc chơi lớn nhất lịch sử y học”.

Một chính trị gia vốn bị nhiều người ghét bỏ vì những phát biểu và hành xử thiếu đạo đức như Tổng thống Trump, không rành khoa học, lại dám bàn luận khoa học; thì một nghiên cứu vốn bị chỉ trích, càng bị chỉ trích nhiều thêm chừng nào.

Và người ta mang thành tích nghiên cứu khoa học của GS Raoult ra “soi”. Năm 2006 hội Vi sinh Hoa Kỳ (ASM) “treo” Raoult và cộng sự của ông một năm không được công bố nghiên cứu trên tạp chí của hội, vì nghi ngờ… “ăn gian số liệu”. Khả năng làm việc đáng nể của Raoult cũng bị đặt dấu hỏi, khi tên ông xuất hiện trong khoảng 3.000 bài báo nghiên cứu, và mỗi tháng số bài báo công bố mới của ông còn nhiều hơn số bài báo mà phần lớn nhà nghiên cứu phải làm việc quần quật suốt đời có được.

Chuyên gia bệnh nhiễm hàng đầu thế giới

Sinh ngày 13/3/1952 ở Dakar (Senegal), lúc đó là thuộc địa Pháp, cha GS Didier Raoult là bác sĩ quân y, còn mẹ là y tá. Năm 1961 gia đình ông quay về Marseille (Pháp) sinh sống. Thời nhỏ ông học kém, không theo tiếp được trung học nên phải chuyển sang học nghề, và từng lênh đênh làm thuỷ thủ hai năm trên biển.

Năm 1972, sau khi lấy bằng tú tài trong tư cách thí sinh tự do, Raoult học y khoa với mong muốn nối nghiệp gia đình. Trong khi học, ông mê ngành sản, nhưng điểm học không tốt nên phải chuyển sang ngành truyền nhiễm.

Không đạt được ý nguyện hoá ra cũng hay, vì nhìn vào thành tích nghiên cứu của GS Raoult, không ai phủ nhận ông là “bậc thầy” về bệnh truyền nhiễm. Trong danh sách những nhà khoa học được trích dẫn hàng đầu của Thomson Reuters, Raoult là một trong 99 chuyên gia vi sinh thế giới được trích dẫn nhiều nhất. Ông từng điều trị bệnh sốt Q (lây từ vật sang người) bằng cách kết hợp hydroxychloroquine và doxycycline, sau đó ông cũng sử dụng công thức này để điều trị bệnh Whipple (bệnh do vi khuẩn ảnh hưởng lên đường tiêu hoá). Ngày nay, đây là phương pháp điều trị chuẩn mực cho hai bệnh này. Trong bệnh sốt ve mò (rickettsia), ý kiến của ông cũng rất nặng ký.

Nhưng những ai ghét bỏ GS Raoult về nghiên cứu hydroxychloroquine cũng nên xem lại. Về mặt lý thuyết thuốc này có bằng chứng chắc chắn chống lại virus, vì làm giảm tính acid của tế bào con người, khiến virus khó tấn công tế bào. Trong thí nghiệm, thuốc cho thấy khả năng giúp tế bào chống lại được nhiều virus khác nhau, từ Ebola đến HIV, chỉ đến khi thí nghiệm trên người nó mới thất bại.

Nếu thế tại sao thử nghiệm hydroxychloroquine điều trị Covid-19 và thử không đúng bài bản? Trước tiên corona virus này là một loại hoàn toàn mới. Nhưng quan trọng hơn, nếu thiết kế một nghiên cứu khoa học bài bản người ta phải mất nhiều tháng trời, trong khi hàng ngàn người đang chết vì dịch bệnh.

Thế giới như đang chiến tranh và GS Raoult cho rằng cần nhanh chóng tìm kiếm một loại thuốc phù hợp với thời chiến – rẻ tiền, phổ biến, sử dụng an toàn, vì đã dùng chữa nhiều bệnh cho người hàng chục năm qua. Còn thuốc nào qua mặt được hydroxychloroquine? Giả sử thử nghiệm thất bại thì cũng không thể tồi tệ hơn một loại virus đang xé toang thế giới ra từng mảnh.

Ông nói với Hervé Vaudoit, một nhà báo tại Marseille từng quen biết 25 năm: “Trên tất cả tôi là một bác sĩ. Khi ra trường vào năm 1981 tôi đọc lời thề Hippocrates và từ đó tôi làm mọi thứ tốt đẹp nhất cho người bệnh, dựa trên những gì tôi biết và những giá trị khoa học. Trong 40 năm qua tôi và nhóm nghiên cứu của mình đều làm như thế”.

Hydroxychloroquine gây tranh cãi trong chữa trị Covid-19. Ảnh: Live Science.

Khoa học vấy bẩn

Lập luận chỉ trích nghiên cứu của GS Raoult về hydroxychloroquine nghe ra có lý, vì trong các nghiên cứu sau đó do người khác làm, với thiết kế tốt hơn và bệnh nhân nhiều hơn, thuốc không cho thấy hiệu quả bao nhiêu, đã vậy bệnh nhân còn có nguy cơ ngộ độc, đặc biệt tử vong.

“Đòn trí mạng” lên bác sĩ người Pháp có lẽ là nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa hàng đầu The Lancet vào ngày 22/5, khiến tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra lệnh dừng thử nghiệm lâm sàng hydroxychloroquine tại nhiều quốc gia. Trớ trêu thay, mười ngày sau khi công bố nghiên cứu, The Lancet phải gỡ bài báo xuống vì hàng trăm nhà khoa học vạch ra nhiều lỗi, trong đó có lỗi nghiêm trọng… che giấu dữ liệu. Nhưng không chỉ tạp chí này, The New England Journal of Medicine (NEJM), ví như “Thánh Kinh của y khoa thế giới”, cũng gỡ một bài báo về điều trị Covid-19, với lỗi tương tự.

Trên facebook cá nhân, TS.BS Trần Tịnh Hiền, nguyên phó giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, người dành cả đời nghiên cứu và chữa trị sốt rét phải than thở: “Nghiên cứu ngày nay đã hỏng rồi”. Ông viết: “Tôi cũng như một số người bạn khác chỉ muốn thấy có một thuốc ‘an toàn, hiệu quả, sẵn có, rẻ tiền cho bệnh nhân covid-19’, nên mong chờ kết quả của một nghiên cứu đúng nghĩa. Điều trị sốt rét mấy chục năm, chữa hàng trăm ngàn bệnh nhân tôi biết hydroxychloroquine không đến nỗi ‘kinh khủng’ (gây biến chứng nghiêm trọng – NV) như vậy nếu dùng đúng liều quy định”.

Là con người, yêu ghét là lẽ thường tình. Nhưng làm khoa học, cần rạch ròi mọi chuyện, vì bằng không hậu quả thật khó lường. Trang Health Impact News ngày 21/6 tiết lộ thông tin từ BS Philippe Douste-Blazy, nguyên bộ trưởng Y tế Pháp, cho biết trong một cuộc họp kín giữa tổng biên tập hai tờ The Lancet, NEJM và một số nhà khoa học trước đó, TS Rchard Horton, tổng biên tập The Lancet thừa nhận khoa học đang bị sức ép từ các hãng dược phẩm hàng đầu. Horton nói: “Họ gây áp lực tài chính rất lớn để đưa kết luận của họ vào trong các nghiên cứu bài bản”.

Trong một bài báo đăng trên New Microbes and New Infections ngày 6/6, BS Raoult cùng đồng nghiệp đã phân tích mối liên hệ giữa một nhóm nhà khoa học có tiếng nói về bệnh truyền nhiễm ở Pháp từng nhận và không nhận quà cáp, tài trợ của Gilead Sciences, hãng dược phẩm hàng đầu của Mỹ, khi có ý kiến về hydroxychloroquine.

Kết quả cho thấy trong nhóm nhận quà cáp, tài trợ phần lớn nhà khoa học phản bác thuốc này. Ngược lại, ở nhóm không nhận quà cáp, tài trợ đa số lại ủng hộ. Số tiền Gilead Sciences “chi” cho 13 nhà khoa học Pháp từ năm  2013 – 2019 gần 700.000 euro, và phải nói thêm hãng dược này sở hữu Remdesivir, một trong những đối thủ cạnh tranh của hydroxychloroquine trong điều trị Covid-19.

Đấng cứu thế ở Marseille

Không chỉ nhiều nơi trên thế giới, nước Pháp cũng quay đầu với hydroxychloroquine, chính phủ không cho phép dùng thuốc để điều trị bệnh nhân Covid-19. Vậy mà hồi tháng 3, sau khi GS Raoult công bố nghiên cứu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bay tới Marseille trò chuyện với chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm và ca ngợi ông như “nhà khoa học vĩ đại”. Nhưng ở đâu ngoảnh mặt với Raoult, chứ Marseille, quê hương của ông thì không bao giờ. Nhật báo Le Monde (Pháp) giữa tháng 5 miêu tả, hàng ngày ở thành phố này có một chiếc xe tải chạy trên đường phố với câu slogan bên hông dành cho GS Raoult: “Marseille và phần còn lại của thế giới yêu quý và ủng hộ ông”.

Chiếc xe tải của Mickael Chevalier, ông chủ một công ty quảng cáo, năm qua được GS Raoult chữa khỏi bệnh sốt Q tại IHU, cũng bằng loại thuốc nghiên cứu chữa Covid-19 ngày nay, hydroxychloroquine.

Nghiên cứu của Raoult gây chia rẽ cộng đồng y khoa thế giới, nhưng ở đâu không biết chứ ở Marseille ông mãi là Đấng cứu thế. Trước đó báo chí Pháp ghi nhận, hàng ngàn người xếp hàng dài trước IHU chờ xét nghiệm phát hiện Covid-19, và được dùng hydroxychloroquine nếu chẳng may có bệnh.

Một chuyên gia của đại học Aix-Marseille phát biểu trên tờ Le Monde: “GS Raoult là người duy nhất mang lại hy vọng chữa trị, trong khi người ta khuyên bệnh nhân về nhà uống thuốc hạ sốt paracétamol. Dù điều trị có hiệu quả hay không thì ông ấy cũng đã tạo ra hào quang của một người biết làm phép lạ”.

Ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra, vì một số nơi người ta vẫn tiếp tục thử nghiệm hydroxychloroquine điều trị Covid-19. Cần lưu ý, y học hiện đại đã ghi nhận nhiều liệu pháp thành công ra đời một cách ngẫu nhiên, như Alexander Fleming tình cờ tìm ra kháng sinh penicillin, hay Edward Jenner đặt nền móng cho chủng ngừa.

Didier Raoult thật sự là một nhà khoa học gây tranh cãi. BS Nguyễn Minh Trí Viên, phẫu thuật viên viện Tim TP.HCM, từng tu nghiệp vài năm tại Pháp, nhận xét: “Những giáo sư hàng đầu của Pháp thường như thế, áp đặt, độc đoán và… kỳ dị”.

Raoult rất kỳ dị. Ông gây ấn tượng mạnh với mọi người bằng mái tóc trắng xoã dài, hàm râu bờm xờm, và chiếc nhẫn hình đầu lâu trên tay phải. Năm 2017 một nhân viên của IHU đã làm đơn kiện ông vì hành vi “sỉ nhục”, “to tiếng” và “bắt nạt tâm lý”. Nhưng cũng tại lối vào của cơ sở IHU mới mà ông làm giám đốc từ ngày đầu đến nay, người ta đọc thấy câu nói của thi sĩ Horace bằng tiếng Latinh “Exegi monumentum aere perennius” (“Tôi đã dựng lên một di tích bền vững hơn cả đồng”). GS Raoult có tham vọng biến IHU thành trung tâm nghiên cứu và điều trị bệnh nhiễm trùng hàng đầu thế giới.

Phan Sơn (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Đừng chọn nghề y vì sức ép gia đình

Phát hiện chất Bisphenol A trong nhựa đựng thực phẩm gây sinh non

Báo động thiếu thuốc kháng sinh loại mới

Sinh bệnh vì ăn uống cực đoan

Bệnh viện Tim mạch và Đột quỵ Cần Thơ đầu tư trang thiết bị Đức

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Covid-19Didier Raoulthydroxychloroquine

Tin khác

Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19

Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19

Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%

Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%

Vắc xin Covid-19 của Moderna giúp cơ thể miễn dịch ít nhất trong 1 năm

Vắc xin Covid-19 của Moderna giúp cơ thể miễn dịch ít nhất trong 1 năm

Việt Nam chưa tiêm đại trà vắc xin Covid-19 trước hè 2021

Tiêm vắc xin Covid-19 ‘made in Vietnam’ trên người tình nguyện

Khó lường diễn biến Covid-19

90% nước nghèo không có vắc xin Covid-19 trong năm 2021?

Sẵn sàng thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 ‘made in Vietnam’

Ẩm thực - Du lịch
Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 78,7%

Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 78,7%

Thái Lan dự tính ngành du lịch chỉ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024

Thái Lan dự tính ngành du lịch chỉ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024

Dư luận Hàn Quốc phẫn nộ khi Trung Quốc đòi đặt ‘tiêu chuẩn’ cho Kim chi

Dư luận Hàn Quốc phẫn nộ khi Trung Quốc đòi đặt ‘tiêu chuẩn’ cho Kim chi

Món ph’le và món nhom ăn với mắm prahok

Món ph’le và món nhom ăn với mắm prahok

An toàn thực phẩm
Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Sức khỏe - Y tế
Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19

Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19

Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%

Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%

Vắc xin Covid-19 của Moderna giúp cơ thể miễn dịch ít nhất trong 1 năm

Vắc xin Covid-19 của Moderna giúp cơ thể miễn dịch ít nhất trong 1 năm

Việt Nam đàm phán mua vắc xin Covid-19 với 4 nước

Việt Nam đàm phán mua vắc xin Covid-19 với 4 nước

Văn hóa - Giáo dục
Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời ở tuổi 60

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời ở tuổi 60

Có thu hồi SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách ‘Cánh Diều’?

Có thu hồi SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách ‘Cánh Diều’?

Đối thoại với thế hệ Z: Cá tính hay quái tính?

Đối thoại với thế hệ Z: Cá tính hay quái tính?

Viết thư tay

Viết thư tay

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA