Thực phẩm siêu chế biến có dễ sợ?
Tin mới
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Lối sốngAn toàn thực phẩm
2022/07/07 - 7:54:30 AM

15:48 - 21/02/2019

Thực phẩm siêu chế biến có dễ sợ?

Thực phẩm siêu chế biến (ultra processed food) là khái niệm do Carlos Monterior, một nhà dinh dưỡng Brazil đưa ra trong hệ thống phân loại thực phẩm NOVA.

  • Vũ Thế Thành: Ôi thiu chưa chắc đã gây ngộ…
  • Vũ Thế Thành: Thế nào là thực phẩm lành mạnh?

Quan điểm của dinh dưỡng lành mạnh là tiêu thụ nhiều rau củ quả, thịt thà vừa phải, và ăn uống đa dạng, chứ không phải là loại trừ “siêu chế biến”.

– Một nghiên cứu quy mô lớn của Pháp được công bố hôm 11/2, lần đầu tiên cho thấy mối quan hệ giữa tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến và một nguy cơ tử vong cao hơn.Theo ông, tại sao gọi là siêu chế biến?

– Vũ Thế Thành: Thực phẩm siêu chế biến (ultra processed food) là khái niệm do Carlos Monterior, một nhà dinh dưỡng Brazil đưa ra trong hệ thống phân loại thực phẩm NOVA. Tôi không biết vì sao lại gọi là NOVA, nhưng đại loại NOVA chia thực phẩm làm bốn nhóm. Nhóm thứ tư là siêu chế biến. Có thể tạm hiểu thực phẩm siêu chế biến là thực phẩm công nghiệp như các loại bánh kẹo, bánh snack ăn vặt, nước ngọt, bánh mì, mì trứng, mì ăn liền, cháo ăn liền, xúc xích, salami… Các thực phẩm loại này thường có nhiều đường, chất béo và muối. Dĩ nhiên, chúng cũng chứa cỡ  4 – 5 loại phụ gia như chất bảo quản, chất tạo vị, tạo màu, tạo hương, bột nở, chất nhũ hoá…

Các nhóm khác là nhóm chưa chế biến, hoặc chế biến “siêu ít” chỉ rang hoặc nấu sơ (nhóm 1) Thêm dầu mỡ gia vị đường muối thuộc nhóm chế biến sơ sơ (nhóm 2). Còn thêm màu mè, bột ngọt, lên men dưa chua, bia bọt thuộc nhóm chế biến hơi nhiều (nhóm 3).

Mặc dù được tổ chức FAO thừa nhận, nhưng kiểu phân loại NOVA vẫn chưa được giới khoa học thừa nhận rộng rãi vì đôi chỗ còn lờ mờ, bỏ qua chất lượng dinh dưỡng riêng của mỗi loại thực phẩm.

– Nghiên cứu vừa rồi có quy mô 105.000 người tham dự với hơn 3.300 loại thực phẩm. Sau năm năm, khoảng 2.200 người bị ung thư. Nhóm ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến có rủi ro mắc bệnh cao hơn 23% so với nhóm ăn ít. Nghiên cứu này kết luận, khẩu phần ăn có 10% thực phẩm siêu chế biến có liên quan tới việc gia tăng rủi ro bị ung thư 12%. Là một chuyên gia, ông đánh giá kết quả này như thế nào?

– Tôi bổ sung thêm cho cụ thể, nhóm ăn nhiều, theo nghiên cứu, thì khẩu phần ăn có 32% thực phẩm siêu chế biến, còn nhóm thấp nhất là 8%.

Đây là nghiên cứu thuộc loại quan sát, rõ hơn là nghiên cứu thuần tập (cohort study), nghĩa là tập hợp nhóm người có đặc điểm gần giống nhau, như thói quen ăn uống, trả lời bảng câu hỏi và sau đó được theo dõi qua hồ sơ sức khoẻ. Chỉ riêng với việc trả lời thói quen ăn uống cũng… phát mệt với độ tin cậy, nay người ta ăn thứ này, mốt thứ nọ, dù rằng có những loại thực phẩm họ ưa thích hơn. Rồi thì cách phân loại hơn 3.000 loại thực phẩm cũng lờ mờ.

Các yếu tố phụ khác như thói quen hút thuốc, ăn vặt, nhậu nhẹt, lười vận động, tình trạng kinh tế xã hội cá nhân, stress…, đâu phải ai cũng giống nhau. Dù có điều chỉnh cho phù hợp để nhận định qua thống kê cũng rối lên.

Quan trọng hơn là, các yếu tố có thể gây ra ung thư thì nhiều lắm, môi trường, thực phẩm, stress, di truyền…, kể các những yếu tố khác khoa học chưa nghĩ ra. Đâu đơn giản đổ lỗi cho thực phẩm siêu chế biến gây ra ung thư.

Dù sao, nghiên cứu này cũng cho thấy mối liên hệ gia tăng rủi ro ung thư 12% ở nhóm ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến, so với nhóm ăn ít, nghĩa là, dù ăn nhiều hay ít cũng có thể bị ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thì rủi ro hơn, tăng 12% so với ăn ít.

Mối liên hệ không phải là nguyên nhân. Thực phẩm siêu chế biến chưa được chứng minh là nguyên nhân gây ung thư.

Các nghiên cứu quan sát thuần tập, như thực phẩm siêu chế biến nói trên, hầu hết chỉ dừng ở mức phát hiện ra mối quan hệ, và rồi cảnh báo. Nghiên cứu này theo tôi còn “lỏng” lắm, chỉ ở mức “quan sát” chơi cho biết, chứ còn mức cảnh báo thì thua xa cảnh báo về tác hại của thuốc lá, thậm chí cũng chưa bằng được cảnh báo về thịt đỏ chế biến. Rất nhiều nghiên cứu về thịt đỏ loại chế biến (xúc xích, jambon…) và ung thư, số liệu “gay cấn” đến độ tổ chức WHO phải cảnh báo (ăn ít lại), nhưng cũng chỉ là mối liên hệ, chứ chưa phải là nhân quả.

– Cơ chế của mối quan hệ này chưa tìm ra. Vậy nên ứng xử ra sao? Chưa thấy áo quan chưa đổ lệ?

– Báo chí đưa tin nghiên cứu trên có tính đột phá (groundbreaking). Đột phá là do thực phẩm siêu chế biến lần đầu tiên được đề cập trong nghiên cứu. Mà đột phá dễ đưa đến scandal. Nhiều tờ báo giựt tít cứ như thể là, ăn thực phẩm siêu chế biến có thể rủi ro ung thư gây hoang mang không đáng. Thật ra, không thực phẩm nào được xem là hoàn hảo cả. Nên ăn uống đa dạng, nay thứ này mai thứ khác để tận dụng thế mạnh của mỗi loại thực phẩm. Quan điểm của dinh dưỡng lành mạnh là tiêu thụ nhiều rau củ quả, thịt thà vừa phải, và ăn uống đa dạng, chứ không phải là loại trừ “siêu chế biến”.

Trần Bích thực hiện (theo TGTT)

Có thể bạn quan tâm

Vũ Thế Thành: Nước mắm mùi thật và nước mắm mùi phụ gia

Hàng trăm tấn chocolate trứng Kinder bị thu hồi ở châu Âu

Thức ăn đường phố, phạt là giải quyết được sao?

9 tháng phạt 4,3 tỷ đồng vi phạm an toàn thực phẩm

Hai container thịt lợn tại cơ sở làm giò chả nhiễm dịch tả châu Phi

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:thực phẩm siêu chế biến

Tin khác

Đừng xem thường gia vị trong bữa ăn hàng ngày

Đừng xem thường gia vị trong bữa ăn hàng ngày

Hàng trăm tấn chocolate trứng Kinder bị thu hồi ở châu Âu

Hàng trăm tấn chocolate trứng Kinder bị thu hồi ở châu Âu

Cảnh báo sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về VN

Cảnh báo sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về VN

EU đã phát đi 690 cảnh báo liên quan Ethylene Oxide trong thực phẩm

Mì Thiên Hương lên tiếng về sản phẩm bị thu hồi tại Na Uy

Bộ Công Thương yêu cầu Acecook xác minh thông tin liên quan mì gói Hảo Hảo

Mì gói Acecook bị thu hồi tại châu Âu không liên quan sản phẩm Việt Nam?

Hàn Quốc phát hiện vi khuẩn nguy hiểm trên kim chi nhập từ Trung Quốc

Ẩm thực - Du lịch
Thuận Hưng – những ngày nắng

Thuận Hưng – những ngày nắng

Lữ hành trực tuyến nội: thua ngay trên sân nhà

Lữ hành trực tuyến nội: thua ngay trên sân nhà

Bùng nổ du lịch hè: ‘Nóng hơn gió Lào’

Bùng nổ du lịch hè: ‘Nóng hơn gió Lào’

Sa mưa, dễ gầy độ với món quê

Sa mưa, dễ gầy độ với món quê

An toàn thực phẩm
Đừng xem thường gia vị trong bữa ăn hàng ngày

Đừng xem thường gia vị trong bữa ăn hàng ngày

Hàng trăm tấn chocolate trứng Kinder bị thu hồi ở châu Âu

Hàng trăm tấn chocolate trứng Kinder bị thu hồi ở châu Âu

Cảnh báo sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về VN

Cảnh báo sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về VN

Yêu cầu bổ sung giới hạn ethylene oxide trong thực phẩm

Yêu cầu bổ sung giới hạn ethylene oxide trong thực phẩm

Sức khỏe - Y tế
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%

BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%

Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc

Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc

Biến thể phụ mới của Omicron có thể gây tái bùng phát dịch tại Mỹ

Biến thể phụ mới của Omicron có thể gây tái bùng phát dịch tại Mỹ

WHO họp khẩn đánh giá tác động lây lan của bệnh đậu mùa khỉ

WHO họp khẩn đánh giá tác động lây lan của bệnh đậu mùa khỉ

Văn hóa - Giáo dục
Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’

Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’

Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà

Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà

Hãy để cho con làm sai

Hãy để cho con làm sai

Tạm biệt lý thuyết xám tìm đến cây đời xanh

Tạm biệt lý thuyết xám tìm đến cây đời xanh

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA