Vũ Thế Thành: Thực phẩm nhiễm thuỷ ngân như thế nào?
Tin mới
11:38
Thuỷ điện miền Bắc và Bắc Trung bộ đón ‘mưa vàng’
11:35
Thị trường bất động sản TP.HCM bắt đầu khởi sắc?
11:24
‘Bữa tiệc’ của đồng USD vẫn chưa kết thúc
11:09
Quảng Ngãi: Nông dân ngán ngẩm với chuối ‘tiến vua’
11:00
Mỹ – Trung và cuộc chiến vi mạch không có đường lùi
10:41
Hàng không, du lịch vào cao điểm hè
16:21
EVN phải có kịch bản điều tiết cắt giảm điện công bằng
16:06
Bị cắt điện liên tục, doanh nghiệp cảng và logistics ‘kêu cứu’
15:55
Chứng khoán hồi phục, cổ phiếu Novaland vẫn liên tục bị bán giải chấp
15:50
Thiếu điện đã được cảnh báo từ trước khi diễn ra dịch Covid-19
15:16
Hàng loạt hồ thủy điện về mực nước chết
16:17
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới
16:13
Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè
16:09
VPBank giảm lãi suất tiền gửi dài hạn còn 6,5%/năm
15:54
Startup Ấn Độ – EV River huy động thành công 15 triệu USD
15:45
Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm
15:40
Chuyển động mới tại YeaH1
12:02
Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước
11:48
Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm
10:42
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
Bản tin thị trường
16:30
Việt Nam gia hạn thời gian điều tra CBPG với cáp thép dự ứng lực của 3 quốc gia
15:44
Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam
10:32
8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023
11:16
Các hãng xe Nhật tăng cường tuyển dụng kỹ sư phần mềm cho nhu cầu xe điện
11:13
Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới
11:06
USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh
12:16
Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Lối sốngAn toàn thực phẩm
2023/06/10 - 11:50:56 PM

09:25 - 21/09/2019

Vũ Thế Thành: Thực phẩm nhiễm thuỷ ngân như thế nào?

TGHN trao đổi với chuyên gia Vũ Thế Thành về vấn đề đang được dư luận quan tâm “thực phẩm nhiễm thủy ngân”, sau vụ cháy ở nhà máy Rạng Đông – Hà Nội.

  • Vũ Thế Thành: Thực phẩm nào cũng phản dinh dưỡng,…
  • Vụ cháy Rạng Đông: có từ 15 đến 27 kg…

Mức nhiễm thủy ngân trong một số loài cá ta thường mua về làm thực phẩm.

– Thưa ông, thuỷ ngân có trong những dạng nào và liệu ô nhiễm môi trường có khiến chúng ta bị nhiễm độc thuỷ ngân?

– Thuỷ ngân có trong môi trường từ không khí, đất cát, sông ngòi biển cả, than, vật dụng hàng ngày,… Thuỷ ngân có trong tự nhiên, như do núi lửa phun, cháy rừng chẳng hạn, mà do con người gây ra ô nhiễm thuỷ ngân cũng có. Đó là các hoạt động công nghiệp, nhiều nhất là từ các nhà máy nhiệt điện, luyện sắt thép (đốt than) chiếm (65%), khai thác vàng (11%), xi măng, pin, đèn huỳnh quang… đều thải thuỷ ngân ra không khí, ao hồ, sông biển…

Thuỷ ngân có thể ở dạng kim loại (Hg), hoặc kết hợp với các nguyên tố khác ở dạng muối vô cơ, hoặc muối hữu cơ với mức độ độc hại khác nhau.

Cho dù thuỷ ngân ở dạng kim loại, dạng muối vô cơ hay hữu cơ, khi đã đi vào nguồn nước, phần lớn đều bị các vi sinh vật chuyển hoá thành methyl thuỷ ngân. Methyl thuỷ ngân là dạng độc hại nhất của thuỷ ngân.

Thế rồi, nghêu sò ốc hến, cua bé, cá bé ăn rong rêu, cá lớn nuốt cá bé, chim chóc ăn cá, cá làm thức ăn gia súc. Đến lượt người ăn cá, ăn thịt… Tất cả đều mang theo và tích luỹ methyl thuỷ ngân. Vấn đề là nhiễm ở mức độ nào thì mới sanh bệnh, chứ còn bình thường ai cũng nhiễm thuỷ ngân cả. Hơn 90% thuỷ ngân có trong cơ thể người Mỹ là do ăn hải sản, đặc biệt là cá biển. Còn ở Việt Nam thì chưa có số liệu.

– Thế thuỷ ngân do cháy kho nhà máy Rạng Đông ở dạng gì? Mức độc hại ra sao?

– Thuỷ ngân đó ở dạng nguyên tố kim loại (Hg). Thuỷ ngân loại này, nếu lỡ nuốt thì không sao, vì ruột rất khó hấp thu. Thuỷ ngân cũng có thể ngấm qua da, nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, thuỷ ngân kim loại rất dễ bay hơi, và nếu hít thở hơi thuỷ ngân (đường hô hấp) thì lại rất độc hại. Ngộ độc cấp tính do hơi thuỷ ngân có thể dẫn đến vận động lạng quạng, run rẩy, thần kinh không ổn định, nhận thức kém, ngớ ngẩn, mất trí nhớ,…

Nếu nhiệt kế thuỷ ngân hay bóng đèn huỳnh quang bị vỡ, người ta lo đi tìm viên thuỷ ngân đó vất đi (mà vất cũng phải đúng cách chứ không phải xả bừa ra thùng rác), vì e ngại bọn trẻ con ngộ độc vì hít hơi thuỷ ngân trong một không gian hẹp như phòng ngủ, phòng khách.Trẻ con rất nhạy với ngộ độc thuỷ ngân so với người lớn.

– Nhà máy Rạng Đông nói thuỷ ngân của họ ở dạng amalgam, amalgam có khác gì với thuỷ ngân nguyên tố?

– Amalgam, tiếng Việt gọi là hỗn hống, là hợp kim giữa thuỷ ngân và kim loại khác. Amalgam thông dụng nhất là amalgam dùng để trám răng (dental amalgam). Đây là hợp kim giữa thuỷ ngân và kim loại bạc, cũng có thể có thêm vài kim loại khác với số lượng ít như đồng, kẽm, thiếc. Vấn đề độc hại của amalgam trám răng vẫn còn đang tranh cãi, nhưng chưa đủ bằng chứng, nên hiện nay y học vẫn cho phép dùng.

Amalgam trong bóng đèn chỉ để tiện lợi cho công nghệ thôi, chứ amalgam khi đã vào trong bóng đèn thì phải hoá hơi khi đèn hoạt động. Hơi thuỷ ngân (dạng nguyên tử) va chạm với các electron và ion trong bóng đèn phát ra tia tử ngoại. Bột huỳnh quang sẽ chuyển tia tử ngoại thành ánh sáng thấy được. Đó là nguyên tắc hoạt động của đèn huỳnh quang. Huống hồ gì trong vụ cháy, nhiệt độ lên tới cả 600 – 1.000 độ C, amalgan hay thuỷ ngân nguyên tố gì gì cũng phải hoá hơi hết.Mức độ độc hại như nhau.

– Ông nhận định thế nào về mức độ độc hại thủy ngân qua vụ cháy kho nhà máy Rạng Đông?

– Tôi chưa thể đánh giá về mức độ độc hại đó khi số liệu tin cậy chưa đầy đủ. Hơi thuỷ ngân qua vụ cháy lan đi tới đâu, rồi mưa nữa. Hiện vẫn chưa xác định được, về mặt địa lý, vùng nào thực sự bị ô nhiễm, bị ảnh hưởng do hơi thuỷ ngân để theo dõi ngộ độc mãn tính có thể xảy ra sau này.

Hơi thuỷ ngân có thể đọng lại ở đâu đó, trôi theo dòng nước, cống rãnh ra sông suối. Ở những nơi đấy, thuỷ ngân, theo thời gian sẽ chuyển hoá thành methyl thuỷ ngân, rồi cá ăn rong rêu… đi vào chuỗi thức ăn như tôi đã nói ở trên, và cuối cùng là đến con người.

Còn ngộ độc cấp tính do thuỷ ngân qua sự cố Rạng Đông thì chưa thấy ghi nhận, mặc dù báo chí có nói đến vài chục người nhập viện sau vụ cháy, nhưng nhập viện vì lý do gì, kết quả ra sao, có phải do ngộ độc thuỷ ngân? Lẽ ra ngành y tếnên lên tiếng để người dân còn biết đường mà đỡ.

Hiện nay dư luận, cả chính thống lẫn ngoài luồng đưa ra nhận định hết sức trái ngược, bi quan và lạc quan. Với luồng bi quan, xin biết rằng, việc đánh giá các số liệu ô nhiễm không đơn giản chút nào, chẳng hạn, mức thuỷ ngân trong không khí mà tổ chức WHO khuyến cáo, là 1mcg/m3 là tính trung bình theo năm (annual average), nghĩa là nồng độ mỗi ngày có thể cao thấp khác nhau, nhưng trung bình cả năm không nên vượt quá mức đó. Rồi nơi làm việc có nguồn ô nhiễm thuỷ ngân cao như nhà máy thép, nhà máy điện, làm bóng đèn… lại có khuyến cáo ở mức cao hơn, tuỳ thuộc vào tổng thời gian phơi nhiễm (số giờ làm việc)… Ngay cả việc lấy mẫu có tính đại diện để phân tích và đánh giá cũng cần đến chuyên viên được đào tạo bài bản, không thể dựa vào con số đo được và ngưỡng khuyến cáo rồi suy diễn theo cảm tính để đánh giá mức độ ô nhiễm được đâu.

Ngược lại, bộ Tài nguyên và môi trường hôm 12/9 khẳng định chất lượng không khí, môi trường quan trắc ngoài nhà máy Rạng Đông ở ngưỡng an toàn. Tôi nghĩ, sự cố ở Rạng Đông vừa qua không đến nỗi nghiêm trọng như Formosa, trực giác mách bảo như thế.Nhưng trực giác chỉ là phương tiện của khoa học, chứ không phải khoa học. Gần nửa triệu bóng đèn bị thiêu huỷ, khoảng 20kg thuỷ ngân bốc hơi, thì đơn giản không chỉ là không khí quanh nhà máy, mà còn nguồn nước ô nhiễm đi về đâu. Một khi vùng ô nhiễm về mặt địa lý chưa được xác định thì mối lo về ngộ độc mãn tính vẫn còn đó.

Chỉ khi nào những dữ liệu khoa học được minh bạch để giới khoa học có thể đánh giá công khai, và đưa khuyến cáo, thì khủng hoảng niềm tin và nhận thức về sự cố Rạng Đông mới chuyển theo chiều hướng tích cực hơn.

Ngân Hà thực hiện (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Cả rừng văn bản quản lý miếng ăn, nhưng…

Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra ethylene oxide

Việt Nam thiếu các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phù hợp

Vũ Thế Thành: Thôi đừng hảo ngọt nữa

Phô mai nhập khẩu từ Pháp về VN nhiễm E.coli

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:nhà máy rạng đôngnhiễm thuỷ ngânthủy ngân

Tin khác

Ẩm thực truyền thống: an, lành và giá trị bản địa

Ẩm thực truyền thống: an, lành và giá trị bản địa

EC lập hồ sơ theo dõi dư lượng hoạt chất 2-chloroethanol trong bún, phở Việt Nam

EC lập hồ sơ theo dõi dư lượng hoạt chất 2-chloroethanol trong bún, phở Việt Nam

Đã có kết quả kiểm nghiệm lô sữa Vinasoy bị thu hồi tại Nhật Bản

Đã có kết quả kiểm nghiệm lô sữa Vinasoy bị thu hồi tại Nhật Bản

CG Vũ Thế Thành: ‘Ăn cái gì cũng lo sợ thì còn gì là sướng, còn gì là cuộc đời nữa?’

Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về ‘chất cấm’ trong mì Gấu Đỏ

Nhiều mẫu muối gia vị được khảo sát có nhiễm vi nhựa

Mì ăn liền Hảo Hảo xuất sang Campuchia phải có chứng nhận kiểm tra ethylene oxide

Ẩm thực - Du lịch
Việt Nam nằm trong Top 3 điểm đến du lịch yêu thích nhất của người Hàn Quốc

Việt Nam nằm trong Top 3 điểm đến du lịch yêu thích nhất của người Hàn Quốc

Món ăn Việt vào Top 50 món ăn nhẹ hấp dẫn nhất thế giới

Món ăn Việt vào Top 50 món ăn nhẹ hấp dẫn nhất thế giới

Báo Singapore đánh giá Phú Quốc là điểm đến lý tưởng

Báo Singapore đánh giá Phú Quốc là điểm đến lý tưởng

Nhiều nhà hàng tại Hà Nội và TP.HCM sẽ được gắn sao Michelin

Nhiều nhà hàng tại Hà Nội và TP.HCM sẽ được gắn sao Michelin

An toàn thực phẩm
Ẩm thực truyền thống: an, lành và giá trị bản địa

Ẩm thực truyền thống: an, lành và giá trị bản địa

EC lập hồ sơ theo dõi dư lượng hoạt chất 2-chloroethanol trong bún, phở Việt Nam

EC lập hồ sơ theo dõi dư lượng hoạt chất 2-chloroethanol trong bún, phở Việt Nam

Đã có kết quả kiểm nghiệm lô sữa Vinasoy bị thu hồi tại Nhật Bản

Đã có kết quả kiểm nghiệm lô sữa Vinasoy bị thu hồi tại Nhật Bản

Công nghệ giúp giảm lượng đường trong nước ép trái cây

Công nghệ giúp giảm lượng đường trong nước ép trái cây

Sức khỏe - Y tế
Cúm A/H5N1: bệnh cũ, lo mới

Cúm A/H5N1: bệnh cũ, lo mới

Đi bộ giúp ngừa 1 trong 10 cái chết sớm

Đi bộ giúp ngừa 1 trong 10 cái chết sớm

6 sai lầm về sức khỏe khi hỏi Google

6 sai lầm về sức khỏe khi hỏi Google

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

‘Top’ 5 đột phá y học 2022

Văn hóa - Giáo dục
Nguyễn Quốc Vương: Giáo dục thời AI đi đến đâu

Nguyễn Quốc Vương: Giáo dục thời AI đi đến đâu

TS Lê Nguyên Phương: Tương lai chúng ta khác AI ra sao?

TS Lê Nguyên Phương: Tương lai chúng ta khác AI ra sao?

Kim Tuấn – thời của trái tim hồng

Kim Tuấn – thời của trái tim hồng

Sách mới: ‘3.000 ngày trên đất Nhật’ và ‘Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX’

Sách mới: ‘3.000 ngày trên đất Nhật’ và ‘Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX’

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA