Quê hương là mùi nước mắm truyền thống
Tin mới
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Lối sốngAn toàn thực phẩm
2022/07/07 - 8:59:41 AM

10:01 - 21/10/2018

Quê hương là mùi nước mắm truyền thống

Nước mắm Phú Quốc sản xuất tại Phú Quốc, nhưng nước mắm sản xuất tại Phú Quốc chưa chắc đã là Nước mắm Phú Quốc. Nước mắm Phan Thiết cũng vậy. Khác biệt là do Chỉ dẫn địa lý. Vậy ai có quyền ghi Chỉ dẫn địa lý lên sản phẩm?

  • Nước mắm sản xuất tại Phú Quốc có phải là…
  • Không thấy nước mắm gây ngộ độc histamine
  • Vũ Thế Thành: Nước mắm truyền thống mắc đoạ vì…

Với nước mắm truyền thống thì khó có câu trả lời khách quan ngon hay dở. Nước mắm Cát Hải, Nghệ An, Châu Đốc… đều có mùi vị riêng.

Chuyên gia Vũ Thế Thành: Chỉ dẫn địa lý (geographical indication – GI) là tài sản quốc gia. Chỉ Nhà nước mới có thẩm quyền cấp Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho doanh nghiệp nào đáp ứng được quy định do Nhà nước đưa ra, và chỉ doanh nghiệp đó mới có quyền ghi CDĐL lên sản phẩm của mình. CDĐL không chỉ đơn giản là cho biết sản phẩm đó sản xuất ở đâu, mà điều quan trọng là sản phẩm đó phải đáp ứng được yêu cầu chất lượng mà nó có được do đặc điểm thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng của vùng miền đó, bao gồm cả kỹ thuật sản xuất truyền thống nữa.

– Còn CDĐL được châu Âu bảo hộ thì sao?

– Hành trình chứng minh đặc sản sẽ vất vả hơn.Nước mắm Phú Quốc mất sáu năm mới được châu Âu chấp thuận.

– Như ông nói, muốn ghi nhãn CDĐL, doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu do Nhà nước đưa ra. Như vậy, tôi có thể hiểu: có CDĐL là hàng thiệt, còn không có là hàng dỏm?

– Hiểu như thế không đúng. Tất cả thực phẩm trên thị trường đều phải đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm. Nhưng muốn ghi CDĐL, phải đáp ứng thêm một số yêu cầu nữa. Những yêu cầu này không liên quan tới an toàn thực phẩm, cũng không liên quan tới hàng dỏm hay hàng thiệt, mà liên quan tới chất lượng nhờ đặc điểm vùng miền đó mà có. Nôm na có thể hiểu đó là “bảo tồn di sản” hoặc bảo vệ tiếng tăm của đặc sản đó.

Chẳng hạn với Nước mắm Phú Quốc, để được ghi CDĐL, đương nhiên nước mắm phải được sản xuất và đóng chai tại Phú Quốc rồi. Nhưng các nhà thùng còn buộc phải tuân thủ thêm những yêu cầu này nữa: cá làm nước mắm phải là cá cơm đánh bắt ở vùng Kiên Giang, Cà Mau, vịnh Thái Lan. Phải ướp muối ngay trên tàu sau khi đánh bắt, theo tỷ lệ 1kg muối cho 2,5– 3kg cá. Muối phải được bảo ôn ít nhất là 60 ngày mới được dùng. Phải ủ chượp trong thùng gỗ, thời gian chượp từ 12 – 15 tháng… Tất cả yêu cầu này chỉ nhằm “bảo tồn” hương, vị và màu của nước mắm Phú Quốc mà cha ông họ đã làm gần 200 năm nay.

Nếu nhà thùng nào ở Phú Quốc không tuân thủ những yêu cầu này, thì không được dán nhãn CDĐL.Nhưng họ có quyền ghi “Sản xuất tại Phú Quốc”.

– Nước mắm Phan Thiết có phải tuân thủ những yêu cầu này không?

– Điều kiện địa lý của Phan Thiết khác Phú Quốc, nên các nhà thùng ở Phan Thiết sẽ tuân thủ yêu cầu khác, chẳng hạn có thể làm từ cá nào cũng được như cá nục, cá cơm, cá thu… miễn là cá biển và không có mùi ôi, ươn. Phải chượp 1 muối cho 3 – 3,5 cá (dùng ít muối hơn so với Phú Quốc). Thời gian chượp phải ít nhất tám tháng, và không được dùng enzyme để thúc đẩy nhanh quá trình phân giải cá.Tuy nhiên, quy định CDĐL nước mắm Phan Thiết lại cho phép dùng phụ gia thực phẩm, còn Phú Quốc thì không.

– Như vậy nước mắm Phú Quốc ngon hơn nước mắm Phan Thiết?

– Với nước mắm truyền thống thì khó có câu trả lời khách quan ngon hay dở. Nước mắm Cát Hải, Nghệ An, Thanh Hoá, Châu Đốc… đều có mùi vị riêng. Ai ăn riết cũng đâm ghiền. Bởi thế mới có câu, “Quê hương là mùi nước mắm”.

– Để có CDĐL, nhà thùng phải tuân thủ quy định gắt gao, lỡ họ “táy máy” thì sao?

– Họ có ban kiểm soát chứ. Kiểm tra, dán giấy vào thùng chượp như kiểm lâm đóng triện vào cây rừng.Muốn “táy máy” cũng hơi khó.

Tuy nhiên, một nhà thùng có thể làm ra nhiều loại nước mắm khác nhau, loại cao đạm và thấp đạm.Thấp ở đây cũng cỡ 20 – 30 độ đạm (nước mắm công nghiệp chỉ khoảng 10 độ). Ở Phú Quốc, nước mắm đạm cao, cỡ 35 – 43 độ, họ không dám “táy máy”, nhưng loại “thấp” đạm, do độ mặn cao, nên mấy nhà thùng “phá lệ” dùng thêm chất tạo ngọt để che bớt độ mặn. Loại “phá lệ” này không được dán nhãn CDĐL đối với nước mắm Phú Quốc. Nhưng với nước mắm Phan Thiết vẫn được dán nhãn địa lý, vì quy định cho phép dùng phụ gia.

– Một số người than phiền nước mắm truyền thống thỉnh thoảng có cặn.Điều này có hại không?

– Nước mắm công nghiệp hầu như không có cặn và đổi màu, nhưng nước mắm truyền thống đạm cao thỉnh thoảng bị cặn. Đó là do muối bị kết tinh. Muối ở đây là muối magnesium ammonium phosphate (MgNH4PO4), hay còn gọi là tinh thể struvite.Tinh thể này óng ánh trông giống như những vảy thuỷ tinh, nhưng mềm hơn nhiều. Nhỏ vài giọt chanh thì cặn này tan.Tinh thể struvite cũng thường xuất hiện trong cá ngừ, cá hồi, cua tôm đóng hộp, nằm giữa các lớp cá hoặc đáy hộp. Nước mắm truyền thống, một phần do độ mặn cao, nên thỉnh thoảng xuất hiện cặn này khi thời tiết thay đổi. Về mặt an toàn thực phẩm, cặn này không có hại gì cả.

Còn một loại cặn khác, trông như vảy vụn, lởn vởn, mềm hơn. Đó là do chượp cá cẩu thả, phân giải cá không hết, lắng lọc không kỹ… nên tạo cặn. Cặn này theo quy định không được phép có trong nước mắm. Loại cặn này thường có ở nước mắm truyền thống, loại đạm thấp, rẻ tiền.

Công Khanh thực hiện

Có thể bạn quan tâm

Bột nêm bà con gì với bột ngọt?

Yêu cầu bổ sung giới hạn ethylene oxide trong thực phẩm

Tăng cường hệ miễn dịch là ba xạo

Nhận diện thực phẩm an toàn như thế nào?

Vũ Thế Thành: Mặt phải và mặt trái của muối diêm

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:nước mắmnước mắm truyền thống

Tin khác

Đừng xem thường gia vị trong bữa ăn hàng ngày

Đừng xem thường gia vị trong bữa ăn hàng ngày

Hàng trăm tấn chocolate trứng Kinder bị thu hồi ở châu Âu

Hàng trăm tấn chocolate trứng Kinder bị thu hồi ở châu Âu

Cảnh báo sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về VN

Cảnh báo sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về VN

EU đã phát đi 690 cảnh báo liên quan Ethylene Oxide trong thực phẩm

Mì Thiên Hương lên tiếng về sản phẩm bị thu hồi tại Na Uy

Bộ Công Thương yêu cầu Acecook xác minh thông tin liên quan mì gói Hảo Hảo

Mì gói Acecook bị thu hồi tại châu Âu không liên quan sản phẩm Việt Nam?

Hàn Quốc phát hiện vi khuẩn nguy hiểm trên kim chi nhập từ Trung Quốc

Ẩm thực - Du lịch
Thuận Hưng – những ngày nắng

Thuận Hưng – những ngày nắng

Lữ hành trực tuyến nội: thua ngay trên sân nhà

Lữ hành trực tuyến nội: thua ngay trên sân nhà

Bùng nổ du lịch hè: ‘Nóng hơn gió Lào’

Bùng nổ du lịch hè: ‘Nóng hơn gió Lào’

Sa mưa, dễ gầy độ với món quê

Sa mưa, dễ gầy độ với món quê

An toàn thực phẩm
Đừng xem thường gia vị trong bữa ăn hàng ngày

Đừng xem thường gia vị trong bữa ăn hàng ngày

Hàng trăm tấn chocolate trứng Kinder bị thu hồi ở châu Âu

Hàng trăm tấn chocolate trứng Kinder bị thu hồi ở châu Âu

Cảnh báo sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về VN

Cảnh báo sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về VN

Yêu cầu bổ sung giới hạn ethylene oxide trong thực phẩm

Yêu cầu bổ sung giới hạn ethylene oxide trong thực phẩm

Sức khỏe - Y tế
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%

BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%

Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc

Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc

Biến thể phụ mới của Omicron có thể gây tái bùng phát dịch tại Mỹ

Biến thể phụ mới của Omicron có thể gây tái bùng phát dịch tại Mỹ

WHO họp khẩn đánh giá tác động lây lan của bệnh đậu mùa khỉ

WHO họp khẩn đánh giá tác động lây lan của bệnh đậu mùa khỉ

Văn hóa - Giáo dục
Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’

Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’

Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà

Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà

Hãy để cho con làm sai

Hãy để cho con làm sai

Tạm biệt lý thuyết xám tìm đến cây đời xanh

Tạm biệt lý thuyết xám tìm đến cây đời xanh

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA