
10:02 - 30/11/2019
Ăn uống lành mạnh mà vẫn bảo vệ môi trường?
Các nhà khoa học hàng đầu thế giới đang nhấn mạnh tác động ngày càng tăng đối với môi trường của thực phẩm và cách nó bổ sung vào biến đổi khí hậu.

Thực phẩm chịu trách nhiệm 30% khi thải nhà kính, nên chúng ta cần giảm lãng phí thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường.
Thực phẩm tạo ra 30% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, và nếu chúng ta không hành động thì con số này được dự đoán sẽ tăng lên. 70% tất cả nước ngọt lấy từ sông hồ được sử dụng trong nông nghiệp. Nông nghiệp là nguyên nhân lớn nhất gây mất rừng, thiếu nước, khí thải ô nhiễm, tác động tới 60% mất đa dạng sinh học trên toàn thế giới. Các nhà khoa học có bốn lời khuyên như sau:
Tăng cường ăn rau xanh và trái cây
Một chế độ ăn uống gồm nhiều rau củ quả và trái cây được khuyến khích sử dụng rộng rãi, vì chúng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ và góp phần làm xanh trái đất. Trái cây và rau quả thường có màu xanh, bởi chứa lượng lớn diệp lục. Đây là chất có khả năng tăng cường sự tái tạo tế bào và giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ thống tiêu hoá và cơ thể. Bên cạnh đó, trái cây và rau quả chứa lượng lớn nước và chất xơ, chất khoáng, vitamin, đặc biệt là vitamin A và C, có tác dụng làm lành tổn thương và giúp hệ tiêu hoá hoạt động mạnh mẽ. Chưa kể đến, chúng còn có công dụng làm giảm viêm trong các cơ quan nội tạng, trí não và động mạch.
Hạn chế tối đa lãng phí thực phẩm
Lãng phí thực phẩm không chỉ là lãng phí tài chính, mà còn tạo ra lượng lớn chất thải thực phẩm, một nguồn sinh ra khí mêtan, góp phần vào biến đổi khí hậu. Ngoài ra, còn gây tốn phí cho việc sử dụng nước, đất đai, lao động, năng lượng và làm gia tăng khí thải nhà kính. Giảm tối đa lãng phí thực phẩm sẽ giúp hàng triệu người không bị đói. Điều này cũng khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới phương thức sản xuất – tiêu dùng bền vững, lành mạnh hơn.
Mua thực phẩm có chứng nhận tiêu chuẩn
Điều này rất quan trọng, vì chúng ta phải nhận thức rõ hơn về những gì in trên bao bì của thực phẩm. Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn khác nhau mà bạn có thể tìm thấy trên các gói thực phẩm, để đảm bảo thực phẩm có nguồn gốc và được sản xuất bền vững. Các logo cần nhớ khi bạn mua sắm bao gồm Fairtrade (bảo vệ nông dân và công nhân ở các nước đang phát triển), Freedom Food (phúc lợi động vật), ASC, MSC CoC (tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm), hay các tiêu chuẩn rất quen thuộc: GlobalG.A.P., HACCP, BRC, HALAL..
Sử dụng thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ làm giảm hẳn việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học. Chọn nó giúp thúc đẩy một cuộc sống lành mạnh và môi trường lành mạnh. Việc canh tác nông sản không dùng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học giúp giảm ô nhiễm và khuyến khích bảo tồn đất và nước.
Hồ Tuyết (theo TGHN/wwf.org.uk)
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này