Vũ Thế Thành: Tình bạch tuộc, đẹp đến thế là cùng!
Tin mới
14:01
Vay vốn không tài sản thế chấp: giải pháp cho DN nhỏ và vừa ĐBSCL
09:44
Sức mua tăng trở lại, ngành bán lẻ dần phục hồi
09:33
Ngành điện phụ thuộc vào than nhập khẩu
09:30
Bức tranh kinh tế của Trung Quốc vẫn ảm đạm vì Covid-19
09:10
‘Đội lốt’ cổ phần hóa, thoái vốn để bán đất
21:45
Chuỗi siêu thị lớn nhất Australia thử nghiệm sử dụng 100% năng lượng xanh
21:33
Giá trứng gia cầm tăng 2.000 – 5.000 đồng/chục
16:11
Dầu cọ Malaysia hưởng lợi từ sự bất ổn chính sách của Indonesia
15:57
G7 sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhiệt điện chạy than
15:44
VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm
15:38
Ba kịch bản đại dịch Covid-19 tới năm 2027
15:24
Dừng áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc
15:22
5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes
10:53
Báo động nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu
10:38
Vốn FDI của Mỹ đang chảy mạnh vào Việt Nam
09:52
PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan
09:38
Chứng khoán đã ‘bốc hơi’ hơn 52 tỷ USD
22:25
Bộ Tài chính thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán
22:20
Hàn Quốc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm ổn định vật giá
22:14
UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn ‘giải cứu’ 38 dự án bất động sản
Bản tin thị trường
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
10:17
Giá dầu thế giới ngày 14/3: dầu Brent giảm về mức 110,7 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Lối sốngAn toàn thực phẩm
2022/05/18 - 2:50:06 PM

10:39 - 05/10/2019

Vũ Thế Thành: Tình bạch tuộc, đẹp đến thế là cùng!

Nhâm nhi bia bọt với món bạch tuộc nướng ở những quán ven đường, dân nhậu đâu ai ngờ rằng, những con bạch tuộc trước khi lên dĩa đã có một tình yêu tuyệt vời và bi tráng, mà những mối tình đẹp nhất của loài người cũng không thể sánh bằng.

  • Vũ Thế Thành: Gỏi cá có đáng sợ?
  • Vũ Thế Thành: Thực phẩm nhiễm thuỷ ngân như thế…
  • Vũ Thế Thành: Thực phẩm nào cũng phản dinh dưỡng,…

Hai con bạch tuộc đang môi chạm môi.

Một lần là trăm năm

Bạch tuộc có tám cánh tay (tua). Một trong tám cánh tay này được biến thái trở thành tua giao cấu (hectocotylus). Đến mùa mây mưa, con đực xáp lại gần, ve vãn, âu yếm người tình bằng những cánh tay, và đưa tua giao cấu vào con cái. Rồi bất ngờ, bạch tuộc đực tự cắt phăng luôn “cái nợ đời” tặng cho người tình. “Nợ đời” không còn, sống cũng như chết, mà con đực chết thật, chỉ sau đó một vài tuần. Bạch tuộc cái ôm chặt tặng vật của người tình cho đến ngày sanh nở, nâng niu chăm sóc “giọt máu” của tình yêu cho đến khi trứng nở thành con, và ngay sau đó (có khi sớm hơn), đi theo người tình về cõi… vô tận.

Trong tua giao cấu của bạch tuộc có hai túi tinh (spermatophoric sacs). Con cái phải ôm chặt “tặng vật” của người tình để vắt cho bằng hết tinh trùng, rưới vào vòi buồng trứng của nó. Khi giao phối, nếu cảm thấy đã đủ “đô” thụ tinh rồi, mà con đực vẫn cứ… tới tới, thì con cái sẽ “đạp” văng luôn con đực, mà “cái nợ đời” vẫn phải để lại. Lại có trường hợp, vừa xáp lại gần, con đực đã tự động tháo (remove) “cái nợ đời” ra giao nộp mà không được xơ múi gì cả. Những thực tế phũ phàng như thế quả thực, ngàn đời còn… hãi.

Có khoảng 300 loài bạch tuộc, mỗi loài có cách thức truyền giống, sinh sản khác nhau, nhưng đại loại cũng gần giống như trên. Bạch tuộc con, vừa nở ra từ trứng, đã phải mồ côi cả cha lẫn mẹ. Chúng không học được gì từ cha mẹ cách thức để sinh tồn, nhưng chúng vẫn biết cách phun mực để trốn kẻ thù, biết thay màu, biến hình đổi dạng để đánh lừa những thú săn mồi dưới biển, thậm chí bị kẻ thù chộp cánh tay, bạch tuộc tháo luôn cánh tay bỏ chạy,…

Bạch tuộc được xem là thông minh nhất trong các loài nhuyễn thể (thân mềm).Bạch tuộc Paul của Đức còn tiên đoán kết quả bóng đá World Cup 2010, mà độ chính xác đã làm giới cá độ “lên ruột” một thời.Nhưng tất cả chỉ là bản năng sinh tồn, duy trì nòi giống mà thôi.

Coi chừng bạch tuộc đốm xanh

Nãy giờ nói nhăng cuội, bây giờ quay lại vấn đề “an toàn thực phẩm” cho đúng chuyên mục, nếu không chủ bút thổi còi. Bạch tuộc cũng như các loại hải sản khác, giàu protein (15%), ít béo (1%), nhưng tỷ lệ acid béo không no cao, nhất là omega-3 (0,16%). Lại có nhiều khoáng cần cho cơ thể như sắt, manganese, selenium, lượng potassium cũng cao hơn hẳn so với sodium. 100g bạch tuộc cung cấp chỉ 80 calo, thích hợp cho ăn kiêng giảm béo.

Bạch tuộc xuất cảng từ Việt Nam hầu hết ở dạng sơ chế rồi đông lạnh. Nhật Bản và Hàn Quốc rất thích ăn sống bạch tuộc (không chế biến), do đó tuyển lựa nguyên liệu rất kỹ. Bạch tuộc đánh bắt phải bảo quản tốt, chuyển về nhà máy càng nhanh càng tốt, sờ tay vào bạch tuộc vẫn phải còn nhép dính.

Về an toàn thực phẩm, bạch tuộc cũng tương tự như các loại hải sản khác, nhiễm ký sinh trùng ít được ghi nhận, nhưng vẫn có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh khác, nếu vệ sinh, bảo quản không tốt. Ở nước ngoài, thường tiêu thụ bạch tuộc đông lạnh, đã được vệ sinh, khử khuẩn tại nhà máy, nên tương đối an toàn. Việt Nam dù là nước xuất cảng bạch tuộc đông lạnh, nhưng loại này lại không thấy bán ở siêu thị.

Bạch tuộc bán ngoài thị trường là hàng ướp lạnh, trước đó ít nhiều đã có dùng hoá chất để tẩy trắng, làm tăng trọng. Nói chung không thể kiểm soát được về mặt chất lượng, và dù có nơi nói là hàng tươi, cũng không thể tin, trừ khi họ có hồ sơ chất lượng của lô hàng, từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. Điều này thường chỉ có ở những nơi chế biến bạch tuộc xuất khẩu.

Nhiều nhà hàng trong nước quảng cáo bán bạch tuộc tươi. Quên đi! Bạch tuộc thiệt tươi đã có mối lái đi vào nhà máy để làm hàng ăn sống, xuất cả rồi. Loại kém tươi hơn một chút, được sơ chế, đông lạnh rồi xuất sang Hàn, Nhật, Mỹ, EU, Hong Kong… Mỗi năm Việt Nam xuất cảng khoảng 40.000 tấn bạch tuộc, còn đâu là hàng tươi đi vào nhà hàng trong nước.Hàng “ngậm nước”, ướp đá thì có.

Do đó, không nên ăn gỏi bạch tuộc, chỉ nên ăn bạch tuộc nướng hoặc nấu chín. Độ rủi ro sẽ thấp hơn, phước chủ may… “người ăn”. Tuy nhiên không phải bạch tuộc loại nào cũng ăn được. Bạch tuộc đốm xanh (blue-ringed octopus) đã từng gây chết người ở Bình Thuận.Bạch tuộc loại này chứa độc tố tetrodotoxin cực độc (giống như ở cá nóc), nấu chín không phân huỷ được độc tố. Độc tố trong một con bạch tuộc 25g đủ làm chết mười người.

Bạch tuộc quán Sài Gòn

Bạch tuộc ven biển Việt Nam chỉ có loại nhỏ, cỡ bàn tay. Vài loại phổ biến theo tên gọi địa phương là loại bạch tuộc một da hai mắt, bốn mắt (có hai đốm giống như hai con mắt), maya, bạch tuộc ốc… tiếng Anh gọi chung là bạch tuộc nhí (baby octopus). Vài loại bạch tuộc rất dễ đổi sang màu hồng khi tiếp xúc với ánh sáng, không khí, pH… và làm khổ các nhà chế biến không ít (bạch tuộc đổi màu, giá sẽ thấp), nhất là các loại bạch tuộc ở miền Trung và vịnh Bắc bộ. Bạch tuộc ở Kiên Giang, nói chung, đánh bắt ở vịnh Thái Lan được cho là ngon nhất.

Vũ Thế Thành (vuthethanh202@gmail.com)
Theo TGHN

Có thể bạn quan tâm

Tiêu hủy 11,5 tấn nầm lợn không rõ nguồn gốc, giá trị gần 1,8 tỷ đồng

Ba Lan thu hồi hàng triệu quả trứng gà chứa dư lượng kháng sinh

Vũ Thế Thành: Đầu năm trao đổi chuyện ăn uống

Chống gian lận thực phẩm và chất gây dị ứng

Hột é của một thời đi học

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ẩm thực ngon và lànhbạch tuộcvũ thế thành

Tin khác

Đừng xem thường gia vị trong bữa ăn hàng ngày

Đừng xem thường gia vị trong bữa ăn hàng ngày

Hàng trăm tấn chocolate trứng Kinder bị thu hồi ở châu Âu

Hàng trăm tấn chocolate trứng Kinder bị thu hồi ở châu Âu

Cảnh báo sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về VN

Cảnh báo sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về VN

EU đã phát đi 690 cảnh báo liên quan Ethylene Oxide trong thực phẩm

Mì Thiên Hương lên tiếng về sản phẩm bị thu hồi tại Na Uy

Bộ Công Thương yêu cầu Acecook xác minh thông tin liên quan mì gói Hảo Hảo

Mì gói Acecook bị thu hồi tại châu Âu không liên quan sản phẩm Việt Nam?

Hàn Quốc phát hiện vi khuẩn nguy hiểm trên kim chi nhập từ Trung Quốc

Ẩm thực - Du lịch
Bánh men làm dậy men ký ức

Bánh men làm dậy men ký ức

Bánh bèo của người Hời?

Bánh bèo của người Hời?

Mỹ Tho có xôi xá xíu hương sen

Mỹ Tho có xôi xá xíu hương sen

Tám chuyện với đầu bếp Võ Quốc về ăn vặt Sài Gòn

Tám chuyện với đầu bếp Võ Quốc về ăn vặt Sài Gòn

An toàn thực phẩm
Đừng xem thường gia vị trong bữa ăn hàng ngày

Đừng xem thường gia vị trong bữa ăn hàng ngày

Hàng trăm tấn chocolate trứng Kinder bị thu hồi ở châu Âu

Hàng trăm tấn chocolate trứng Kinder bị thu hồi ở châu Âu

Cảnh báo sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về VN

Cảnh báo sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về VN

Yêu cầu bổ sung giới hạn ethylene oxide trong thực phẩm

Yêu cầu bổ sung giới hạn ethylene oxide trong thực phẩm

Sức khỏe - Y tế
WHO tìm hiểu sự liên hệ giữa Covid-19 và bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em

WHO tìm hiểu sự liên hệ giữa Covid-19 và bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em

Indonesia xác định 15 ca viêm gan bí ẩn sau 3 ca tử vong ở trẻ

Indonesia xác định 15 ca viêm gan bí ẩn sau 3 ca tử vong ở trẻ

WHO cảnh báo về khả năng lây nhiễm của 3 biến thể Omicron mới

WHO cảnh báo về khả năng lây nhiễm của 3 biến thể Omicron mới

Dùng chó ngửi mùi chẩn bệnh cho người

Dùng chó ngửi mùi chẩn bệnh cho người

Văn hóa - Giáo dục
Những người hùng thầm lặng trong chiến tranh

Những người hùng thầm lặng trong chiến tranh

Đọc từ điển hấp dẫn như đọc… tiểu thuyết

Đọc từ điển hấp dẫn như đọc… tiểu thuyết

Đứa con tự kỷ là món quà trời cho

Đứa con tự kỷ là món quà trời cho

Quyền lực – ước muốn vô hạn của con người

Quyền lực – ước muốn vô hạn của con người

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA