Xôi trong ký ức
Tin mới
09:40
Cổ phiếu Alibaba vẫn tăng giá sau án phạt kỷ lục
09:35
Austin Russell – tỷ phú thế hệ Millennials
09:27
Làm sao vừa kiểm soát lạm phát, vừa kích cầu đầu tư?
09:14
WHO: Ca Covid-19 đang tăng theo cấp số nhân
08:57
200.000 xe khách, xe container phải lắp camera giám sát
08:53
Cuộc ‘đấu tranh’ của công nhân Amazon thất bại
08:35
‘Mối quan hệ bộ tộc’ và ‘văn hóa chó sói’ của Huawei
22:15
VinFast muốn IPO tại Mỹ
22:05
Mỹ cảnh giác với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số
21:34
Thấy gì qua việc Trung Quốc quyết ‘bóp nghẹt’ Alibaba?
21:28
Xăng RON95-III giảm 76 đồng/lít
16:22
Hàn Quốc siết chặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang
16:03
TP.HCM: Lo ngại dịch Covid-19 xâm nhập từ bên ngoài
15:58
Thái Lan ghi nhận 967 ca Covid-19 mới trong một ngày
10:14
Nikkei: Việt Nam sẽ trở thành nhân tố toàn cầu về AI
10:07
Trung Quốc lên kế hoạch xây siêu đập, lớn hơn cả đập Tam Hiệp
09:56
Trung Quốc thừa nhận vắc xin Covid-19 nội địa kém hiệu quả
09:51
Dòng tiền dịch chuyển vào rổ rủi ro
09:24
Thị trường tài chính đang nghiêng về tiền mã hóa
11:11
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ vận hành thương mại cuối tháng 4
Bản tin thị trường
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
16:43
Giới trẻ Đài Loan đổ xô đi đổi tên thành ‘Cá Hồi’ để được ăn sushi miễn phí
09:23
Bali chuẩn bị đón khách quốc tế trở lại vào tháng 6
09:44
Tự động hóa đe dọa cỗ máy kiếm ngoại tệ lớn thứ hai của Philippines
09:00
VN được cấp phép xuất khẩu thực khẩu chế biến từ côn trùng vào EU
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Lối sốngẨm thực - Du lịch
2021/04/13 - 10:20:23 AM

22:49 - 07/08/2020

Xôi trong ký ức

Nấu xôi coi vậy chứ không dễ chút nào, cả một nghệ thuật. Tôi nói điều này với tư cách là con bà… bán xôi.

  • Vũ Thế Thành: Lô hội chỉ là một cách mua…
  • Đọc ‘Những thằng già nhớ mẹ’

Nấu xôi coi vậy chứ không dễ chút nào, cả một nghệ thuật.

Mẹ tôi bán xôi ở Sài Gòn từ những năm cuối thập niên 1950, cũng phải cỡ 30 năm trong nghề, cho đến khi sức khoẻ không còn đủ để cắp rổ xôi ngang hông đi rảo hang cùng ngõ hẻm. Bà bán xôi rong vào những buổi sáng sớm, khi trời còn nhá nhem. Khách hàng là dân lao động, là học sinh…, lót dạ gói xôi trước ngày mới.

Ngày đó, việc đầu tiên khi đi bán về là bà đãi và ngâm nếp, đậu trong chậu nhôm. Từ nhỏ tôi đã không hào hứng tới chuyện bếp núc, bây giờ vẫn thế. Nấu xôi thế nào lại là chuyện chẳng bao giờ tôi để ý, nhưng quanh năm suốt tháng, ngày nào cũng như ngày nấy, lên gác xuống gác là “phải” nhìn thấy bà nấu xôi cùng với đủ thứ đồ nghề lỉnh kỉnh. Nồi nấu cao cỡ sáu tấc, hai thanh gỗ bắt chéo, vỉ nhôm đục chi chít lỗ. Hai thứ này để hấp cách thuỷ. Rồi cả chậu nhôm to để ngâm nếp, chậu nhỏ ngâm đậu. Tôi nhớ mang máng bà có cho chút muối vào nếp trước khi đem hấp. Có khi nửa đêm về sáng chợt tỉnh giấc, mùi xôi chín toả lên trên gác, thật dễ chịu. Tôi biết lúc đó đã là mấy giờđể chuẩn bị đi học.

Đấy là tất cả những gì tôi biết về… xôi, còn nấu xôi thế nào thì tôi chịu. Tôi không quan tâm, và cũng chưa bao giờ hỏi mẹ tôi về bí quyết đồ xôi của bà.

Nấu xôi không biết, nhưng thưởng thức xôi thì tôi có đẳng cấp. Chỉ cần cấu trúc xôi dẻo hay sượng, hoặc hương nếp bất thường một chút, tôi nhận ra ngay. Sành ăn xôi cũng là điều khổ. Từ nhỏ đã quen xôi thứ thiệt, sau này ăn xôi ngoài chợ, tôi thưởng thức rất uể oải. Xôi kiểu gì mà như cơm nếp! Ai đời gạo nếp “quý phái” như thế mà đem nấu như nấu cơm, có khi nấu bằng nồi cơm điện, chứ không công phu như hấp xôi, đồ xôi. Đúng như lời dân gian, chán như cơm nếp nát!

Mẹ tôi yêu nghề nấu xôi, dù khách hàng của bà chỉ là học sinh, là dân lao động…, nói chung là giới bình dân ít tiền. Bà tỉ mỉ từng chút, nhất là lựa nếp kỹ lắm. Bà hay rù rì với người bỏ mối gạo nếp, đổ nếp ra bàn tay, cắn thử hạt nếp, nếp hôm nay thế này, nếp hôm kia thế nọ, họ pha thêm gạo, bà xem đây này…

Sau này đi sâu vào lĩnh vực an toàn thực phẩm, tôi mới hiểu vì sao mẹ tôi lại tẩn mẩn chọn nếp như thế. Độ dẻo của nếp là do tinh bột nếp chứa hàm lượng amylopectin rất cao, có khi tới 100%. Mức độ “lại gạo” hay sậm sựt của nếp cũng một phần do amylopectin.

Nếp có nhiều loại. Nếu không xét tới hương nếp, thì độ dẻo của nếp là do amylopectin nhiều hoặc ít, nhờ đó khi xôi chín, nếp kết dính và ít nở. Ít nở là do nấu xôi không cần nhiều nước như nấu cơm. Ăn xôi no lâu là vì thế.

Cứ đến mùng năm tháng năm ta, mẹ tôi mua nếp vàng để nấu cơm rượu. Mua nếp vàng bà lại càng chọn kỹ hơn nữa. Chỉ một lần cơm rượu hơi sậm sựt một chút là đi ra đi vào, mang nếp ra soi, lấy men ra ngửi, rồi ngồi trầm ngâm cả buổi. Chỉ một lần sai hỏng thế thôi mà năm nào, mỗi lần nấu cơm rượu là nhắc đi nhắc lại.

Sau này tôi mới biết nếp vàng đó gọi là nếp cái hoa vàng, vì phấn hoa của nếp màu vàng, thường dùng để nấu cơm rượu vào dịp tết Đoan ngọ. Mẹ tôi không bao giờ gọi mùng năm tháng năm là Đoan ngọ, mà gọi là ngày diệt sâu bọ. Cơm rượu bà làm không chê vào đâu được, thơm, dẻo và ngọt, nhai cơm rượu với ba yếu tố này quyện vào nhau, thì mê mụ cả người. Cơm rượu bà làm ngọt lắm, đến độ có người ngờ bà cho thêm nước đường. Chắc chắn là không. Tôi, con bà bán xôi,  đoan chắc thế.

Còn tôi chẳng năm nào phải chờ đến mùng năm tháng năm mới ăn cơm rượu. Tối mùng bốn, tôi đã lén mở thúng ủ cơm rượu của bà, qua mấy lớp lá chuối phủ để ăn vụng. Có khi còn ì ạch nghiêng thúng ủ, thò muỗng múc rượu ở chậu nhôm kê bên dưới. Ăn vụng thứ gì còn giấu được, chứ ăn vụng cơm rượu thì dễ lộ tẩy lắm. Chỉ cần mở hé lớp lá chuối, thì mùi cơm rượu đã thơm lừng cả nhà. Mẹ tôi biết thằng con ăn vụng, nhưng chẳng nói gì. Có lẽ bà nghĩ, ăn cơm rượu để giết sâu bọ nên làm lơ để nó ăn vụng chăng?

Đó mới chỉ là “tiệc phụ” ăn vụng, còn “tiệc chính” (thức) là trưa hôm sau! Tôi ăn cơm rượu như ăn cơm, húp nước rượu như húp canh. Thơm ngon ngọt quá mà! Sâu bọ có chết vì cơm rượu hay không, tôi không biết, nhưng tôi thì lơ mơ cười với trời đất (mẹ tôi kể thế!), rồi ngủ li bì bỏ cả buổi học. Mẹ tôi cũng không nói gì…

Có năm bà làm cơm rượu nhiều, để dư vài ký, thêm chút rượu đế hãm không cho lên men tiếp, rồi cho vào hũ sành để ở góc nhà cả hơn năm, lấy rượu ra lọc bã cho vào chai. Rượu nếp (lên men) ban đầu có màu vàng, chuyển thành màu nâu. Để càng lâu càng có màu nâu đen hổ phách, có mùi thơm của nếp, và thoang thoảng mùi thuốc bắc. Ngâm rượu kiểu đó không phải rượu bách nhật, mà cả vài ba cái bách nhật. Bạn bè tới chơi, đãi một ly nhỏ, chúng bảo tôi nói dóc, chắc chắn phải là rượu ngâm thuốc bắc pha đường. Lũ bạn phàm phu không nhận ra được hương nếp của rượu.

Những năm sau 1975, mẹ tôi đổ nếp ra lòng bàn tay, than phiền, gạo nếp sao kỳ quá, không được như ngày xưa. Làm cơm rượu cũng bị “tai nạn” đôi ba lần. Bà bực bội lắm. Than phiền nhưng làm được gì? Gạo còn không đủ để ăn, phải độn khoai độn bắp, món xôi buổi sáng là hàng quý giá.

Mới rồi đọc bài Bánh Kà tum của Ngữ Yên, tôi mới biết người Khmer ở Tri Tôn (An Giang) làm bánh Kà tum bằng gạo nếp Chơl Hô, cũng tẩn mẩn như mẹ tôi thuở nào. Mẹ tôi gói xôi bằng lá chuối, xôi Kà tum được gói bằng lá thốt nốt, nhưng ở đây gói cầu kỳ, tinh xảo trông như cái hộp nhỏ, dân địa phương thay vì gọi là xôi, lại gọi là bánh Kà tum.

Ngữ Yên nói, nếp ngắn ngày, một năm mấy vụ, sao mà ngon được. Nếp Kà tum chỉ một năm một vụ nên mới được như thế.

Thảo nào mẹ tôi cứ khen nếp ngoài Bắc, dẻo và thơm. Nếp trong Nam không thể sánh được. Những năm sau này, mỗi khi ra Hà Nội có việc, tôi thường nhờ người mua hai, ba ký gạo nếp thật ngon, giá nào cũng mua. Bà quý lắm, soi từng hạt, rồi ngửi nếp như tìm được di vật đánh mất. Già yếu rồi mà vẫn sai con cháu dìu xuống bếp, chỉ trỏ cho bà chị nấu từng chút một, chỉ sợ làm hỏng nồi xôi “trân châu” của bà. Nếp như thế này mới là nếp, xôi thế này mới là xôi, phải dẻo, phải thơm thế này này…, mẹ tôi bảo thế. Tôi biết thế, nhưng chẳng bao giờ quan tâm đến nếp, đến xôi, phải lựa thế nào, phải nấu ra sao…

Tháng trước đi ăn tiệm ở Sài Gòn, có bán xôi nương. Một chén xôi trắng úp ngược trên đĩa, giá 55.000 đồng, không thịt thà lạp xưởng, chỉ một chút muối mè. Xôi hạt dài, dẻo và thơm lạ thường. Ăn xôi chấm muối mè mà trầm ngâm, lẩm bẩm giá mà… Có nhiều thứ muộn màng, hối tiếc không kể xiết.

Bây giờ, xôi ngoài chợ ăn… như cơm nếp, tôi chợt nhớ đến món xôi hồi nhỏ vẫn ăn. Thời buổi này còn được bao người yêu nghề nấu xôi, tẩn mẩn chọn nếp đồ xôi như mẹ tôi. Đôi lúc tôi tự hỏi, như thế nào là “tiêu chuẩn” nếp ngon, “quy trình” nấu xôi thế nào. Mùi xôi nấu chín toả lên căn gác gỗ lúc 3 – 4 giờ sáng, nơi tôi ngồi học thi vẫn thoang thoảng đâu đó… Mẹ tôi mất mười năm rồi. Tôi không biết hỏi ai.

Vũ Thế Thành (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Những cụ bà ‘ama’ bám lấy nghề lặn tự do ở Nhật

Khu Du lịch Bình Quới 1 vô địch Chiếc Thìa Vàng 2016

Thuở gầy gò ghiền cơm chiên

Nho đen vang đỏ, đỏ đen của một văn hoá

Shillong, một tiểu Thuỵ Sĩ ngày bãi công

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:vũ thế thànhxôi trong ký ức

Tin khác

Một tản mạn về trà

Một tản mạn về trà

Cay đắng và vinh quang của ‘trái táo tình yêu’

Cay đắng và vinh quang của ‘trái táo tình yêu’

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

Những cô gái bán mắm!

‘Mưu đồ’ Việt hóa bàn ăn

Du lịch thời covid – hoài niệm và hy vọng

Đi chơi tết nơi núi cao

Sông nước Mekong và chiếc khăn rằn

Ẩm thực - Du lịch
Một tản mạn về trà

Một tản mạn về trà

Cay đắng và vinh quang của ‘trái táo tình yêu’

Cay đắng và vinh quang của ‘trái táo tình yêu’

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

‘Kèn tây’ tung chiêu mới độc lạ ‘sà bì chưởng’

‘Kèn tây’ tung chiêu mới độc lạ ‘sà bì chưởng’

An toàn thực phẩm
Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Sức khỏe - Y tế
WHO xác nhận khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2 từ người sang động vật

WHO xác nhận khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2 từ người sang động vật

WHO: Dữ liệu về hiệu quả vắc xin Covid-19 Trung Quốc ‘đáp ứng các yêu cầu’

WHO: Dữ liệu về hiệu quả vắc xin Covid-19 Trung Quốc ‘đáp ứng các yêu cầu’

TP.HCM tiếp nhận thêm 3 ca nghi ngộ độc patê chay

TP.HCM tiếp nhận thêm 3 ca nghi ngộ độc patê chay

AstraZeneca công bố báo cáo cập nhật về hiệu quả vắc xin Covid-19

AstraZeneca công bố báo cáo cập nhật về hiệu quả vắc xin Covid-19

Văn hóa - Giáo dục
Truyện trinh thám: yên ả và kịch tính

Truyện trinh thám: yên ả và kịch tính

2021, liệu có sự thay đổi vĩnh viễn của điện ảnh về cảm xúc tập thể bị chia rẽ bởi covid-19?

2021, liệu có sự thay đổi vĩnh viễn của điện ảnh về cảm xúc tập thể bị chia rẽ bởi covid-19?

Thiền sư Trần Nhân Tông đã nhắc nhở gì cho dân tộc Việt khi mùa xuân về?

Thiền sư Trần Nhân Tông đã nhắc nhở gì cho dân tộc Việt khi mùa xuân về?

Nguyễn Hàng Tình: Sực nhớ mình là loài người

Nguyễn Hàng Tình: Sực nhớ mình là loài người

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA